Home Uncategorized TƯƠNG ĐỒNG HAY ĂN CẮP BÀI (Nhân vụ phát hiện 1 bài giống nhau chắc đến 99,9999…% giữa IPICK và TRẠM ĐỌC)

TƯƠNG ĐỒNG HAY ĂN CẮP BÀI (Nhân vụ phát hiện 1 bài giống nhau chắc đến 99,9999…% giữa IPICK và TRẠM ĐỌC)

Book Hunter

25/10/2018

Chả là thế này, tối qua có bạn CTV của Book Hunter gửi mình một bài trên Trạm Đọc, thế quái nào lại “giông giống” bài TẠI SAO BẠN NÊN VẼ TRANH THAY VÌ CHỤP ẢNH mà một bạn trong team Book Hunter dịch chơi và đăng trên Ipick. Mình người dịch là bạn Tư Thành (tên trên Ipick là Bùi Minh Hùng) đọc thử xem độ “giông giống” đến đâu. Bạn ấy phát hiện ra là bài này rõ ràng copy từ bài bạn ấy dịch và đăng trên Ipick. Vấn đề là bài trên Trạm Đọc không hề đăng nguồn dịch từ Ipick và đương nhiên là không có tên bạn Hùng rồi.
Bài gốc trên IPick: https://www.ipick.vn/bai-viet/tai-sao-ban-nen-ve-tranh-thay-vi-chup-anh
Ipick và bạn Hùng liền báo việc này cho người chịu trách nhiệm của Trạm Đọc. Câu trả lời rất dửng dưng: Dịch chung 1 nguồn thì giống nhau đến 80% là thường. ? Nhảm nhí hơn nữa là, sau khi Ipick và bạn Hùng có ý kiến, bạn biên tập nào đó bên Trạm Đọc đã cố sửa thêm các chi tiết trong bài để tăng độ khác so với bài trên Ipick, dù Ipick và bạn Hùng khá là nhã nhặn liên hệ chứ cũng không dọa dẫm gì. Đến nay, bên Trạm Đọc vẫn cố cãi chầy cãi cối rằng bài dịch của họ không có liên quan gì đến bài của Ipick.
Ipick và bạn Hùng nghe thế thì cũng chán, bởi vì cả 2 đều không thích kiểu cãi vã lời qua tiếng lại. Đương nhiên là mình biết sự việc này, và mình lại là cái loại người thích “lời qua tiếng lại”, nên mình đưa sự việc này lên facebook để xin bà con vài xu ý kiến.
Hiện mình đã làm:
– So sánh nửa đầu bài đăng trên Trạm Đọc (trước khi Ipick và bạn Hùng liên hệ) với bài của bạn Hùng trên Ipick. Nửa sau bận quá, mình chưa có thời gian làm kỹ. Những ảnh có vòng tròn và chữ đánh dấu mầu da cam chính là bản cũ. Các phần mình đánh dấu đều là vài chỉnh sửa rất rất rất rất nhỏ để sao cho bài hơi khác khác so với bài gốc của bạn Hùng.
– So sánh nửa đầu bản cũ đã đăng trên Trạm Đọc và bản mới mà biên tập của Trạm Đọc sửa sau khi Ipick và bạn Hùng liên hệ. Những ảnh có đánh dấu đỏ là những ảnh chụp bản mới và dấu đỏ của mình là đánh dấu đoạn biên tập viên mới sửa gần đây. Các bạn có thể so sánh với ảnh có dấu mầu da cam để biết thêm chi tiết.
– Liệt kê vài điểm khá đặc trưng trong phần dịch của bạn Hùng, ví dụ như diễn đạt vụng (1 chỗ) và cách xử lý riêng để phù hợp với văn cảnh (1 chỗ). Mình mới chỉ làm nửa đầu của bài viết. Phần sau có thể sẽ có thêm.
Quan điểm của mình về việc này:
– Cho dù dịch chung 1 nguồn, nhưng cũng không thể giống nhau đến thế, vì vốn ngôn ngữ và văn hóa mỗi người khác nhau lắm. Nếu mà cứ dịch chung nguồn là giống nhau đến 80-90% thì chắc là cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần và cụ Nhượng Tống cùng dịch Nam Hoa Kinh chắc là… sửa vài chữ của nhau là được. Bất cứ ai dịch thuật tử tế đều biết rằng làm gì có chuyện 2 dịch giả cùng dịch 1 văn bản mà lại ra giống y hệt nhau. Nếu có, chắc 2 dịch giả cùng chơi Google Dịch cho toàn bộ văn bản, mà trong trường hợp này thì phần dịch của Google Dịch cũng không cho ra kết quả tương đồng với 2 bản dịch.
– Sau khi Ipick và bạn Hùng liên hệ và thông báo về sự việc này, thì biên tập viên Trạm Đọc đã cố tình sửa thêm để… tăng độ khác và nghĩ là không ai biết gì. Nói thực là, các bạn qua đào tạo của Book Hunter được cái thói quen hơi xấu, cứ có sự cố là chụp ảnh màn hình để đề phòng người ta lật lọng, nên sự sửa sang này bạn Hùng phát hiện ra ngay.
– Trạm Đọc nghe nói là trang điểm sách uy tín lắm (thiên hạ bảo thế, không phải mình), nên mình nghĩ sự việc này là “con sâu làm rầu nồi canh” thôi. Mình không công kích gì đến Trạm Đọc, chỉ là biên tập nào đó của Trạm Đọc đang cố bao biện cho sự gian dối của họ. Mình nghe nói bài dịch trên Trạm Đọc được nhuận bút, nếu bây giờ bài này mà phát hiện ra không phải là tự dịch mà copy về rồi “sửa lại cho phù hợp với tiếng Việt” thì không hiểu là sẽ như thế nào. Nếu biên tập ấy chỉ “quên” thôi thì chỉ cần ghi nguồn Ipick và điền tên bạn Hùng là đủ, rồi có thể điền thêm tên biên tập của Trạm Đọc ở bên cạnh. Như thế mới đúng chứ. Đằng này lại vừa cãi vừa sửa thì ắt có chuyện khuất tất rồi.
Mình mong những người chịu trách nhiệm cho Trạm Đọc như anh Nguyễn Cảnh Bình hay ai đó xử lý cho đúng sự việc này. Mình nói thực là mình không ưa loại người trí trá như bạn biên tập ấy.
PS: Mình đã lưu ảnh chụp toàn bộ bài trên Trạm Đọc, cả bản cũ và bản mới. Mình bận nên chỉ đối chiếu được một nửa thôi, bạn nào có nhã hứng đối chiếu mình có thể gửi.

Bài cũ trên Trạm Đọc trước khi Ipick và bạn Hùng liên hệ

Bài cũ trên Trạm Đọc trước khi Ipick và bạn Hùng liên hệ

Bài mới trên Trạm Đọc sau khi Ipick và bạn Hùng liên hệ. Phần đánh dấu đỏ là phần họ sửa thêm cho khác bới bài cũ.

Bài mới trên Trạm Đọc sau khi Ipick và bạn Hùng liên hệ. Phần đánh dấu đỏ là phần họ sửa thêm cho khác bới bài cũ.

Người dịch ban đầu soát không kỹ nên vội vàng khẳng định là đã copy 100% nhưng mà thực ra ngay từ bản cũ, Trạm Đọc đã sửa vài từ rất nhỏ không đáng kể để cố làm “khác đi”.

[PHỎNG VẤN] Nhà văn Hà Thủy Nguyên: Cần nâng cao nhận thức về bản quyền sách

Book Hunter: bài phỏng vấn nhà văn Hà Thủy Nguyên về bản quyền sách đã được đăng tải trên báo Phụ nữ Việt Nam. Do giới hạn số từ, bản trên báo đã được giản lược, nên chúng mình đăng tải toàn bộ nội dung buổi phỏng vấn dưới đây: Ảnh: Phụ nữ Việt Nam Vi phạm bản quyền trong ngành xuất bản tại Việt Nam suốt những năm qua đang là vấn đề nhức nhối và chưa có hướng giải quyết thỏa đáng: Từ

Uyên Lý

03/05/2022

THỊ TRƯỜNG SÁCH VIỆT NAM (4): GIÁ SÁCH HIỆN NAY CÓ ĐẮT KHÔNG?

Nhiều người cho rằng giá sách trên thị trường hiện nay vẫn còn quá đắt và đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng độc giả khó khăn trong việc tiếp cận tri thức. Đắt – rẻ tưởng như là một vấn đề mang tính định lượng, thế nhưng, nó lại là vấn đề tâm lý. Người chê đắt, người khen rẻ ít khi dựa trên những tính toán bằng con số mà dựa trên tình trạng của bản thân. Ở bài viết này, tôi

THỊ TRƯỜNG SÁCH VIỆT NAM (5): RỐI LOẠN THẨM ĐỊNH SÁCH

Ở các nước phát triển phương Tây, sự đa dạng trong xuất bản rất được kích thích, nhưng không hề bị rơi vào tình trạng hỗn loạn. Đó là bởi hệ thống thẩm định sách tại các quốc gia này hoạt động rất tốt và biến chuyển phù hợp với thời đại. Mặc dù thỉnh thoảng, việc thẩm định vẫn xảy ra những sự cố nực cười (như trường hợp giải Nobel Văn chương), nhưng về căn bản, chất lượng thẩm định là khả tín.

Thị trường sách Việt Nam (6): Cộng đồng đọc sách và quyền lực của độc giả

Trong suốt dòng lịch sử của sách, các độc giả luôn đóng vai trò như "người tiêu dùng" cho các sản phẩm và tác phẩm của các tác giả, dịch giả. Họ bị định hướng bởi các nhà phê bình, nhà báo - những người chỉ cho các độc giả biết cuốn sách nào là hay, cuốn sách nào là dở. Do đó, các độc giả chỉ là thần dân trong vương quốc tri thức mà họ chỉ có nghĩa vụ tuân thủ các chỉ

Thị trường sách Việt Nam (3): Sự vô nghĩa của phong trào nâng cao văn hóa đọc

Trong “ĐỀ ÁN Phát triển Văn hóa Đọc trong cộng đồng Giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030” của Thủ tướng chính phủ được thảo ra từ năm 2010, những số liệu được đưa ra để chứng minh rằng văn hóa đọc đang xuống cấp như sau: “2.2. Thói quen đọc: Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay số người đọc nhiều, đọc thường xuyên chiếm tỷ lệ 30%, số người thỉnh thoảng đọc là 44%, trong khi đó số lượng người hoàn