Home Chuyên đề tháng Tự do tư tưởng và tự quyết cá nhân

Tự do tư tưởng và tự quyết cá nhân

Tự do là lý tưởng lớn lao nhất trong lịch sử phát triển của loài người, mọi cuộc đấu tranh đều nhân danh tự do, mọi cuộc cải cách đều hướng tới tự do… nhưng tự do vẫn là một cái gì đó rất mơ hồ, tự do chính trị lại càng mơ hồ hơn. Ở đây, tôi chỉ muốn đề cập đến một khía cạnh: Tự do tư tưởng. Tại sao tự do tư tưởng lại quan trọng đến vậy? Nó có vẻ như không mang lại thiết thực gì, không trực tiếp giúp giảm bất công xã hội cũng như không mang lại cho con người cơm no áo ấm…
Tự do tư tưởng là gì? Tự do tư tưởng không đơn thuần chỉ là bạn khư khư bảo vệ tư tưởng của mình hay xã hội phải thừa nhận cái quyền khư khư đó của bạn. Đó chỉ là một biểu hiện bề mặt. Quan trọng hơn thế, bạn có thật sự biết rằng tư tưởng mà bạn đang bảo vệ ấy có thực sự là do bạn lựa chọn hay bị cài cắm hoặc thuyết phục bởi một ai đó hay một hệ thống nào đó. Tự do tư tưởng chỉ thực sự có được khi bạn có khả năng tiếp nhận rất nhiều tư tưởng (thậm chí có thể trái chiều nhau), nhưng bạn vẫn lựa chọn riêng một hệ thống tư tưởng thích hợp với bản thân.
Khi chúng ta tin chắc chắn vào một tư tưởng nào đó và để nó dẫn lối cho hành động của mình, chúng ta có thật sự lựa chọn nó, hay là bởi chúng ta không có lựa chọn nào khác. Thậm chí, tư tưởng ấy có thể bị nhồi nhét liên tục với cường độ mạnh trong một quãng thời gian quá dài.
Trong các chế độ độc tài, mọi tư tưởng khác biệt sẽ bị thiêu hủy. Chúng ta đã chứng kiến tình trạng này trong suốt thời kỳ Tần Thủy Hoàng đốt sách, nhà thờ Công giáo triệt tiêu các tư liệu triết học thời Cổ Hy Lạp… Một số nhà cầm quyền hiện đại hơn lựa chọn cách cấm xuất bản hay trục xuất các nhà tư tưởng trái chiều khỏi quốc gia giống như Liên Xô, Trung Quốc hay Việt Nam trong thời Nhân văn – Giai phẩm đã từng làm. Thậm chí một quốc gia đề cao tự do như Hoa Kỳ cũng đã có thời kỳ cấm vận các tư tưởng của Osho trên đất Mỹ. FBI đã từng đóng vai trò “cảnh sát tư tưởng” dưới thời của Edgar Hoover và chuyên bài trừ những tư tưởng bị coi là gây nguy hại cho thể chế dân chủ Hoa Kỳ, ngay cả Jean Paul Sartre và Albert Camus cũng nằm trong số này. (Tham khảo tại đây https://bookhunter.vn/ho-so-cua-fbi-ve-ton-tai-va-hu-vo/ ) Nhưng cách này vẫn không hiệu quả. Ngược lại, không cá nhân hay thể chế nào có thể giết chết được một tư tưởng, các nhà cầm quyền đều hiểu ra rằng, càng đàn áp một tư tưởng thì tư tưởng đó càng bùng phát mạnh. Một nhà nước khôn ngoan luôn biết cách đàn áp một tư tưởng nào đó bằng các biện pháp rất tinh vi với nhiều vỏ bọc. Dễ nhận biết nhất là cách “dìm hàng” của giới “hàn lâm” hay truyền thông đại chúng. Một cách tinh tế hơn, đó là do chính hệ thống phát hành sách, điều mà ít ai để ý.  Với một cuốn sách được phát hành, nếu tư tưởng không phù hợp với người điều khiển hệ thống mong muốn, sẽ bị xếp ở một xó xỉnh ít người biết đến trong hiệu sách hay trong thư viện, không được giới thiệu trên các kênh truyền thông chính thống, và hậu quả là, có thể rằng đa số người đọc thậm chí còn chưa từng nhìn thấy cái bìa sách… Tất cả các phương thức hạn chế này khiến chúng ta bị giảm thiểu phương án lựa chọn và chỉ chọn trong số những gì đã được hệ thống bày ra.
Nhưng điều này đang dần thay đổi với sự xuất hiện của Internet. Chưa bao giờ chúng ta lại có cơ hội tiếp cận với nhiều kiến thức đến vậy trong lịch sử, chưa bao giờ chúng ta được tiếp xúc với nhiều tư tưởng đến thế. Điều này có thực sự gây ra một tình trạng hỗn loạn xã hội? Hỗn loạn xã hội là cái lý lẽ của những người cực đoan và bảo thủ đưa ra để gìn giữ trật tự trong hệ thống của mình. Khi một hệ thống (bất kể là chính trị, tôn giáo, văn hóa…) được xây dựng, luôn có một hệ thống tư tưởng và lý thuyết để duy trì và vận hành. Ở các xã hội cũ, hệ thống này được bảo vệ vững chắc bởi không có nhiều cơ hội để con người tìm hiểu về các hệ thống mới. Nhưng Internet đã làm xáo trộn các hệ thống cũ, hệ thống cũ phải cạnh tranh nhiều hơn, tìm mọi cách để gắn kết thành viên vì lo sợ thành viên sẽ rời bỏ mình để tham gia những hệ thống khác. Điều này có thể sẽ là thừa! Thực ra, một người có thể tham gia nhiều hệ thống một lúc, sự gắn kết của một người với hệ thống sẽ không phải bằng ý niệm về lòng trung thành nữa, mà là vấn đề lợi ích và niềm thích thú. Tự do tư tưởng giải phóng con người khỏi lòng trung thành cứng nhắc vào một kiểu hệ thống nào đó mà con người bị ràng buộc bởi thói quen trong quá khứ. Hơn thế nữa, một điều chắc chắn rằng, khi có nhiều phương án được bày ra trước mắt, một người có thể thử tìm hiểu và trải nghiệm rồi chọn ra phương án tốt nhất cho bản thân. Hơn nữa, một người dân khi lựa chọn Đảng phái hay tổng thống hay chủ tịch nước cho mình, làm sao có thể tự do bầu cử nếu không có tự do tư tưởng, hay nói cụ thể hơn, họ không có năng lực tự quyết mà chỉ quyết định theo tập thể mà họ có mối quan hệ gắn kết như gia đình hayđịa phương… trong khi lựa chọn đó có thể chưa phải là lựa chọn tốt nhất cho chính họ.
Bởi thế, điều kiện tiên quyết cho một xã hội có tự do không phải ở chỗ xã hội đó theo thể chế nào mà ở chỗ người dân có được cung cấp một cách đa chiều kiến thức và thông tin để tăng khả năng lựa chọn hay không. Đương nhiên không chính quyền nào thích những người dân có khả năng tự do lựa chọn thật sự, bởi điều đó đồng nghĩa với việc các chính trị gia mất dần đi khả năng điều hướng người dân. Nhưng lịch sử loài người rất kỳ diệu, cho dù các nhà nước có tìm cách kìm hãm tự do tư tưởng đến đâu thì vẫn có một nhóm cá nhân độc lập có khả năng lên tiếng đòi tự do tư tưởng cho xã hội. Nhóm người này ngày càng trở nên đông đảo hơn nhờ Internet. Và có thể rằng, trong một tương lai không xa, quyền lực điều hướng và quyết sách của các chính phủ sẽ bị giảm thiểu tối đa bởi một cách công bằng mà nói, không một cá nhân hay tổ chức nào, dù xuất sắc đến đâu, lại có quyền quyết định xem xã hội cần gì và không cần gì. Tất cả những điều đó hãy để cho xã hội lựa chọn, mà xã hội được tạo dựng bởi rất nhiều cá nhân (chứ không phải đám đông), bởi thế những cá nhân theo đuổi tự do đều hiểu rằng tự do tư tưởng là bước căn bản dẫn đến những quyền tự do khác.

Hà Thủy Nguyên

Tự do học thuật và tự do trí tuệ

Cơ chế dân chủ là một cơ chế mở, không chỉ đảm bảo quyền lợi của người dân mà còn tạo ra cơ hội để những người tài năng dễ dàng hơn trong việc thể hiện và đóng góp cho xã hội. Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết. Cơ chế dân chủ với tình trạng dân trí thấp và trong đó, những quyền hạn về tự do học thuật và tự do trí tuệ bị ngăn cản thì đó chỉ là dân chủ giả

Sai lầm mang tính lịch sử của hệ thống giáo dục phổ cập

Trong nhiều năm ròng rã, các bài viết cả chính thống và phi chính thống đả kích nền giáo dục nhiều tới nỗi người dân không còn tin vào nền giáo dục nữa. Năm nào cũng thế, không chuyện đề thi có nhiều vấn đề nực cười do người ra đề thiếu kiến thức, lại đến những vụ việc bạo lực học đường mà chúng ta tưởng như không thể xuất hiện trong thời đại mà truyền thông lúc nào cũng ra rả về quyền

Sự việc “kiểm dịch” của Chu Giang với G.S Trần Đình Sử: Những cản trở của nền học thuật Việt Nam

Sau một năm sóng dư luận đã yên, sự việc luận án về nhóm “Mở miệng” của Nhã Thuyên đã được khơi lại bởi ông Chu Giang Nguyễn Văn Lưu. Ông Chu Giang viết một bài có tên là “Kiểm dịch Trần Đình Sử” đăng trên Báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, với nội dung thông qua lời cảm ơn của Nhã Thuyên dành cho Trần Ngọc Hiếu với luận án “Lý thuyết trò chơi và một số hiện tượng thơ Việt Nam

Hiến pháp bảo vệ quyền tự do nghiên cứu khoa học như thế nào?

Nhìn vào hiến pháp của một số nước châu Âu và Bắc Mỹ, ngay lập tức có thể nhận thấy rằng về cơ bản có hai cách thức giải quyết quyền này. Một mặt, ở Canada và ở Mỹ, hiến pháp không đưa ra những điều khoản cụ thể để bảo vệ quyền tự do nghiên cứu khoa học, dẫn đến kết cục nó được bảo vệ như một khía cạnh cụ thể của quyền lớn hơn – quyền tự do tư tưởng và biểu

Ánh Hiền

22/09/2014

Tự do học thuật – Nền tảng vững chắc để Việt Nam trỗi dậy

Tự do học thuật là vấn đề then chốt trong việc nâng cao dân trí. Một nền học thuật không tự do, tức là không có sự lành mạnh thì không có giáo dục nhân văn, không có tự do tư tưởng, và điều đó đồng nghĩa với việc hết thế hệ này đến thế hệ khác, người dân trở thành đám đông bị dắt mũi bởi các thế lực kiểm soát hệ thống. Chính trị hóa nền học thuật là một trong những trở