Home Đọc Gây quỹ cộng đồng kiểu Comicola hay Comicola cùng sự nhập nhằng trong hình thức hoạt động

Gây quỹ cộng đồng kiểu Comicola hay Comicola cùng sự nhập nhằng trong hình thức hoạt động

Book Hunter

27/02/2016
1. Gây quỹ cộng đồng tại Việt Nam

Có rất nhiều thông tin về gây quỹ cộng đồng trên mạng internet. Mình cũng đã giới thiệu sơ qua trong bài viết ngày 23/2 rồi. Bạn nào chưa rõ có thể đọc lại hoặc tìm hiểu thêm tại đây. Bài này sẽ chỉ nhấn mạnh lại một số đặc điểm của gây quỹ cộng đồng sẽ phục vụ cho các phân tích của người viết:
– Về cơ bản gây quỹ cộng đồng là một hình thức kêu gọi vốn từ cộng đồng. Những người chủ dự án sẽ trình bày kế hoạch của mình với cộng đồng thông qua một nền tảng gọi vốn (crowdfunding platform).
– Những người đóng góp tiền (các backer) sẽ thông qua nền tảng này để đầu tư vào dự án mà họ mong muốn. Nếu đủ số tiền cần thiết, dự án đó được gọi là “thành công”, từ một kế hoạch trên giấy. Bằng tiền của cộng đồng, kế hoạch đó mới đi vào hiện thực và cho ra sản phẩm thực. Nghĩa là, những baker không mua một sản phẩm có sẵn mà họ đang góp phần tạo ra sản phẩm đó.
– Thông thường, các nền tảng gây quỹ cộng đồng (thông thường được quy định rõ tại điều khoản sử dụng) sẽ không được quyền chỉnh sửa, can thiệp hay thay đổi sản phẩm của chủ dự án. Các nền tảng này cũng từ chối giải quyết các tranh chấp về quyền lợi giữa chủ dự án và các backer. Người viết xin nhấn mạnh chữ THÔNG THƯỜNG vì trường hợp của comicola rất khác.
Tại Việt Nam, nền tảng gây quỹ cộng đồng đầu tiên xuất hiện là ig9.vn (ra mắt vào tháng 03/2013). 3 năm sau, ig9.vn đã không còn, nhưng bù lại thì chúng ta đã 4 nền tảng khác là Comicola, Betado, Fundstart và FirstStep. Mỗi nền tảng đều đã có những thành công nhất định, (các bạn có thể tham thảo thêm ở bài viết sau https://genk.vn/dien-thoai/crowdfund… )
2. Làm gây quỹ cộng đồng kiểu Comicola
 
Người viết đã vô cùng bối rối khi phân tích mô hình gây quỹ cộng đồng chẳng giống ai của Comicola. Không cần so sánh với Kickstarter vô cùng nổi tiếng ở nước ngoài. Chúng ta hãy so sánh ngay với hai người anh em Fundstart và FirstStep, hai nền tảng gọi vốn tại Việt Nam.
Các bạn hãy xem 2 đường link sau đây.
– Quy định về điều khoản sử dụng của FirstStep https://firststep.vn/noi-dung-ho-tro…
– Quy định của Fundstart https://www.fundstart.vn/policy
Các bạn thấy đó, cả 2 nền tảng này đều quy định rất rõ ràng quyền lợi của 3 bên (nền tảng gọi vốn, chủ dự án và người góp tiền). Việc quy định rõ ràng này sẽ khiến các bên hiểu rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Ngoài việc giải quyết các tranh chấp (nếu có) sau này, người viết cũng cho rằng đó là trách nhiệm phải có của các nền tảng. Bởi vì điều gì cũng có hai mặt của nó, người gọi vốn trên các trang này sẽ phải chấp nhận các rủi ro như bị đánh cắp ý tưởng (vì thông thường các dự án phải trình bày rất rõ ràng mới thu hút được tiền, nhắc lại lần nữa là THÔNG THƯỜNG), rủi nhỡ không thành công thì tiếng xấu cũng cả cộng đồng biết, hoặc dự án thành công mà sản phẩm tệ thì cũng cả cộng đồng chửi. Người góp tiền (các baker) cũng rủi ro khi đầu tư vào dự án chưa biết có thành công hay không, sản phẩm thì mình chưa thấy mặt mũi đâu, chỉ nghe một thằng chủ dự án nào đó hót hay mà nạp tiền. Nếu không biết tất cả những điều đó, lại không biết nếu có kiện cáo thì kiện ai, mà đã vội vàng kêu gọi vốn cũng như đóng góp vốn, không phải là quá rủi ro hay sao ?
Và bây giờ mời các bạn xem điều khoản sử dụng của Comicola https://comicola.com/dieu-khoan-su-d…
Comicola tự giới thiệu mình là một MẠNG XÃ HỘI, không phải là một nền tảng gọi vốn. Cho nên, phần nội quy này chẳng liên quan gì đến tất cả những điều người viết vừa kể trên. Tất cả những bên tham gia đều không được khuyến cáo về quyền lợi và nghĩa vụ cũng như rủi ro mình có thể gặp phải.
Thậm chí người viết vào thẳng đường link dự án Thành Kỳ Ý https://comicola.com/product/gay-quy… cũng chẳng có bất kỳ thông tin nào ngoài dòng “ sẽ hoàn lại tiền nếu dự án không thành công”.
Đó là kiểu làm ăn gì vậy? Không lẽ người ta không biết hoặc không để ý là quý vị có thể bỏ qua luôn sao?
Xin đừng đổ tại cho thiếu kinh nghiệm. Đã có rất nhiều dự án gọi vốn trên Comicola rồi. Không thể có chuyện lỡ “quên” đưa ra một bộ điều khoản đầy đủ. Chính sự nhập nhằng này đã dẫn tới việc một tiểu thuyết chẳng đưa ra một chữ nào cũng có thể gọi được hơn 200 triệu. Thật chẳng oan khi một số backer nói rằng, họ ủng hộ vì tin tưởng uy tín của Comicola. Chính sự nhập nhằng này mà Comicola một bên nói là “chỉ là nền tảng gọi vốn” một bên lại nắm giữ bản quyền tác phẩm.
Và không chỉ nắm giữa bản quyền tác phẩm, và tham gia công tác truyền thông . Comicola còn hoạt động như một website thương mại điện tử: Tức là trực tiếp bán các sản phẩm ngay trên website www.comicola.com Ví dụ
Hoàn toàn “không liên quan” gì tới thông cáo của các nền tảng thông thường là: không dính líu gì tới sản phẩm của người tạo dự án, thậm chí ngay cả việc chuyển phát sản phẩm và các phần quà. Vậy giả dụ bây giờ bộ lịch mà baker được tặng không có đúng kích cỡ như đã quảng cáo họ biết liên hệ với ai? Đòi nợ ai ? Sản phẩm đưa về họ không ưng ý thì họ kêu ai? Hay là backer thì kêu với chủ dự án. Còn người trực tiếp mua hàng thì kêu với Comicola ? Nếu áp dụng việc này vào dự án Thành Kỳ Ý, thì những độc giả không hài lòng với chất lượng của tác phẩm, ai là backer thì kêu bạn Linh. Ai lỡ mua trực tiếp trên trang Comicola thì kêu với Comicola phải không ? Mà cũng không phải, Comicola còn giữ bản quyền tác phẩm + tham gia truyền thông cơ mà, đâu thể nói chủ dự án chỉ có mỗi bạn Linh?
Mà nhân tiện đây, không biết Comicola đã đăng ký là trang thương mại điện tử với Bộ Công Thương hay chưa? Theo quy định tại Nghị định về Thương mại điện tử số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 và Thông tư 12/2013/TT-BCT ngày 20 tháng 6 năm 2013 của Bộ Công Thương, các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng đều phải tiến hành đăng ký với Bộ Công Thương. Người viết đã kiểm tra trên website của Bộ Công Thương https://www.online.gov.vn/HomePage/D… thì không thấy thông tin đăng ký của Comicola đâu cả. Ngay bản thân trên website www.comicola.com cũng không thấy thông tin đã đăng ký thông tin với Bộ công thương như các website bán hàng khác.
 

Ảnh chụp chân website https://nhasachngoaivan.vn/ với thông tin đã đăng ký thương mại điện tử với bộ công thương

Ảnh chụp chân website https://mp3.zing.vn/ với thông tin về giấy phép MXH

Ảnh chụp chân trang web https://comicola.com/ không có bất cứ thông tin vào về giấy phép MXH hay đã đăng ký thương mại điện tử với Bộ Công thương

Thông tin Comicola chưa đăng ký thông tin thương mại điện tử với Bộ công thương tại cổng thông tin online.gov.vn
Và thậm chí, khi người viết tiến hành đặt mua hàng và đóng góp ủng hộ một dự án bất kỳ, thì cũng không thấy bất cứ phần nào là “term of service” (điều khoản dịch vụ luôn đi kèm với mọi hóa đơn điện tử) ? Các bạn backer và các bạn từng mua hàng có thể tự kiểm chứng. Bởi biết đâu phần này ở chỗ nào đó mà người viết đã bỏ sót hay chăng? Nếu thực sự không có “term of service” thì vấn đề không phải ở lương tâm người cung cấp dịch vụ/ bán hàng nữa, nó sẽ thuộc vấn đề luật pháp và người viết không dám bình luận thêm gì nữa.
Tới đây, xin kể cho các bạn một câu chuyện có thực như thế này. Người viết đã từng cộng tác với một công ty sách siêu siêu nhỏ. Chị chủ của công ty này hoàn toàn không có kiến thức về kinh doanh mà chỉ khởi nghiệp với niềm đam mê duy nhất là “muốn làm sách”. Quyển sách đầu tiên mà công ty đó xuất bản, sau khi in xong bìa, người viết mới phát hiện ra một lỗi chính tả in trên bìa bị sai. Chị ấy đã quyết định hủy toàn bộ bìa đã in và in lại từ đầu, trong khi công ty thì mới thành lập, một đồng thu cũng chưa có, vốn là những năm đi làm công ăn lương tích trữ lại của chị. Vậy nên, xin đừng nói là thiếu kinh nghiệm. Nếu quý vị có cái Tâm, cứ coi trong khâu sản xuất các vị thiếu kinh nghiệm đi, thì ngay sau khi có những phản ứng trái chiều đầu tiên, quý vị đã phải xem lại sản phẩm của mình rồi chứ ? Bây giờ đã qua Tết 2 tuần rồi, câu trả lời cho cộng đồng mà quý vị đã hứa đâu? Không lẽ phải đợi luật sư tác động, những kẻ ẩn danh như người viết tác động, quý vị mới có động thái nhận trách nhiệm một cách chính xác và sòng phẳng với cộng đồng, không phải những lời nói chung chung như “tôi thừa nhận tất cả các bên đều có lỗi, tôi sẽ phối hợp với các bên……”hay sao ?
Xin gửi tới tất cả các bên đã tham gia xuất bản và phân phối Thành Kỳ Ý, đừng nói về những điều to tát như việc giới thiệu lịch sử đến người trẻ, việc giúp đỡ các tác giả trẻ xuất bản nữa. Cái người viết trông đợi ở quý vị, xin nhắc lại lần nữa, là sự chính xác và sòng phẳng với cộng đồng, quý vị đã tham gia ở những khâu nào? Sẽ chịu trách nhiệm những phần nào? Còn “Sở vị thành ý” gì gì đó, người viết xin trả lại hết cho quý vị.
Xin gửi tới bạn, những người đã chịu khó đọc tới dòng cuối cùng của bài viết này. Bài viết này các bạn có thể chia sẻ không cần hỏi, nhưng xin nhắc lại, tất cả các thông tin trên đây đều mang tính chất tham khảo. Người đọc cần có chính kiến riêng trước mọi luồng thông tin. Các bạn hâm mộ, các bạn cũng không thể và không nên mang một mô hình gây quỹ cộng đồng tiêu chuẩn về để bảo vệ cho một mô hình đã ít nhiều được sửa đổi . Cũng không thể vì yêu hay ghét mà chối bỏ hay xem nhẹ trách nhiệm của riêng bên nào. Đó là sự đồng lõa thông qua những hợp đồng kinh tế , thỏa thuận của rất nhiều bên với giấy trắng mực đen chiện đỏ. Chỉ có backer và người mua hàng là vô tư móc hầu bao với một niềm tin rằng họ đang đóng góp cho nền văn học và truyện tranh nước nhà, mà chẳng có bất cứ điều khoản nào đi theo bảo vệ họ cả .
 

Kiến nghị gửi Cục xuất bản về việc thu hồi “Thành Kỳ Ý”

Từ NTNDCFS - page cung cấp đầy đủ dẫn chứng về sự việc đạo văn trong "Thành Kỳ Ý" Trong suốt 3 tuần qua, chúng tôi và các bạn đã cùng đấu tranh cho việc lôi hành động đạo văn của Lê Ngọc Linh - tác giả cuốn "tiểu thuyết lịch sử được phục dựng công phu nhất từ trước đến nay" ra ánh sáng. Mặc dầu hành vi vi phạm pháp luật trầm trọng của Lê Ngọc Linh là sử dụng trái phép tác

Book Hunter

29/02/2016

Những quy tắc về đạo văn trong học thuật thế giới và các phương pháp phát hiện đạo văn đang được áp dụng trên thế giới hiện nay

Khối lượng tài nguyên kỹ thuật số bùng nổ nhanh chóng từ cuối thế kỷ 20 đã tạo nên một không gian số năng động và thuận tiện hơn bao giờ hết cho việc tiếp cận thông tin từ hầu hết mọi nơi trên thế giới. Miễn phí, dễ dàng truy cập, đường biên giới gần như bằng không và lưu trữ trong tích tắt, những ưu điểm đáng ngạc nhiên của kỷ nguyên công nghệ số vô tình mở nguồn cho một khái niệm

Tường thuật scandal đạo văn và lừa đảo cộng đồng của dự án tiểu thuyết “Thành Kỳ Ý”

Trong hơn một tháng nay, cộng đồng yêu thích văn chương và lịch sử tại Việt Nam đang dậy sóng bởi những luồng ý kiến trái chiều xung quanh nghi án đạo văn của tiểu thuyết lãng mạn có yếu tố lịch sử Thành Kỳ Ý. Thành Kỳ Ý là tác phẩm gây quỹ cộng đồng (crowdfunding) từ Comicola với số tiền lên đến 212.330.200 đồng.  Nhưng sau khi sách được xuất bản bởi NXB Văn học kết hợp với Nhà sách Đông A, nhiều

Book Hunter

21/02/2016

Bản quyền sách – Tôn trọng để mọi nhân tố trong ngành xuất bản đều được hưởng lợi

Hiện nay, vấn đề vi phạm bản quyền sách đang trở nên ngày càng phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian để nghiên cứu và thảo luận sâu rộng. Chính vì vậy, tôi - với vai trò là những cá nhân có liên quan đến ngành xuất bản và thị trường sách, hi vọng có thể chia sẻ những hiểu biết của mình về vấn đề này, nhằm thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường sách. Tôi mong rằng, những điều tôi
le-nam

Lê Nam

22/10/2024

Sự lố bịch trong truyền thông của “Thành Kỳ Ý”

BookHunter:  Trong thời gian vừa qua chúng tôi vừa giới thiệu về một vụ đạo văn và lừa đảo cộng đồng trầm trọng liên quan  tới tiểu thuyết "Thành Kỳ Ý", các độc giả quan tâm có thể đọc thêm ở đây.   Cộng đồng mạng xôn xao về chất lượng của cuốn tiểu thuyết “Thành Kỳ Ý”, về tính thực hư trong việc tác giả của cuốn tiểu thuyết này có đạo văn hay không. Tôi nghĩ một cuốn tiểu thuyết hay và thực
le-nam

Lê Nam

25/02/2016