Home Hiểu Sáp nhập, Hôn nhân và Độc quyền: Kết hôn có thể dạy chúng ta điều gì về Các vụ mua lại doanh nghiệp

Sáp nhập, Hôn nhân và Độc quyền: Kết hôn có thể dạy chúng ta điều gì về Các vụ mua lại doanh nghiệp

Book Hunter

20/03/2023

Không có vụ sáp nhập nào nên bị ngăn cản. Các doanh nghiệp hợp nhất không khác gì các cá nhân hợp nhất.

Tại sao chàng trai mời cô gái khiêu vũ? Anh ấy làm như vậy bởi vì nghĩ rằng anh sẽ tốt hơn nếu “về chung một nhà” với cô ấy, thay vì ở một mình. Nếu cô ấy đồng ý, thì tại sao cô ấy lại làm như vậy? Cũng cùng lý do với anh, cô ấy đánh giá việc “về chung một nhà” sẽ có lợi cho cô. Nếu cô ấy từ chối, đó là do cô nghĩ rằng cô sẽ tốt hơn khi ở một mình hoặc kết hôn với người khác.

Chúng ta hãy giả sử rằng chàng A và cô B quyết định “hợp nhất”. Họ có nên được luật pháp cho phép làm vậy không? Có vẻ thật khó khăn để biết tại sao chuyện này nên được ngăn chặn, ví dụ cân nhắc độ tuổi thích hợp chẳng hạn… Lập luận về nghĩa vụ nghe hợp lý. Những người lớn mà giữa họ có sự chấp thuận thì chắc chắn có quyền “hợp nhất”.

Nhưng còn phúc lợi kinh tế thì sao? Nền kinh tế sẽ tốt hơn hay xấu đi nếu mối liên kết giữa A và B này diễn ra? Dường như chẳng có lý do gì để cho rằng sẽ có bất kỳ thiệt hại nào cho phúc lợi kinh tế. Nhưng có một số trường hợp được xác nhận. Ví dụ, một cô gái trẻ C muốn “kết hợp” với A. A không thể làm như vậy được nữa, giả sử vì bây giờ anh đang trong cuộc hôn nhân một vợ một chồng với cô B. Một thanh niên D thích “hợp nhất” với cô B, nhưng cô ấy hiện không thể vì lý do tương tự.

Chúng ta mới chỉ bắt đầu thăm dò những nhược điểm của mối quan hệ giữa A và B. Khi hai người này hợp nhất, họ có thể mua ít đồ hơn từ E, khiến phúc lợi của E giảm đi. Hoặc, cặp vợ chồng AB có thể bán nhiều hơn cho F, giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ, từ đó gây bất lợi cho G, H và tôi, những người đang cạnh tranh với công ty đó.

Vì vậy, việc sáp nhập AB do đó có nên bị ngăn chặn hoàn toàn hay ít nhất là do chính phủ quy định và vì “lợi ích chung” không? Việc chính sách công này có nên được thực hiện hay không sẽ được xác định bởi đa số các nhà kinh tế dựa trên cơ sở rằng liệu lợi ích cho AB có lớn hơn chi phí cho C, D, E, F, G, H, I và bất kỳ ai khác mà họ có thể tính đến hay không.

Câu trả lời cho việc có nên điều chỉnh những vụ sáp nhập như vậy hay không sẽ là “Có”, nếu bạn muốn tăng lương cho các nhà kinh tế học và luật sư chuyên về luật chống độc quyền và đảm bảo họ không bao giờ thất nghiệp. Tôi đã từng là chuyên gia kinh tế chứng kiến một vụ kiện chống độc quyền; hãy để tôi đảm bảo với bạn, tiền lương rất tuyệt vời.

Một người bạn thời thơ ấu của tôi, một giáo sư đại học, khởi nghiệp chuyên về tiền tệ, ngân hàng và kinh tế vĩ mô. Anh ấy từng nói với tôi: “Không có tiền trong (khi tập trung vào) tiền. Tiền thực sự nằm trong kinh tế học chống độc quyền”. Quá đúng.

Nhưng câu trả lời là “Không”. Không có vụ sáp nhập nào nên bị ngăn cản. Các doanh nghiệp hợp nhất trong một vụ sáp nhập không khác gì các cá nhân làm như vậy theo cách lãng mạn, ít nhất là không phải từ quan điểm của kinh tế học duy lý.

Đây không đơn thuần là một vấn đề lý thuyết. Khi chúng ta nói – viết – các thành viên trong ngành luật và kinh tế đều có một ngày đi thực địa.

Năm 2020, Meta Platforms, chủ sở hữu của Facebook, đã mua lại Giphy, một nhà sản xuất hình ảnh hoạt hình cho truyền thông xã hội. Thẻ giá được báo cáo là 400 triệu USD. Việc này đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Không có sự thu mua nào như vậy có thể xảy ra nếu nó sai trái. Nhưng giờ đây, các quan chức cạnh tranh hàng đầu của Vương quốc Anh, với sự khôn ngoan không giới hạn của họ, đã xác định rằng vụ sáp nhập này xét cho cùng không phải vì lợi ích chung. Trên thực tế, họ nhận thấy chi phí lớn hơn lợi ích. Các vụ sáp nhập khác được đưa tin bao gồm Peabody Energy Corp. và Coronado Global Resources; Booz Allen Hamilton và Ever Watch; United Healthcare và Change Healthcare; U.S. Sugar và Imperial Sugar; Microsoft và Activision Blizzard; Broadcom và VMWare; Oracle và Cerner; AMD và Xilinx; Prologis và Duke Realty; Orange và Grupo MásMóvil; DSM và Firmenich; Adobe và Figma.

Vấn đề trong tất cả các trường hợp trên là các cơ quan hoạch định trung ương không có bất kỳ dữ liệu nào cho phép họ xác định xem liệu những cuộc hôn nhân kinh doanh này có vì lợi ích chung hay không (bất kể điều đó có nghĩa là gì).

Họ đánh đồng số lượng đối thủ cạnh tranh với mức độ cạnh tranh; cái trước càng nhiều thì cái sau cũng nhiều lên. Tuy nhiên, chỉ có hai đối thủ trên võ đài quyền anh, và bất kỳ ai đã từng là một trong số họ tham gia thi đấu đánh đấm đều biết rõ mức độ cạnh tranh thực sự như thế nào.

Sự độc quyền hoàn toàn thì sao? Nỗi sợ hãi về hiện tượng này là nguyên nhân thúc đẩy tâm lý chống sáp nhập. Các nhà kinh tế, mà thực sự nên biết rõ hơn, cho rằng công ty có “sức mạnh độc quyền” sẽ cắt giảm số lượng để tăng giá; điều này sẽ gây tổn hại cho người tiêu dùng và mang lại sự kém hiệu quả kinh tế do sẽ dẫn đến “tổn thất nặng nề”.

Điều này giống như nói rằng Mike Tyson, khi còn là nhà vô địch hạng nặng, chẳng hạn chỉ thi đấu hai lần mỗi năm, trong khi lẽ ra anh phải tham gia đấu võ chuyên nghiệp mỗi tháng một lần. Mười trận đấu nữa mà anh từ chối tham gia (nhà độc quyền độc ác đó) sẽ khiến anh ta tốn ít máu, mồ hôi và nước mắt hơn so với những lợi ích tích lũy cho người tiêu dùng.

Bất cứ ai mà có thể tin tưởng một cách nghiêm túc vào những điều ngớ ngẩn như vậy nên đăng ký học tiến sĩ tại một trường đại học truyền thống. Những điều đó là vô nghĩa khi khoa trương. Đơn giản là không có cách nào để biết liệu các cuộc tỉ thí võ thuật bổ sung có khiến Iron Mike phải trả giá đắt hơn những lợi ích thu được từ người tiêu dùng hay không. Bất cứ ai với sự táo tợn khi nghĩ rằng có lý do hợp lý để ông có thể đưa ra bất kỳ quyết định nào như vậy đều cần phải bị tước giấy phép kinh tế (giả sử có chuyện như vậy diễn ra và may mắn thay, không có chuyện đó).

Quan điểm của hầu hết các thành viên trong giới kinh tế học là độc quyền là một “sự thất bại của thị trường”. Nhà độc quyền từ chối tham gia vào nhiều tương tác thương mại nhất có thể. Nếu họ tiếp tục theo đuổi logic của lý thuyết sai lầm này, họ cũng sẽ phải phản đối chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Tại sao ư? Đó là bởi dưới sự sắp xếp hôn nhân như vậy, cả hai đối phương đều từ chối một số tương tác nhất định với người khác. Hôn nhân một vợ một chồng cũng giống như một “thất bại thị trường” với cùng một lý do như độc quyền vậy.

Còn trường hợp Standard Oil (Standard Oil Co. tại New Jersey, Mỹ) tai tiếng năm 1911, trong đó John D. Rockefeller bị buộc tội tham gia vào cuộc chiến giá cả địa phương, loại bỏ cạnh tranh và sau đó tăng giá. Sự mù kiến thức kinh tế này đã bị John S. McGee bác bỏ từ năm 1958. John D. kiếm được nhiều tiền nhờ xử lý dầu hiệu quả hơn. Lời giải thích thay thế mà hầu hết mọi người đều tin vào là sai và phi logic. Nếu thực sự đúng như vậy, thì mục tiêu giảm giá của ông ta chỉ còn cách phải mua dầu từ Standard Oil và sau đó mở cửa trở lại khi công ty được cho là đã tăng giá.

(Vậy nên) không có trường hợp nào không cho phép A và B hợp nhất, và điều này cũng áp dụng cho tất cả các vụ sáp nhập trong kinh doanh.

Nguồn: Walter Block – FEE

Dịch: Hải Anh