Home Đọc Thomas Carlyle và những khám phá về lịch sử và nhân tính

Thomas Carlyle và những khám phá về lịch sử và nhân tính

Hồng Linh

27/12/2024

Thomas Carlyle

Mẹ của Thomas Carlyle (sao chép với sự cho phép của ông Alexander Carlyle)

Có rất ít người có học thức không giả vờ là đã từng đọc “Lịch sử Chủ nghĩa Duy lý ở châu Âu” của ông Lecky. Đây là một tác phẩm có khả năng bao phủ một khía cạnh rất quan trọng của việc phát triển trong thời hiện đại. Nhưng bức tranh về quá trình phát triển thật sự, sự tiến bộ về mặt tinh thần và đạo đức của loài người chúng ta suốt những thế kỷ qua sẽ không thể hoàn thiện cho đến khi ông Lecky xuất bản một tập sách đi kèm có tựa đề là “Lịch sử Chủ nghĩa Phi lý ở châu Âu”. Hai xu hướng này, khi đồng hành cùng nhau, đã chịu trách nhiệm cho toàn bộ sự tiến bộ vượt bậc của thế giới phương Tây. Dĩ nhiên, Chủ nghĩa Duy lý sức mạnh của nó khiến mọi người phát minh ra máy may, hiểu biết về Euclid, cải cách nhà thờ, biết cách nhổ răng và đếm được những ngôi sao cố định trên bầu trời. Còn Chủ nghĩa Phi lý là một nguồn sức mạnh khác, nếu có thể nói là thiết yếu hơn, nó khiến loài người ngắm nhìn hoàng hôn, cười đùa, gia nhập các cuộc thập tự chinh, làm thơ, đi tu và nhảy qua đống rơm. Chủ nghĩa Duy lý là nỗ lực có lợi để làm cho các thể chế và lý thuyết của chúng ta phù hợp với thế giới chúng ta đang sống, như quần áo phù hợp với người mặc. Còn Chủ nghĩa Phi lý là lời nhắc nhở có lợi rằng, tốt nhất, những thể chế và lý thuyết đó chúng không phù hợp. Chủ nghĩa Phi lý tồn tại để chỉ ra rằng ông già lập dị đó, tức “thế giới này”, là một ông già có vóc dáng kỳ lạ mà những chiếc áo khoác hay áo ghi lê hoàn hảo nhất cũng có thể bỏ xót những phần trên cơ thể của ông già một cách ngoạn mục, đôi khi là cả cánh tay và cẳng chân, điều mà người thợ may cũng không ngờ tới. Và chắc chắn rằng, khi xuất hiện một lý thuyết nhất quán về cuộc sống mà dường như nó đã có toàn bộ kế hoạch, thì trong vòng mười hay hai mươi năm đổ lại, ở đó sẽ xuất hiện một nhà chủ nghĩa Phi lý nói với cả thế giới về những đại dương và khu rừng xa lạ không tìm đâu ra trên bản đồ. Phong trào vĩ đại của thế kỷ 18 và 19 đạt đến đỉnh cao trong Cách mạng Pháp và triết học Thực chứng, chín là sự tổng hợp Duy lý vĩ đại cuối cùng. Người theo Chủ nghĩ Phi lý không thể tránh khỏi sau đó là Thomas Carlyle. Đây là quan điểm đầu tiên và thiết yếu nhất về lập trường của ông ấy.

Một bức ảnh chụp bởi J. Patrick, Edinburgh NHÀ VÒM, ECCLEFECHAN, NƠI CARLYLE SINH RA
Một bức ảnh chụp bởi G.G. Napier, M.A CĂN PHÒNG TRONG NHÀ VÒM NƠI CARLYLE SINH RA

 

 

 

 

 

 

 

ECCLEFECHAN, DUMFRIESSHIRE Ngôi làng quê hương của Carlyle và Entepfuhl của “Sartor Resartus” (Trích từ “Những lá thư của Thomas Carlyle gửi em gái út”, với sự cho phép của các ông Chapman và Hall)
Một bức ảnh chụp bởi G.G. Napier, M.A NÔNG TRẠI MAINHILL – Nhà của cha mẹ Carlyle từ năm 1815-1825
Một bức ảnh chụp bởi J. Patrick, Edinburgh ĐỒI HODDAM – Nơi Carlyle sống vào năm 1825

 

 

 

 

 

 

 

MỘT BỨC CHÂN DUNG CỦA CARLYLE ĐƯỢC KHẮC BỞI F. CROLL TỪ MỘT BẢN DAGUERREOTYPE CỦA BEARD. Thuộc bộ sưu tập Rischgitz
THOMAS CARLYLE Một bức chân dung bởi Daniel Maclise, R.A. Hiện tại đang nằm tại Viện Bảo tàng Victoria and Albert. Thuộc bộ sưu tập Rischgitz

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THOMAS CARLYLE, Một bản phác họa bởi Bá tước D’Orsay (1839) Thuộc bộ sưu tập Rischgitz

Để giải thích vấn đề được rõ ràng hơn, rất cần thiết để tái hiện lại hình ảnh trong tâm trí chúng ta về ông già kì dị mà không có trang phục nào vừa với ông ta. Không chỉ người thợ may có ý định hình dung trang phục phù hợp với ông già này mà cả những hình dung khác rất thường xuyên về toàn bộ câu hỏi nhưng thực ra chỉ là một câu hỏi về trang phục đó. Vì vậy, ví dụ, các Đức Giáo Hoàng và các vị vua Bolingbroke vào đầu thế kỷ 18 đã cố gắng khiến ông già này trở thành một biểu tượng thuần khiết hơn trong nền văn minh của họ. Họ thử tước bỏ hoàn toàn tình yêu của ông già dành cho sự hoang dã và nguyên thủy, giống như họ cố giật bộ tóc giả xù xì của ông để thay vào đó là một bộ tóc điểm bạc. Một người qua đường tên là Byron, thực ra không ai khác chính là Người theo chủ nghĩa phi lý không thể tránh khỏi, đã làm họ giật mình khi chỉ ra rằng vật xù xì đó không phải là tóc giả mà chính là tóc thật của ông già tội nghiệp kia; hay nói cách khác, tình yêu dành cho sự hoang dã và nguyên thủy, nỗi cô đơn và khó hòa đồng là một phần của con người, và việc của họ là phải nhận ra điều đó. Sau đó, thời trang mới về trang phục vũ trụ đã xuất hiện, chính nó đã nhận ra yếu tố tự nhiên này. Rousseau và Shelley đã nắm tay ông già và cho ông những bộ quần áo giống như quần áo mùa xuân, có màu sắc như những đám mây buổi sáng. Nhưng một trong những nguyên tắc của họ là nguyên tắc tuyệt đối về sự bình đẳng. Vì vậy, khi nhận ra rằng ông già đang đội một chiếc mũ có hình dáng kỳ lạ, kết hợp bởi vương miện, mũ miện, mũ tế, chiếc mũ lớn của Chúa, của vua và của sự cao cả, họ bắt đầu tháo nó ra để trông ông tự nhiên hơn; và đột nhiên xuất hiện một người theo chủ nghĩa phi lý không thể tránh khỏi, một quý ông người Scotland đến từ Dumfriesshire, người này lịch sự chào họ và nói rằng: “Các bạn tin rằng vật trang trí uy nghiêm mà các bạn đang tháo ra là mũ của ông ấy à: hãy tin tôi, thưa quý vị, đó là đầu của ông ấy. Những sai lầm như vậy sẽ xảy ra sau một cuộc kiểm tra vội vàng, nhưng vương vị thực sự là một phần của ông già, và nhiệm vụ của các bạn là phải nhận ra điều đó. Byron đến, ngay khi tòa nhà cổ điển của Chủ nghĩa Duy thần lịch sự đã được hoàn thành để chỉ ra rằng sự thật vẫn là, ông ấy, Byron, thích đi bộ bên bờ biển hơn là ngồi uống trà trong vườn, thế là Carlyle xuất hiện, ngay khi ngôi đền khắc khổ của sự bình đẳng chính trị được dựng lên, để chỉ ra rằng thực tế vẫn là ông nghĩ rằng có rất nhiều người tốt hơn mình, và cũng rất nhiều người tệ hơn mình. Do đó, với tư cách là người khẳng định bản chất tự nhiên của chế độ quân chủ chống lại bản chất tự nhiên của sự bình đẳng, thì Thomas Carlyle đã trụ được hai mươi mốt năm sau khi ông qua đời.

NHÀ NGHỈ ĐẦU TIÊN Ở EDINBURGH CỦA CARLYLE TẠI QUẢNG TRƯỜNG SIMON, Một bức ảnh chụp bởi ông Thomas Clark, Edinburgh
1, ĐƯỜNG MORAY (BÂY GIỜ LÀ ĐƯỜNG SPEY), LEITH WALK, EDINBURGH, Một bức ảnh chụp bởi Mr Thomas Clark, Edinburgh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THOMAS CARLYLE, Một bức ảnh chụp bởi công ty London Stereoscopic.

Bây giờ tôi không nghĩ rằng, tôi sẽ chỉ ra điều đó sau, Carlyle đã từng hiểu biết về học thuyết bình đẳng thật sự; nhưng chắc chắn tối thiểu cũng đúng là những người theo chủ nghĩa bình đẳng và những người phản đối Carlyle chưa bao giờ đánh giá đúng học thuyết tín ngưỡng người hùng của Carlyle. Lý thuyết thông thường là ông tin vào một tộc người mạnh mẽ cao ngạo, tự mãn một cách tàn bạo và trắng trợn, trung lập giữa các giới hạn đạo đức, và ông muốn tộc người này đe dọa và thống trị dân chúng như kẻ canh giữ hoặc bác sĩ đe dọa và thống trị những bệnh nhân tâm thần trong phòng giam. Không quá lời khi nói rằng gần như không có dấu vết nào cho thấy các tác phẩm của Carlyle có những ý tưởng man rợ và lố bịch này. Nếu dấu vết này xuất hiện ở đâu đó thì chỉ là sự bùng nổ do tính khí cá nhân, và không có điểm chung nào với thuyết anh hùng chủ tâm của Carlyle. Thuyết anh hùng của Carlyle về một người anh hùng mà những người đi theo anh ấy, không phải đi theo vì sợ hãi, mà là vì họ không thể không mến yêu người anh hùng đó. Thuyết của Carlyle, dù đúng hay sai, thì khi một người trở thành cấp trên của bạn, theo lẽ tự nhiên bạn sẽ có hành động ngưỡng mộ người đó và vì vậy mà cảm thấy vui vẻ; hoặc bạn đang hành động không hề tự nhiên khi khiến bản thân ngang hàng với người đó và rồi cảm thấy không vui vẻ. Hầu hết mọi người, ngoại trừ những cá nhân nghiêm túc mà được gọi là những người tư duy tự do pha chút hài hước, sẽ đồng ý, ví dụ, việc thờ phụng Chúa Trời là phận sự của con người, do đó mang lại niềm vui cho người thực hiện, cũng giống như việc ăn uống hay tập thể dục vậy. Bây giờ Carlyle cho rằng, đúng hay sai, việc thờ phụng một người thường hay một người vĩ đại thì cũng thuộc phận sự của con người, vì vậy nó mang lại niềm vui cho người thật hiện. Tất cả tùy thuộc vào chúng ta có quan điểm bình đẳng hay quý tộc về thế giới tâm linh hay không. Nếu thế giới tâm linh dựa trên sự bình đẳng, thì không có gì nghi ngờ, khi giữ một người có vị trí thấp kém chắc chắn sẽ làm hạ thấp và giảm phẩm giá anh ta về mặt tâm linh; nhưng nếu những sinh vật trong thế giới tâm linh có phận sự cao hơn và thấp hơn, thì hiển nhiên việc hạ thấp và giảm phẩm giá cũng là như nhau cho dù có kéo người đó ra khỏi vị trị của mình và trao cho anh ấy vị trí của một công dân hay một vị vua.

Một bức ảnh chụp bởi G.G Napier, M.A. NƠI SINH BÀ CARLYLE, Nhà của Tiến sĩ Welsh tại Haddington
Một bức ảnh chụp E.Milliken, Kirkcaldy. NGÔI NHÀ MÀ CARLYLE SỐNG KHI GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG KIRKCALDY

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hơn nữa, sự thật thực tế nằm bên dưới bài phúc âm của Carlyle về người anh hùng đã bị hiểu sai theo những cách khác nhau. Ý tưởng chung là Carlyle cho rằng, nếu một người chỉ cần có khả năng, anh ta sẽ được miễn trừ mọi thứ. Nếu Carlyle có suy nghĩ như vậy dù chỉ trong khoảnh khắc, thì chỉ có thể nói rằng trong khoảnh khắc đó Carlyle là một gã gốc, như bao kẻ có khả năng đã nói trên. Nhưng thực ra, điều mà Carlyle muốn nói ở đây là điều gì đó hay hơn nhiều. Để nói rằng bất kỳ người nào có thể bắt nạt người khác miễn anh ta có khả năng, thì quả thật nực cười như khi nói rằng bất kỳ ai cũng có thể hạ đo ván người khác miễn là người đó cao thước tám. Nhưng khi thúc đẩy sự thật rất hiển nhiên này, những người phản đối Carlyle thường quên mất một sự thật đơn giản hơn ở mặt sau của bài phúc âm Carlyle. Vấn đề là, trong khi theo một nghĩa nào đó, bài kiểm tra đạo đức giống nhau được áp dụng cho tất cả mọi người, thì trong các hoạt động từ thiện thông thường vẫn có sự khác biệt khác lớn giữa những người mà họ quan tâm đến việc rất cần thiết để thực hiện một việc cụ thể nào đó trước khi họ qua đời, và những người thừa nhận một cách vui vẻ rằng có đến hai trăm năm nữa cũng khó lòng có được điều họ muốn, và trong khi đó họ chẳng ước ao làm gì cả. Một người theo chủ nghĩ vô chính phủ Tolstoy nghĩ rằng con người nên được thuyết phục về mặt đạo đức trong hai hoặc ba thế kỷ tới để từ bỏ mọi hình thức cưỡng bức về thể chất có thể, điều này hoàn toàn có thể hình dung được, đúng hơn Bộ trưởng Nội vụ Anh, người tự nhận mình chịu trách nhiệm cho việc đàn áp một cuộc bạo loạn ở Manchester; nhưng chắc chắn là vô lý khi nói rằng việc người theo chủ nghĩa vô chính phủ tránh bắn vào công nhân Manchester cũng đáng được khen ngợi như việc Bộ trưởng Nội vụ tránh bắn vào họ. Sẽ nực cười không kém khi nói rằng, nếu vị Bộ trưởng đó nhận thức được rằng cần phải bắn những người đó bởi cảm giác trách nhiệm, thì hành động của ông ta ngay cả khi sai, cũng thật sự sai như hành vi của một một người theo chủ nghĩa Tolstoy, người sẽ bắn họ mà không có lý do gì cả. Do đó, theo nghĩa này, thực sự có một bài kiểm tra khác, và hoàn toàn công bằng, đối với những người thực hành nó và những người có lý thuyết trừu tượng và hy vọng xa vời.

Một bức ảnh chụp bởi G.G. Napier, M.A. SCOTSBRIG Một nông trại ở khu vực lân cận Ecclefechan mà gia đình Carlyle đã chuyển đến từ Mainhill vào năm 1826.
Một bức ảnh chụp bởi J. Patrick, Edinburgh LÀNG TEMPLAND, GẦN THORNHILL, DUMFRIESSHIRE Thomas Carlyle kết hôn với Jane Baillie Welsh vào ngày 17 tháng 10 năm 1826, tại Templand, nơi ở của bà Welsh

 

 

 

 

 

 

 

 

Tranh vẽ bởi J. McNeill Whistler THOMAS CARLYLE Được tái bản với sự cho phép của Messrs. T. & R. Annan & Sons, với sự cho phép của Glasgow Corporation)
Một bức ảnh chụp bởi ông Thomas Clark, Edinburgh Số 21, COMELY BANK, EDINBURGH Carlyle và vợ sống tại Comely Bank trong mười tám tháng sau khi cưới.

 

 

 

 

Từ một bản khắc gỗ của Pearson về huy chương vàng của Sir J. E. Boehm THOMAS CARLYLE (Được sao chép với sự cho phép của Messrs. Chapman và Hall)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bây giờ, chắc chắn phải ghi nhận công lao cho những người như Cromwell và Mirabeau, họ chắc chắn bị phản đối và xấu hổ bởi những người có dự án, mà thậm chí trong mắt họ gần như không thuộc về chính trị thực tiễn nữa. Ở đất nước nào hay ở độ tuổi nào cũng có những người như vậy. Họ luôn cố tình chống đối. Họ không hoàn toàn đồng ý với những thế lực đang hoạt động và tranh cãi với nhau về bất kỳ lợi ích nào. Lý tưởng của họ quá xa vời đến nỗi họ thậm chí không mong muốn điều đó với bất kỳ sự thèm khát ở hiện tại. Họ coi nó như một điều thỏa mãn và hiển nhiên để sống cùng và chết cùng khi xảy ra bạo loạn. Họ sẵn sàng để bị công kích, họ sẵn sàng tử vì đạo, rõ ràng là họ không sẵn sàng trở thành những người cai trị. Bằng cách này, Cromwell xem xét bằng cách nào ông ấy có thể khiến chính trị Anh thoát khỏi hỗn loạn của các phe đảng trong nước, phải tranh luận hàng giờ cùng phe Quân chủ thứ năm, những người này, câu hỏi quan trọng của họ là liệu những đứa trẻ mắc bệnh ác tính có nên bị giết không, và liệu một người bị bắt quả tang là đang chửi thề thì có nên bị ném đá đến chết không. Bằng cách này, Mirabeau cố gắng giữ nguyên vẹn truyền thống của nền văn minh Pháp giữa hàng trăm cải cách cần thiết và phát hiện rằng cách của ông ấy đã bị chặn lại bởi những người khăng khăng tranh luận về lý tưởng trong khối thịnh vượng chung, con người liệu có tin vào sự bất tử hay trải qua nghi lễ kết hôn. Giờ đây, trong khi thừa nhận rằng cả hai điều này đều có giá trị vĩnh cửu thì tất nhiên không chỉ cùng một bài kiểm tra đạo đức áp dụng cho Cromwell và phe Quân chủ thứ năm mà còn cho Mirabeau và nhóm tôn thờ lý trí thuần túy. Thật không đúng nếu chúng ta chỉ đánh giá cùng một cách chính xác tốc độ của xe bán thịt bị yêu cầu đi đến Pimlico, và tốc độ của xe được thiết kế để lúc nào đó có thể đi đến Vườn Eden. Thật không đúng nếu chúng ta chỉ đánh giá cùng một cách với người mà chỉ lo lắng xây dựng các nhu cầu của một giáo xứ, và phe chống đối với người này luôn trông đợi một ngày nào đó không những không xây dựng được gì mà còn không muốn có giáo xứ đó. Vậy, người hành động thực sự sẽ hiểu biết phải trái và có giới hạn để yêu cầu một loại khoan hồng đặc biệt mà đối với người đó mang tính sống còn để xin tha thứ cho những lời khiếu nại có chừng mực. Thật dễ dàng để trở thành một người sống trong sự bất lực mãn nguyện; người đắm chìm trong sự thất bại vô tận và đầy thỏa mãn. Người đó không muốn sống một cách có ích mà chỉ muốn mình luôn là người đúng. Người đó không mong muốn mãnh liệt thực hiện một nguyện vọng nào đó; mà chỉ thấy cần thiết phải chứng minh việc mình làm một cách đầy đắc thắng.

Một bức ảnh chụp bởi Elliott & Fry THOMAS CARLYLE, 1865
Một bức ảnh chụp bởi Công ty London Stereoscopic. THOMAS CARLYLE, KHOẢNG NĂM 1860

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đây là đóng góp thật sự của Carlyle dành cho triết lý của hành động của con người. Ông tiết lộ, hoàn toàn công bằng, hoàn toàn vì lợi ích của tất cả chúng ta, về nỗi đau của một người có tư duy thực tế. Ông ấy làm chúng ta cảm nhận được, điều gì là sự thật sâu sắc, rằng thảm kịch về cái chết của Mary, Nữ vương Scotland, thì chẳng đáng gì với thảm kịch trong cái chết của Elizabeth; rằng thảm kịch về cái chết của Charles I thì chẳng đáng gì với thảm kịch trong cái chết của Cromwell. Một người như Charles I chết trong khải hoàn; Charles I không thực sự chết như một vị thánh tử đạo nhưng ông chết như một điều gì đó khủng khiếp và và đặc biệt hơn nhiều – một người kiên quyết. Ông còn tệ hơn một tên bạo chúa, ông là một nhà logic học. Nhưng một người như Cromwell lại là một trường hợp khó nhằn hơn vì ông này không muốn chết và trở thành một màn trình diễn, ông muốn sống và trở thành kẻ có sức mạnh. Ông phải hoàn toàn phá vỡ logic tuyệt vời của sự tử vì đạo. Ông phải ăn chính lời nói của mình vào bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Ông phải sống sót qua một trăm lần đầu thai, và luôn từ chối lần cuối cùng; quá trình này của ông giống như sự khởi đầu đáng sợ trong câu chuyện hoang dã của Tom Moore, trong đó người đệ tử phải trèo lên một cầu thang đá lên trời, mỗi bước chân đều rơi xuống ngay khi chân ông rời khỏi đó. Đây là sự thật chân chính duy nhất mà Carlyle mang lại từ nghiên cứu của mình về những người đàn ông mạnh mẽ. Nếu Carlyle từng nói rằng chúng ta buộc phải vâng phục một cách mù quáng những người mạnh mẽ như vậy thì ông ấy chỉ tức giận và giữ riêng cho cá nhân, và điều này không đúng với tinh thần hào phóng và nhân đạo của ông. Khi ông nói rằng chúng ta phải tôn kính người mạnh mẽ, đôi khi ông bày tỏ với một sự bối rối nóng nảy nào đó, và khiến người ta nghi ngờ liệu ông có ý nói rằng chúng ta nên tôn kính người mạnh mẽ như chúng ta tôn kính Chúa Kitô, hay chỉ như chúng ta tôn kính Sandow. Nhưng tất cả chúng ta đều đồng ý với ông về đóng góp thiết yếu và bất diệt của ông-  chúng ta nên thương hại người mạnh mẽ hơn là một kẻ ngốc hoặc một người què.

CHÂN DUNG CARLYLE CHỤP NĂM 1879 Bộ sưu tập Rischgitz
BẢN SAO CHỮ KÝ CỦA CARLYLE (Được sao chép theo sự cho phép của các ông Chapman & Hall)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người ta có thể nói rằng có một sự mâu thuẫn nhất định giữa hai lý lẽ biện minh cho tín ngưỡng người hùng của Carlyle: rằng chúng ta không thể cùng lúc tôn trọng một người vì người đó có thẩm quyền hơn chúng ta trong một trật tự tâm linh cụ thể, đồng thời vì anh ta ở trong cái mà người ta thường gọi là một cái hố; rằng chúng ta không thể cùng lúc tôn kính Mirabeau vì anh ta mạnh mẽ và vì anh ta yếu đuối. Sự mâu thuẫn này tồn tại trong chính con người Carlyle; là thế này, tôi có thể nói bằng tất cả sự kính trọng và sự chắn chắn rằng, sự mâu thuẫn vĩnh cữu và không thể tránh khỏi này là một đặc tính dành cho những người nhận được sự mặc khải thiêng liêng. Thế giới rộng lớn này nơi mà các hệ thống của chúng ta nổ lực để giải thích và chủ yếu thành công trong việc che giấu, khi nó phá tan bên trong chúng ta, buộc phải có những hình dạng khác xuất hiện trở nên tương phản. Thế giới tâm linh này phong phú đến mức vô cùng đa dạng; đa dạng đến mức nảy sinh sự mâu thuẫn. Đó là lý do tại sao có rất nhiều vị thánh và các bác sĩ tôn giáo vĩ đại đã đóng dấu đức tin của họ vào các nghịch lý như “Credo Quia Impossible” (Tín đồ vô lý), những nghịch lý thần học vĩ đại chói lọi và táo bạo hơn nhiều so với những nghịch lý của những kẻ lang thang hiện đại. Vinh quang chói lọi nhất của Carlyle chính là ông đã nghe được tiếng nói thực sự của Vũ trụ. Ông để cho người khác điều chỉnh chúng thành một dàn nhạc. Đôi khi sự thật mà ông nghe được là sự thật này, rằng một số người phải được chỉ huy và một số người phải thi hành mệnh lệnh; đôi khi là sự thật sâu sắc hơn và dân chủ hơn rằng loài người đáng thương hơn tất cả mọi thứ.

Một bức ảnh của J. Patrick, Edinburgh CRAIGENPUTTOCK Chỗ ở của Carlyle từ năm 1828 đến năm 1834
Một bức ảnh của J. Patrick, Edinburgh CHÂN DUNG NHÓM CHỤP TẠI KIRKCALDY Thomas Carlyle, cháu gái, anh trai và Provost Swan

 

 

 

 

 

 

 

 

Một bức tượng bán thân bằng đất nung trong phòng trưng bày chân dung quốc gia, của Sir J. E. Boehm, R.A. THOMAS CARLYLE (Được sao chép từ “Quá khứ và hiện tại.” với sự cho phép của Messrs. J. M. Dent & Co.)

Bạn sẽ thấy có điều liên quan đến những gì tôi nói sau đây, xin lưu ý tại thời điểm này bản thân tôi không chấp nhận quan niệm của Carlyle về thế giới tâm linh là bao quát tất cả. Tôi tin vào bản chất của học thuyết cũ về sự bình đẳng, bởi vì nó xảy đến với tôi là kết quả từ tất cả các quan niệm về thần tính của con người. Tất nhiên là có những bất bình đẳng, và những bất bình đẳng hiển nhiên, nhưng mặc dù chúng không phải là không đáng kể theo nghĩa tích cực nhưng cũng không đáng kể khi so sánh. Nếu con người thực sự là hình ảnh của Chúa, thì việc nói về sự khác biệt của họ có ý nghĩa, nhưng chỉ về cùng một ý nghĩa có thể thấy khi nói về chiều cao tương ứng của hai mươi người đàn ông, tất cả đều đã nhận được Huân chương Thập giá Victoria, hoặc độ dài tương ứng của ria mép của hai mươi người đàn ông, tất cả đều đã chết để cứu đồng loại của họ. So với điểm mà chúng ngang bằng nhau, điểm mà chúng không ngang bằng nhau không chỉ là không đáng kể mà còn gần như vô cùng không đáng kể. Nhưng lý do để tôi nêu ra quan điểm của mình về vấn đề này, tại thời điểm này, là một lý do chắc chắn. Quan điểm về sự bình đẳng của Carlyle không phải là của tôi; nhưng nó có quyền tuyệt đối để được nêu ra một cách công bằng và được nêu ra theo quan điểm của Carlyle. Nó không phải nỗi sợ tàn bạo hay việc tôn thờ thế lực tầm thường; nó là một niềm tin nghiêm túc rằng một số người đã tìm thấy được phúc lành trong việc chỉ huy và một số khác trong việc thực hiện mệnh lệnh. Bây giờ, loại công lý trí tuệ này là phẩm chất tuyệt vời duy nhất còn thiếu ở chính Carlyle. Ông không muốn lắng nghe phúc âm của Rousseau, như tôi đã gợi ý rằng chúng ta nên lắng nghe phúc âm của Carlyle. Ông không muốn tiếp nhận phúc âm của Rousseau theo quan điểm của Rousseau. Và do đó, cho đến cuối đời, ông không bao giờ hiểu bất kỳ phúc âm nào ngoại trừ phúc âm của Carlyle.

Một bức ảnh của J. Patrick, Edinburgh NGÔI NHÀ CỦA CARLYLE Ở SỐ 5 (nay là 24), CHEYNE ROW, CHELSEA
JANE WELSH CARLYLE (Được tái bản với sự cho phép của các ông Chapman và Hall)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GÓC TRONG PHÒNG KHÁCH TẠI SỐ 5, CHEYNE ROW, với Ghế đọc sách của Carlyle, do John Forster tặng. R. Gray vẽ từ bức ảnh của C. Baly (1881) (Trích từ “Ngôi nhà Chelsea của gia đình Carlyles” của Reginald Blunt, với sự cho phép của tác giả)

Khi một nhà văn được biết đến là một con quái vật của ngành công nghiệp, khi ông ta đã tạo ra một sử thi khổng lồ như “Frederick Đại đế” một chủ đề nhàm chán nhất trong tất cả các chủ đề trên đời này – nước Đức trong thế kỷ thứ mười tám – khi ông đã tích lũy tất cả các tài liệu phức tạp về lịch sử của Cách mạng Pháp, rồi làm mất nó, và bằng một điềm báo của chủ nghĩa anh hùng ông đã tích lũy tất cả lại; khi ông đã đạt được những kiệt tác nghiên cứu như khám phá ra ý nghĩa trong các bài phát biểu của Cromwell và những phẩm chất tốt đẹp ở Frederick của nước Phổ: khi một tác giả đã làm tất cả những điều này, và chúng ta nói rằng đặc điểm chính của ông ta là thiếu kiên nhẫn, thì đúng là một nhận xét kì lạ. Nhưng trong hiện thực đây lại là điểm yếu chủ chốt, thật ra điểm yếu có thật duy nhất này của Carlyle trong tư cách là một nhà đạo đức. Sẽ dễ hơn rất nhiều để có được thứ có thể gọi là sự kiên trì có đạo đức hay kiên trì trong tinh thần so với việc có thứ gì đó để mô tả tốt nhấy như là sự kiên nhẫn về tâm linh. Carlyle kiên nhẫn với các sự kiện, ngày tháng, tài liệu, hồi ký vô cùng mệt mỏi; nhưng ông không kiên nhẫn với tâm hồn con người. Ông không kiên nhẫn với các ý kiến, lý thuyết, xu hướng nằm bên ngoài triết lý riêng của ông. Ông không bao giờ hiểu và vì vậy đã liên tục đánh giá thấp ý nghĩa thật của các ý tưởng về tự do vốn là niềm tin trong sự phát triển và cuộc sống tồn tại trong tâm trí nhân loại; thực sự mơ hồ về bản chất, nhưng vượt qua về tầm vóc thậm chí cả niềm tin của chúng ta trong chính đức tin của bản thân. Ông ấy là điều thì đó thuộc về Đảng Bảo thủ, điều gì đó thuộc về Nhóm Sans-culotte, một phần nào đó của người theo Thanh giáo, một phần nào đó của người theo chủ nghĩa Đế quốc, một phần nào đó của người theo chủ nghĩa Xã hội; nhưng ông ta không bao giờ, thậm chí chỉ trong một khoảnh khắc, là một người theo chủ nghĩa Tự do. Ông ấy không tin như các những người theo chủ nghĩa Tự do tin, trước hết là trong chính sự thật của riêng ông ấy, điều mà ánh lên trong đôi mắt về sự thật thuần khiết, nhưng xa hơn nữa là vào sự thật mạnh mẽ hơn được tạo từ hàng triệu lời nói dối.

KHU VƯỜN Ở SỐ 5, CHEYNE ROW
Một bức vẽ của E. J. Sullivan. THOMAS CARLYLE (Trích từ bức tranh minh họa “Sartor Resartus,” với sự cho phép của Messrs. George Bell & Sons)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một bức ảnh do W. Robertson Nicoll, LL.D. sở hữu BÀ CARLYLE KHOẢNG NĂM 1864

Và sự thiếu kiên nhẫn về mặt tinh thần này của Carlyle đã để lại dấu ấn đặc biệt trong khuyết điểm duy nhất thực sự có thể tìm thấy trong các tác phẩm lịch sử của ông. Tôi nghĩ rằng không cần phải nói nhiều về sức mạnh, sự hài hước và sự chua xót đáng kinh ngạc của những tác phẩm lịch sử đó. Một người hẳn phải có khiếu văn chương rất nghèo nàn mới có thể đọc một trong những bản thảo sơ khởi của Carlyle như là “Chiếc vòng cổ kim cương” mà không cảm thấy rằng họ đang phải đồng thời đối phó với một trong những nhà châm biếm vĩ đại nhất, một trong những nhà thần bí vĩ đại nhất, và một trong những người kể chuyện tuyệt vời nhất trên thế giới. Không một nhà sử học nào từng nhận ra một cách mạnh mẽ về sự thật khó hiểu và khó tiêu hóa rằng, lịch sử bao gồm con người, mỗi người đều cô lập, mỗi người đều dao động, mỗi người đều sống trong hiện tại vĩnh cửu; hay nói cách khác, lịch sử không bao gồm đám đông, hay vua chúa, hay Đạo luật của Quốc hội, hay hệ thống chính quyền, hay các điều khoản tín ngưỡng. Và hơn nữa Carlyle đã giới thiệu trong triết lý lịch sử một nhân tố mà đã từng vắng mặt từ thời Cực Ước được viết – đó là nhân tố của một một điều gì đó có thể chỉ được gọi là sự hài hước trong một hệ thống chính phủ công bằng của vũ trụ này. “Kẻ ngự trên trời sẽ cười nhạo họ, Chúa sẽ chế giễu họ,” là một ghi chú được Carlyle nhấn mạnh lần đầu tiên sau hai ngàn năm. Đó là ghi chú mỉa mai về Chúa Quang Phòng. Bất cứ ai sẽ đọc những chương đáng khâm phục đó của Carlyle về chủ nghĩ Hiến chương sẽ nhận ra rằng, trong lúc những người theo chủ nghĩa nhân đạo khác đang nhấn mạnh vào sự tàn ác hoặc sự không nhất quán hoặc sự man rợ của việc bỏ bê công ăn việc làm, Carlyle lại tràn ngập một loại  ngạc nhiên như được sống trên thiên đường trước sự vô lý của việc bỏ bê đó.

Một bức ảnh của G. G. Napier M.A. NGÔI MỘ CỦA CARLYLE TẠI ECCLEFECHAN Thomas Carlyle mất ngày 5 tháng 2 năm 1881
Một bức ảnh của J. F. Gordon, Haddington NGÔI MỘ CỦA BÀ CARLYLE Ở NHÀ THỜ HADDINGTON Bà Carlyle mất ngày 21 tháng 4 năm 1866

 

 

 

 

 

 

 

 

Bức chân dung được vẽ bởi Sir J. E. Millais, P.R.A., dành cho ông J. A. Froude năm 1877. THOMAS CARLYLE. Trong Phòng trưng bày chân dung quốc gia. Bộ sưu tập Rischgitz.

Nhưng như tôi đã gợi ý, có một khuyết điểm rõ ràng ở Carlyle, được coi là một nhà sử học, và nó xuất phát từ khuyết điểm đạo đức thực sự trong bản chất của ông, sự thiếu kiên nhẫn với ý tưởng của những người khác. Khi đánh giá họ như chính họ, ông không chỉ nhanh nhẹn, cụ thể và chính xác, mà về cơ bản là vui vẻ và rộng lượng. Chỉ có một nhà phê bình rất hời hợt mới nghĩ rằng Carlyle ghét loài người vì ông ấy cáu kỉnh. Có nhiều sự đồng cảm thực sự hơn với những vấn đề và cám dỗ của con người trong một trang của tác phẩm bất mãn già nua xù xì này hơn là trong toàn bộ các thư viện lịch sử hiến pháp của những người theo chủ nghĩa duy lý lịch sự và tao nhã, những người coi con người như những cỗ máy, và xếp những đức tính và thói hư tật xấu của họ vào những ngăn riêng biệt. Nếu tôi phạm phải sai lầm hoặc phạm phải tội lỗi nào đó có bất kỳ đặc điểm nào của con người, tôi thà rơi vào tay Carlyle còn hơn rơi vào tay ông Hallam hay ông James Mill. Nhưng trong lúc Carlyle nhận ra sự thật rằng mỗi con người đều mang trong họ chính cuộc sống và bầu không khí của riêng họ, thì họ không nhận ra sự thật khác rằng, mỗi người đều mang trong họ chính học thuyết riêng của bản thân họ về thế giới này. Mỗi người trong chúng ta đang sống trong một vũ trụ riêng biệt. Thuyết cuộc đời được xây dựng bởi một người không bao giờ phản hồi chính xác với lý thuyết do người khác xây dựng. Toàn bộ quan điểm, đạo đức, sở thích, cách cư xử, sở thích của một người cuối cùng đều quay trở lại với một bức tranh về bản thân sự tồn tại, cho dù đó là thiên đường hay chiến trường, hay trường học hay hỗn loạn, thì cũng không chính xác là cùng một bức tranh về sự tồn tại nằm ở phía sau bất kỳ bộ não nào khác. Carlyle không hoàn toàn nhận ra rằng đó là một trường hợp chỉ của một người, một Thế giới riêng. Do đó, ông dành hết tâm trí để hỏi xem bất kỳ người nào khác, chẳng hạn như Robespierre hay Shelley, chiếm giữ vị trí nào trong Vũ trụ của Carlyle. Ông không bao giờ nghĩ đủ rõ ràng để hỏi Shelley chiếm giữ vị trí nào trong Thế giới riêng của Shelley, hay Robespierre chiếm giữ vị trí nào trong Thế giơi riêng của Robespierre. Không cảm thấy cần phải làm như vậy, ông không bao giờ nghiên cứu, ông không bao giờ thực sự lắng nghe, triết học của Shelley hay triết học của Robespierre. Ở đây, sau một mạch khá dài, chúng ta đã đi đến một thiếu sót nghiêm trọng trong các sử ký của Carlyle, đó là sự sao nhãng trong việc nhận ra tầm quan trọng của lý thuyết và các lý thuyết thay thế trong các vấn đề của con người.

 

Ảnh của Frederick Hollyer THOMAS CARLYLE, ÆT. 73 Từ bức tranh của G. F. Watts, R.A., hiện đang ở Phòng trưng bày chân dung quốc gia
CÁC PHÒNG Ở TẦNG TRỆT Ở SỐ 5, CHEYNE ROW (1900) (Trích từ “Sổ tay lịch sử Chelsea” của Reginald Blunt, với sự cho phép của tác giả)
Một bức ảnh của Robert Tait PHÒNG NGHIÊN CỨU GARRET TẠI CHEYNE ROW (1857) (Trích từ “Ngôi nhà Chelsea của gia đình Carlyles” của Reginald Blunt, với sự cho phép của tác giả)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGHIÊN CỨU CÁCH ÂM TẠI CHEYNE ROW NĂM 1900, HIỂN THỊ CÁC BỨC TƯỜNG KÉP (Trích từ “Sổ tay lịch sử Chelsea” của Reginald Blunt, với sự cho phép của tác giả)

Ví dụ điển hình cho điều này là “Lịch sử Cách mạng Pháp”. Quan niệm của Carlyle về Cách mạng Pháp đơn giản và tuyệt đối là về một sự bùng nổ nhân tố, một vụ nổ của tự nhiên trong lịch sử, một trận động đất trong thế giới đạo đức. Bản chất con người, Carlyle dường như nói với chúng ta, đã bị kìm hãm ngày càng nhiều trong lớp vỏ bọc của sự giả tạo, cho đến khi tình trạng của nó vừa vượt qua mức có thể chịu đựng được, bị bịt miệng, bị mù, bị điếc và không biết mình thực sự muốn gì, bằng một nỗ lực cơ bắp khổng lồ, nó đã phá vỡ những ràng buộc của mình.

 

 

NHÀ BẾP Ở SỐ 5, CHEYNE ROW (1900) (Trích từ “Sổ tay lịch sử Chelsea” của Reginald Blunt, với sự cho phép của tác giả)
BÀN LÀM VIỆC VÀ GHẾ CỦA CARLYLE (Được sao chép với sự cho phép của ông Reginald Blunt)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cho đến nay, điều đó hoàn toàn đúng với Cách mạng Pháp; nhưng chỉ đúng đến mức đó. Cách mạng Pháp là sự khởi đầu đột ngột từ giấc ngủ tinh thần khiếp đảm của con người vốn ngủ quên trong phần lớn các thế kỷ; và Carlyle đánh giá cao đều này, ông mô tả nó mạnh mẽ hơn và đáng sợ hơn so với bất kỳ nhà lịch sử học nào bởi vì ý tưởng về tâm linh con người đã phá vỡ các công thức và xây dựng lại trên các nền tảng là một phần trong lý thuyết triết học của riêng ông, nên ông hiểu điều đó. Nhưng ông chưa bao giờ, như tôi đã nói, đón nhận bất kỳ rắc rối có thật nào để hiểu học thuyết triết học của họ. Ngoài ra, ông ấy cũng không nhận ra sự thật khác về Cách mạng Pháp – sự thật là nó không chỉ là sự bức phá của một nhân tố, mà còn là phong trào học thuyết tuyệt vời.  Đó là điều kinh ngạc mà Cách mạng Pháp của Carlyle lại có thể trở thành một lịch sử đáng ngưỡng mộ và chính xác như vậy, trong khi từ đầu đến cuối hầu như không có một gợi ý nào cho thấy ông ấy hiểu được các học thuyết đạo đức và chính trị vốn là những ngôi sao chỉ đường của những người theo chủ nghĩa Cách mạng Pháp. Không nhất thiết ông phải đồng ý với họ, nhưng ông nên quan tâm đến họ; à không, để ông có thể viết một lịch sử hoàn hảo về sự phát triển của họ, ông nên ngưỡng mộ họ. Nhà sử học thực sự công tâm không phải là người không nhiệt tình với bất kỳ bên nào trong một cuộc đấu tranh lịch sử: phương pháp đó đã được các nhà sử học duy lý theo kiểu Hallam áp dụng, và dẫn đến những biên niên sử buồn tẻ, mỏng manh và thiết yếu nhất về bản chất là sai lầm từng được biên soạn về nhân loại. Nhà sử học thực sự công tâm là người nhiệt tình với cả hai bên. Người đó sẽ giữ trong lòng mình hàng trăm sự cuồng tín. Nhà sử học triết học thực sự không bảo trợ Cromwell và xoa đầu Nhà vua, như Hallam vẫn làm; nhà sử học triết học thực sự có thể cưỡi ngựa theo Cromwell như một Ironside và tôn thờ Nhà vua như một Kỵ sĩ. Lịch sử duy nhất đáng để biết đến, hoặc đáng để cố gắng được biết, là lịch sử của cái đầu và trái tim con người, và những tình yêu vĩ đại mà nó đã say mê: sự thật theo nghĩa công lý tuyệt đối là thứ mà những kẻ ngốc tìm kiếm trong lịch sử và những người thông thái tìm kiếm trong Ngày phán xét. Đó là vinh quang của Carlyle khi ông nhận ra rằng sự công tâm về mặt trí tuệ của nhà sử học duy lý chỉ đơn thuần là sự thiếu hiểu biết về mặt cảm xúc. Khuyết điểm duy nhất của ông là ông chỉ dành sự đồng cảm của mình, trong những trường hợp như Cách mạng Pháp, cho những người liều lĩnh và hành động bốc đồng, chứ không phải cho những trường phái lớn về học thuyết và đức tin cách mạng. Ông đã mắc phải một sai lầm tương tự đối với thời Trung cổ, mà những đóng góp của ông về mặt này là vô song về tính mỹ thuật và sức mạnh. Quan niệm của ông là thời kỳ trung cổ ở châu Âu mang một chân lý man rợ, “một thời đại thô lỗ, kiên cường”; ông không nhận ra điều ngày càng được các nhà sử học nghiêm túc nhận ra, đó là thời kỳ trung cổ ở châu Âu là một nền văn minh dựa trên một sơ đồ khoa học đạo đức nhất định với tính đa dạng và nghiêm ngặt gần như chưa từng có, một sơ đồ mà màu sắc của chiếc áo khoác của một người đánh bóng có thể bắt nguồn từ một hệ thống thiên văn học, và luật lệ nhỏ nhất cho một ngôi làng xanh có liên quan đến những bí ẩn lớn về tôn giáo và đạo đức. Điều đáng nói là chúng ta luôn gọi một nền văn minh đối thủ là man rợ: người Trung Quốc gọi chúng ta là man rợ, và chúng ta cũng gọi họ là man rợ. Thời Trung Cổ là một nền văn minh đối địch, dựa trên khoa học đạo đức, với nền văn minh của chúng ta dựa trên khoa học vật lý. Hầu hết các nhà sử học hiện đại đã lạm dụng nền văn minh vĩ đại này vì cho rằng nó man rợ: Carlyle đã có một bước tiến lớn vượt xa họ đến mức ông ngưỡng mộ nó vì sự man rợ. Nhưng sự thiếu kiên nhẫn về mặt trí tuệ đã ngăn cản ông đi đúng hướng của các giáo điều Công giáo, cũng như nó đã ngăn cản ông đi đúng hướng của các giáo điều Jacobin. Ông không bao giờ thực sự khám phá ra những gì người khác muốn nói đến khi nói đến Sự kế vị tông đồ, hay Tự do, hay Bình đẳng, hay Tình huynh đệ.

TƯỢNG CARLYLE Tác giả: Sir J. E. Boehm, R.A. Trong Bộ sưu tập Rischgitz của Vườn trên Bờ kè Chelsea.

Có lẽ một vài sai lầm của ông xuất phát từ khuynh hướng không may của ông là tìm ra “sự lừa dối”. Một số người cho rằng đây là bản chất và giá trị của thông điệp của ông; nhưng thực ra đó là cạm bẫy và thảm họa tồi tệ nhất. Một người hầu như luôn sai khi họ bắt đầu chứng minh sự không thực tế và vô dụng của bất cứ điều gì: người đó hầu như luôn đúng khi bắt đầu chứng minh tính thực tế và giá trị của bất cứ điều gì. Tôi có một quyền hoàn toàn khác và chân chính hơn nhiều để nói rằng kẹo cứng thì ngon hơn so với việc tôi phải nói rằng cam thảo là khó chịu: Tôi đã tìm ra ý nghĩa của điều đầu tiên chứ không phải của điều thứ hai. Và nếu người đó tiếp tục săn lùng những điều lừa dối, như Carlyle đã làm, thì có khả năng là người đó sẽ tìm thấy rất ít hoặc không có gì là thật. Người đó đang xé nát các cành cây để tìm ra cây.

Tôi đã nói tất cả những gì cần nói dựa trên công trình của Carlyle gần như có chủ đích: vì ông là một trong những người vĩ đại đến mức chúng ta cần đổ lỗi cho họ vì sự độc lập của chính chúng ta hơn là ca ngợi họ vì danh tiếng của họ. Ông đã đến và nói một lời, và tiếng huyên náo của chủ nghĩa duy lý dừng lại, và các phép tính sẽ không còn hiệu quả và kết thúc. Ông là hơi thở của Thiên nhiên đang quay cuồng trong giấc ngủ dưới gánh nặng của nền văn minh, là sự khuấy động trong chính sự tĩnh lặng của Chúa để nói với chúng ta rằng Ngài vẫn ở đó.

Tìm hiểu thêm về sách: Bàn về Người Hùng, Tín Ngưỡng Người Hùng và Tinh Thần Anh Hùng – Thomas Carlyle Book Hunter Lyceum

 

Ghi chú tiểu sử

  • Trong ngôi nhà mà cha ông, một người thợ xây, đã tự tay xây dựng, Thomas Carlyle chào đời vào ngày 4 tháng 12 năm 1795. Mẹ ông, Margaret Aitken, “một người phụ nữ có dòng dõi đẹp nhất, ngoan đạo, công bằng và thông thái”, là người vợ thứ hai của James Carlyle, và Thomas là con cả trong chín người con của họ.
  • Trong Entepfuhl của Sartor Resartus Carlyle đã hình dung ra ngôi làng quê hương của mình. Nó bao gồm một con phố duy nhất, bên hông phố có một con suối mở. “Với sự kinh ngạc,” ông viết, “tôi bắt đầu khám phá ra rằng Entepfuhl đứng giữa một đất nước, một thế giới…. Chính lúc đó, độc lập với Wilhelm Tell của Schiller, tôi đã có sự phản ánh không hề tầm thường này (cũng đúng trong những điều tâm linh): ‘Bất kỳ con đường nào, con đường Entepfuhl giản dị này, sẽ dẫn bạn đến tận cùng thế giới!’” Căn phòng tại Arch House nơi ông sinh ra hiện có một số kỷ vật thú vị. Trên lò sưởi có hai chân nến bằng gỗ tiện, một món quà của John Sterling, được gửi từ Rome; chiếc bàn nơi đặt đèn học và hộp đựng trà của ông. Hầu hết đồ nội thất đều đến từ Cheyne Row.
  • Carlyle đến từ Ecclefechan để theo học Đại học Edinburgh khi ông mới chỉ mười bốn tuổi, và cùng với một người bạn đồng hành, Tom Smail, đã đi bộ suốt chặng đường. Họ đã tìm được một nơi ở sạch sẽ và rẻ tiền tại Quảng trường Simon, một khu phố nghèo ở phía nam Edinburgh, gần Phố Nicholson. Sau khi sống ở nhiều nơi khác nhau trong khu phố cổ, Carlyle đã chuyển đến nơi ở tốt hơn vào năm 1821, và nơi ở thú vị nhất trong số những nơi ở khác nhau của ông ở Edinburgh là ở số 1, Phố Moray (nay là Phố Spey), Leith Walk. Tại đây, ông bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình một cách nghiêm túc và bắt đầu nhìn nhận cuộc sống theo một góc nhìn tươi sáng hơn. Leith Walk được mô tả trong Sartor Resartus là Phố Saint-Thomas de l’Enfer. Ông viết rằng “Đột ​​nhiên, một ý nghĩ nảy sinh trong tôi và tôi tự hỏi, ‘Ngươi sợ điều gì?…’ Chính từ giờ phút này, tôi có xu hướng xác định ngày tái sinh về mặt tinh thần của mình hoặc lễ rửa tội bằng lửa theo nghi lễ Baphometic; có lẽ ngay từ đó, tôi đã trở thành một người đàn ông”.
  • Tại Kirkcaldy, Carlyle lần đầu gặp Edward Irving, hiệu trưởng của một trường đối thủ trong thị trấn. Họ trở thành bạn thân. “Nếu không có Irving,” ông nói, “tôi chưa bao giờ biết sự giao tiếp giữa con người với con người có nghĩa là gì.” Cũng tại đây, ông đã làm quen với cô Margaret Gordon, “Blumine” của Sartor Resartus. Carlyle mô tả thị trấn trong Reminiscences: “Bản thân Kirkcaldy … là một ‘Lang Toun’ kiên trì, chăm chỉ, nhưng không hề thở hổn hển, thở phì phò hay theo bất kỳ cách may rủi nào. Riêng tôi, tôi luôn khá thích người dân ở đó- mặc dù nhìn từ xa, chủ yếu là; buồn bã và nản lòng vì nghề nghiệp buồn tẻ mà người ta có!”
  • Năm 1815, gia đình Carlyle chuyển đến nông trại Mainhill sinh sống, ở đây ông ấy “lần đầu tiên học tiếng Đức, nghiên cứu về vở kịch Faust trong một con mương cạn nước và hoàn thành bản dịch về Wilhelm Meister!”. Mười năm sau Carlyle sở hữu nông trại đồi Hoddam, mẹ của ông sống cùng ông chăm lo nhà cửa, còn em trai Alick làm nông ở đó. Họ sống ở đây đến năm 1826. Carlyle viết trong Reminiscences rằng: “Với tất cả những rắc rối vụn vặt, năm nay ở đồi Hoddam đã mang lại cho tôi một vẻ đẹp mộc mạc và sự nên thơ; giờ đây nơi này như một chốn bình yên phủ màu nâu đỏ trong ký ức của tôi”.
  • Việc chấm dứt đột ngột quyền thuê Hoddam Hill của Carlyle xảy ra đồng thời với thời hạn thuê Mainhill của cha ông, và vào năm 1826, gia đình chuyển đến Scotsbrig, “một ngôi nhà thô sơ” tuyệt vời phục vụ mục đích nông nghiệp, nơi cha mẹ Carlyle đã dành phần đời còn lại của họ. Trong ngôi nhà giản dị này, Carlyle đã trải qua nhiều kỳ nghỉ thư giãn giữa những người dân của mình.
  • “Tại thị trấn cổ Haddington,” ông viết, “vào ngày 14 tháng 7 năm 1801, một cặp vợ chồng mới cưới đã sinh ra một cô con gái nhỏ, họ đặt tên cho cô là Jane Baillie Welsh, và tên sau này và tên cuối cùng (chữ ký chung của cô trong nhiều năm) là Jane Welsh Carlyle…. Ồ, cô ấy cao quý, rất cao quý, vào thời kỳ đầu đó cũng như trong mọi thời kỳ khác, và đã biến những gì xấu xí và buồn tẻ nhất thành một thứ gì đó đẹp đẽ! Tôi nhìn lại nó như thể xuyên qua cầu vồng – một chút nắng của cô ấy, những giọt nước mắt của tôi.”
  • Bà Carlyle, trong Early Letters, có nhắc đến ngôi nhà của cha bà ở Haddington, nơi bà sinh ra. “Đó vẫn là quê hương của tôi! và sau cùng, có rất nhiều thứ ở đó mà tôi yêu thích. Tôi yêu màu xanh nhạt, nơi tôi từng nhảy nhót, nằm cuộn mình, lăn tròn, và làm vòng cổ gowan và chuỗi thân cây bồ công anh, trong những ngày tháng ‘tồn tại nhỏ bé’ của tôi.”
  • Cuộc hôn nhân của Carlyle với Jane Baillie Welsh diễn ra vào ngày 17 tháng 10 năm 1826, tại Templand, nơi bà Welsh đang sống lúc đó. Buổi lễ diễn ra trong sự yên tĩnh nhất, em trai của ông là John Carlyle là người duy nhất có mặt ngoài gia đình của cô Welsh.
  • Trong khoảng thời gian mười tám tháng sau khi kết hôn, gia đình Carlyle sống tại số 21, Comely Bank, “ngôi nhà nhỏ gọn gàng, cách xa mọi sự náo loạn và thối nát (vật chất và tinh thần) của thị trấn hôi thối, nơi chúng ta không nghe thấy tiếng động nào, và chỉ nhìn thấy qua màn hình sự phản chiếu của những ngọn đèn ga trên bầu trời tối tăm”. Trong thời gian này, Carlyle đã đóng góp các bài luận cho Edinburgh and Foreign Quarterly Reviews. Năm 1828, một cuộc di dời đã được thực hiện đến dinh thự của ông Welsh tại Craigenputtock, nơi mà trong sự cô độc, Sartor Resartus “người hình như theo thuyết Druid” đã được viết. “Puttock tội nghiệp!” ông thốt lên trong một trong những lá thư của mình, “Lâu đài của nhiều nỗi phiền muộn; lâu đài than bùn, nơi ma quỷ không bao giờ ngủ! Thật là cảm động đối với ta khi ta nhìn thấy hình ảnh của ngươi ở đây”. Tại nơi vắng vẻ này, tách biệt khỏi mọi giao lưu xã hội, gia đình Carlyle vẫn ở lại cho đến năm 1834, sau “sáu năm bị giam cầm trên đồng cỏ Dumfriesshire”, họ chuyển đến Chelsea và định cư tại số 5, Cheyne Row, trong ngôi nhà mà họ sẽ ở cho đến khi chết.
  • Sau một tuần tìm nhà mệt mỏi ở London dưới sự hướng dẫn của Leigh Hunt, Carlyle đã gửi cho vợ mình một bản mô tả dài về nơi ở mới dự kiến, trong đó có đoạn sau: “Chúng tôi được gọi là ‘Cheyne Row’ (phát âm là Chainie Row) và là một ‘khu phố lịch sự’, hai bà già ở một bên, nhân vật không rõ danh tính ở bên kia, nhưng có ‘đàn piano’ như Hunt đã nói. Đường phố được lát cờ, có nhiều tầng, có lan can sắt, tất cả đều theo kiểu cũ và được trang trí chặt chẽ…. Bản thân ngôi nhà rất nổi tiếng, cổ kính, có ốp gỗ đến tận trần nhà, và đã được sơn mới và sửa chữa lại…. Nhìn chung, đây là một ngôi nhà cũ rộng rãi, đủ dùng, ví dụ như có những nơi để treo, chẳng hạn, ba chục chiếc mũ hoặc áo choàng, và nhiều khe hở, máy ép cũ kỳ lạ và tủ quần áo có kệ để thỏa mãn cơm mua sắm thèm muốn nhất – tiền thuê 35 bảng Anh! Tôi thú nhận rằng tôi rất muốn mua.”
  • Khoảng thời gian tươi sáng và hạnh phúc nhất trong ngày của Carlyle là vào đầu buổi tối. “Về nhà lúc năm đến sáu giờ, cởi bỏ áo mưa bùn, và tạm gác lại những cơn ác mộng trong một thời gian, tôi cố gắng ngủ một tiếng trước bữa tối (một mình, ăn kiêng, hoàn toàn đơn giản) của mình; nhưng trước tiên, tôi luôn đến phòng vẽ cùng cô ấy trong nửa giờ; nơi ngọn lửa sáng sủa, ấm áp chắc chắn đang cháy (nến hầu như không được thắp, tất cả đều trong tông màu sáng tối đáng tin cậy)…. Đây là khoảng thời gian tươi sáng duy nhất trong ngày đen tối của tôi. Ôi, nửa giờ buổi tối vào những ngày đó thật đẹp đẽ và hạnh phúc biết bao!”
  • Việc xây dựng phòng nghiên cứu cách âm này đã được đề xuất từ ​​năm 1843, nhưng phải đến mười năm sau, dự án mới được đưa vào thực hiện. Vào ngày 11 tháng 8 năm 1853, Carlyle đã viết thư cho em gái mình: “Cuối cùng, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, anh đã quyết định xây một tầng trên cùng cho ngôi nhà, một căn hộ lớn, vuông hai mươi feet, với những bức tường đôi mỏng, ánh sáng từ trên đỉnh, v.v., và được thông gió khéo léo, không có âm thanh nào có thể lọt vào; và đám gà trống xung quanh nhà có thể gáy tưng bừng nhưng anh sẽ chẳng nghe được tiếng của chúng!”
    Kế hoạch có vẻ hứa hẹn trên giấy tờ, nhưng kết quả là “một sự thất bại không thể cứu vãn”. Mặc dù tiếng ồn ở khu vực lân cận đã được loại trừ, những âm thanh ở xa, “những điều xấu xa mà ông không biết đến” trong các phòng bên dưới, lấy làm khổ sở khi nghe thấy; tuy nhiên, ông đã sử dụng căn phòng này làm phòng làm việc của mình cho đến năm 1865, và tại đây, “bị các thế lực giận dữ cuốn đi”, ông đã hoàn thành những gì mà Tiến sĩ Garnett gọi là “Cuộc chiến mười ba năm của ông với Frederick”. Bàn viết và ghế bành của ông nằm gần trung tâm, và trong tầm với dễ dàng là chiếc bàn gỗ gụ nhỏ để đựng những cuốn sách mà ông tình cờ sử dụng – hoặc những cuốn sách không có trên sàn.
  • Căn phòng ở tầng trệt – vào thời điểm đó được gọi là “phòng khách”- là nơi Edward Irving được dẫn vào khi ông đến thăm Cheyne Row một lần, vào mùa thu năm 1834. “Tôi nhớ lại,” Carlyle viết trong Reminiscences, “ông ấy đã khen bà (cũng như ông ấy đã muốn vậy) về căn phòng nhỏ xinh mà bà đã làm cho chồng mình và cho chính mình; và, lướt mắt qua những đồ trang trí, sắp xếp tinh xảo của bà (tất cả đều rất tiết kiệm, giản dị, đầy duyên dáng, đúng mực và khéo léo như trước), ông mỉm cười nói: ‘Em giống như một bà Eva, và tạo ra một Thiên đường nhỏ bé ở bất cứ nơi nào em đến.’”
  • Không có mô tả nào về ngôi nhà Chelsea của Carlyle trở nên hoàn chỉnh nếu không đề cập đến nhà bếp nơi bà Carlyle làm mứt cam “tinh khiết như hổ phách lỏng, hương vị và vẻ ngoài gần như tinh tế một cách thơ mộng”; và cũng là nơi bà khuấy phần cháo Scotch vô cùng đáng ngưỡng mộ của Leigh Hunt. Những người đọc tác phẩm Thư và Đài tưởng niệm sẽ có được nhiều cái nhìn thoáng qua về căn hộ này và những người ở trong đó. Đồ đạc rất cũ, đặc biệt là bếp mở với “ấm đun nước có quai xách” và “những kẻ keo kiệt di động”. Chiếc tủ đựng đồ được đặt ở đó vào năm 1834 vẫn còn dựa vào bức tường phía nam; chiếc bàn vẫn còn ở giữa, và có một bồn rửa ở góc bên cạnh máy bơm đã ngắt kết nối.
  • Khi Carlyle đang nghỉ ngơi tại Dumfries, sau khi kiệt sức vì Bài diễn văn nhậm chức đầy chiến thắng khi nhậm chức Hiệu trưởng Đại học Edinburgh, ông nhận được thông báo về cái chết đột ngột của vợ mình khi đang lái xe ngựa ở Hyde Park vào ngày 21 tháng 4 năm 1866. Hậu quả của biến cố này đối với ông thật khủng khiếp.
    Ông nói rằng “Tôi không còn tinh thần để viết nữa”, “mặc dù đôi khi tôi vẫn cố gắng”.
  • Bà Carlyle được chôn cất tại Nhà thờ Haddington. “Tôi đã đặt bà vào trong ngôi mộ của cha bà,” Carlyle viết trong Reminiscences, “theo giao ước bốn mươi năm trước, và mọi thứ đã kết thúc. Trong gian giữa của Abbey Kirk cũ, một đống đổ nát từ lâu, giờ đây đã được cứu khỏi sự mục nát hơn nữa, với bầu trời nhìn xuống cô ấy, Jeannie bé nhỏ của tôi đang ngủ, và ánh sáng trên khuôn mặt cô ấy sẽ không bao giờ chiếu sáng cho tôi nữa.”
  • Chữ khắc trên bia mộ của Carlyle rất đơn giản: huy hiệu gia tộc (hai con rồng bay), phương châm gia tộc (Humilitate), và sau đó là một vài từ này: “Đây là nơi an nghỉ của Thomas Carlyle, người sinh ra tại Ecclefechan, ngày 4 tháng 12 năm 1795, và mất ở tuổi 24, Cheyne Row, Chelsea, London, vào thứ Bảy, ngày 5 tháng 2 năm 1881.
    “Không cần tượng đài nào cả,” Froude viết, “cho một người đã tạo nên đài tưởng niệm vĩnh cửu cho chính mình trong trái tim của tất cả những người coi sự thật là tài sản quý giá nhất.”

 

Ghi chú cho một số bức chân dung của Thomas Carlyle

Bức chân dung thực hiện bởi Daniel Maclise, R.A.: Bức chân dung này hiện đang ở Bảo tàng Victoria và Albert. “Carlyle,” David Hannay viết trong Tạp chí Nghệ thuật, “là tác giả của Sartor Resartus, dáng đứng tựa cột theo lối truyền thống với vẻ ngoài như mọi khi trong trạng thái tốt không sử dụng màu vẽ. Không có đường nét nào trên khuôn mặt hay ánh sáng nào trong mắt ông ấy.”

Một bản phác họa bởi Bá tước D’Orsay (1839): “Ông ấy (D’Orsay) đã sắp xếp,” cùng một tác giả nói, “để khiến Carlyle trông giống như anh hùng trong tiểu thuyết dành cho phụ nữ – một chàng trai trẻ xuất sắc với một lọn tóc xoăn ở môi trên và mái tóc được chải chuốt cẩn thận.”

Bồ công anh bằng vàng của Sir J.E.Boehm: Huy chương này được sao chép từ bản khắc gỗ của Pearson. Nó được tặng cho Carlyle vào năm 1875, vào sinh nhật lần thứ tám mươi của ông, bởi bạn bè và người hâm mộ ở Edinburgh.

“Giáo sư Diogenes Teufelsdröckh, của Weissnichtwo, chẳng là gì nếu ông không phải là Carlyle trong lớp hóa trang, là sự phản chiếu cá tính của người Scotland lên một bối cảnh rất Đức nửa hài hước, nửa triết học.” – Ernest Rhys: Ghi chú giới thiệu về Sartor Resartus.

Một bức vẽ bởi E.J. Sullivan: “Ông Whistler, tại Phòng trưng bày nghệ thuật Glasgow Corporation, đã thành công rõ rệt trong việc làm cho khuôn mặt của Carlyle trở nên thú vị. Ông đã tránh mọi thứ giống như sự cường điệu. Ông đã không cố gắng làm cho mái tóc thô kệch trở nên đẹp hơn, hoặc tạo cho khuôn mặt vẻ ngoài của một người đàn ông hoang dã bằng cách nhấn mạnh vào các đường nét sâu và đường viền nghiêm nghị của nó. Phần đầu cao quý, tĩnh lặng và buồn bã. Nghệ sĩ đã cố gắng vẽ một bức chân dung nghiêm túc hơn là đưa ra một ‘góc nhìn’, và ông đã thành công.”- David Hannay trong Tạp chí Nghệ Thuật.

Một bức vẽ bởi G.F. Watts, R.A.act 73: Bức chân dung này, được thực hiện cho John Forster, người rất hài lòng với nó, hiện đang ở Phòng trưng bày chân dung quốc gia. Bản thân Carlyle mô tả nó là “một gã hề trông có vẻ điên loạn, đầy bạo lực, vụng về, tàn bạo và ngu ngốc, không có nét nào giống với bất kỳ nét nào tôi từng biết ở bản thân mình. Sự thật trong sự thật. Rốt cuộc thì tôi quan tâm đến điều gì? Forster rất hài lòng.”

Một bức chân dung vẽ bởi Sir J. E. Millais, P.R.A: Bức tranh của Millais, cũng ở Phòng trưng bày chân dung quốc gia, được vẽ vào năm 1877 cho ông J. A. Froude. Ý kiến ​​của ông về bức tranh như sau: “Và dưới bàn tay của Millais, Carlyle già nua lại xuất hiện trên bức tranh mà tôi đã không nhìn thấy trong ba mươi năm. Bí mật bên trong các nét mặt đã được phát hiện rõ ràng. Có một sự giống nhau mà không một nhà điêu khắc, không một nhiếp ảnh gia nào có thể sánh bằng hoặc tiếp cận được. Sau đó, tôi không biết bằng cách nào, nó dường như mờ dần. Millais ngày càng không hài lòng với tác phẩm của mình, và tôi tin rằng, ông không bao giờ hoàn thành nó.”

Một bức tượng bởi Sir J. E. Boehm, R.A: Trong khu vườn trên Bờ đê Chelsea có một bức tượng Thomas Carlyle bằng đồng do cố Sir Edgar Boehm thực hiện, được đặt ở đó theo hình thức quyên góp vào năm 1882. Ông Froude coi đây là “một sự giống nhau về khuôn mặt và hình dáng thỏa đáng nhất có thể được thể hiện trong tác phẩm điêu khắc; và sự trân trọng nồng ấm đã phát triển giữa người nghệ sĩ và Carlyle đã giúp Boehm nắm bắt được những thay đổi trong biểu cảm của ông ấy với thành công hơn mức bình thường”.

 

G. K. CHESTERTON & J. E. HODDER WILLIAMS

Hồng Linh dịch từ gutenberg.org

Khi người hùng lại chính là vấn đề

Về Robert Muller, Greta Thunberg, và việc tìm sức mạnh từ sự đoàn kết Khi nói đến biểu tượng cho cụm từ “đơn thương độc mã” bạn có thể sẽ nghĩ đến nhân vật người hùng trong bộ phim mới đây “Woman at War”. Bộ phim kể về một eco-saboteur (ND: người cố ý phá hoại các công trình với mục đích bảo vệ môi trường) người Iceland bắn cung siêu giỏi, với các cảnh làm nổ tung đường dây điện cao áp, cô ta