Home Hiểu Nước Pháp không như bạn nghĩ (6): Tính ăn thua đủ

Nước Pháp không như bạn nghĩ (6): Tính ăn thua đủ

Người Pháp có một sở thích đặc biệt đối với việc chia rẽ trên mọi vấn đề – một thái độ có thể bắt nguồn từ tình yên vĩ đại của họ với quyền lực. Tính bảo thủ như một lực ly tâm mạnh lan tỏa đến từng ngóc ngách của xã hội Pháp. Khi đã hiểu được sự tồn tại của nó, tôi thấy nó ở mọi nơi: trong tin tức, những cuộc đàm thoại của mọi người, lịch sử, chính trị, kinh doanh, cuộc sống thường ngày, và những mối quan hệ lao động. Ở Pháp ai đó luôn thằng và ai khác luôn phải thua. Ít nhất là ngoài mặt, các lập trường luôn có vẻ không thể dung hòa được với nhau.

Dùng cụm từ “Chủ nghĩa cực đoan” hay “chủ nghĩa tối đa” thì mạnh quá khi muốn diễn tả thái độ này, bởi giờ đây chúng thường gắn liền với những chế độ cộng sản hay trào lưu chính thống tôn giáo. “Tính không bao dung” thì lại thường đi với nạn phân biệt chủng tộc. Còn “tính không khoan nhượng” và “thiếu kiềm chế” không đủ để truyền tải mức độ mà người Pháp sẵn sàng giành thế thượng phong trước những người đồng bào của họ.

->Cuối cùng chúng tôi quyết định dùng cái tên “jusqu’au- boutisme” (sự ăn thua đủ). Chính người Pháp dùng thuật ngữ này để miêu tả những kẻ cứng đầu sẵn sàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, không quan tâm đến cái giá phải trả, cho dù có phải đánh mất tất cả đi chăng nữa.

Nước Pháp vẫn hoạt động bất chấp sự khuyết điểm tính cách này. Theo cách nào đó, lịch sử nước Pháp 800 năm qua chứa đầy những thí nghiệm dang dở mong tìm một liều thuốc cho nó. Giải pháp, trớ trêu thay, lại là thỏa hiệp.

Người Pháp đã tổ chức chính họ theo cách bao hàm sự thỏa hiệp này. Họ có một cấu trúc chính phủ có sẵn sự cực đoan mà không thực sự kìm hãm nó – một chính thể dân chủ “chuyên chế”.

Khó mà không nghĩ đến chiến tranh khi bạn đang đi du lịch ở Pháp. Tính hiếu chiến tồn tại ở khắp nơi, trong những bảo tàng của những thị trấn nhỏ bé nhất, trong tâm thức của người dân, và trong cách người Pháp sống ở quốc gia họ.

Những ngôi nhà trong hang động ở Périgord không đơn thuần được xây nên để bảo vệ người ta khỏi thiên tai. Những địa điểm đó được lựa chọn rõ ràng vì giá trị chiến lược của chúng trong trường hợp bị láng giềng tấn công.

Nhiều thung lũng ở Pháp có đầy những lâu đài với hào nước và cầu kéo và những nhà thờ được xây tường thành bao quanh. Những gì vẫn còn tồn tại ở Pháp hôm nay trông cổ kính và lôi cuốn, nhưng phần lớn của chúng được xây dựng với mục đích khiêu chiến. Tính hiếu chiến là mẫu số chung xuyên suốt chiều dài lịch sử nước Pháp.

Người Pháp phải đương đầu với một số lượng đáng kể những kẻ xâm lược: người Vandal, người Moor, người Anh, người Thổ, người Tây Ban Nha, và người Đức. Nhưng hơn hết, họ phải đương đầu với nhau – những người láng giềng từ làng, lâu đài, hạt, lãnh địa, hay pays bên cạnh.

Trong một xã hội địa điền vô cùng phức tạp như Pháp, các quý tộc và lãnh chúa liên tục tìm cách mở rộng lãnh thổ và ảnh hưởng của mình. Họ có hai phương pháp ưa thích: hôn nhân hoặc chiến tranh. Nhưng lòng tham đất đai và sự kích thích quyền lực không phải là những lý do duy nhất khiến người Pháp chiến đấu chống lại nhau trong suốt lịch sử của họ.

Người Pháp chiến đấu về việc ai nên làm vua, giáo hoàng hay vua nên nắm quyền lực tối cao, có nên có vua hay không, ông ta có phải tuân theo Hiến pháp hay không, và hơn nữa. Người Pháp đã chống lại nhau về những vấn đề này và những vấn đề ít nghiêm trọng hơn, đôi khi với một sự tàn bạo không thể hiểu nổi và gây ra những thiệt hại sinh mạng khó lý giải.

Người Pháp thật sự cho thấy họ có tài trong việc tự chia rẽ bản thân thành những bè phái đối lập trong suốt lịch sử.

  • Trong Chiến tranh 100 Năm (1337-1453), giữa người Pháp và người Anh, hầu hết những “người Anh” thật ra lại chính là người Pháp coi vua Anh là lãnh tụ hợp pháp của họ. Họ có quan điểm riêng của mình.
  • Suốt trong những cuộc Chiến tranh Tôn giáo (1560-98) một thế kỷ sau, những người Công giáo và những người Kháng cách ở Pháp thảm sát lẫn nhau nhiều vô kể và tiếp tục lầm vậy thậm chí trong suốt thế kỷ XVII tương đối yên bình.
  • Cho đến năm 1789, giới tăng lữ và quý tộc tận hưởng rất nhiều quyền lợi – đáng kể nhất là việc họ được miễn thuế. Mọi chuyện tồi tệ đến mức nổi dậy là cách duy nhất những tầng lớp thấp hơn trong xã hội có thể dùng để bãi bỏ sự bất công này.
  • Cách mạng Pháp năm 1789 phát động một loại bạo lực mới đặt những người républicain  chống lại những người quý tộc, người ủng hộ chính thể quân chủ, và những người Công giáo trong một thế kỷ rưỡi sau đó.
  • Cho đến năm 1830, những mối quan hệ lao động đem đến một chiều kích mới cho cuộc xung đột, phân cực hóa nó trở thành một cuộc giành giật giữa cánh Hữu và cánh Tả.
  • Điều này dẫn đến cuộc lật đổ Paris vào năm 1871 (trong đó 20,000 người chết) và suýt nữa thì một cuộc nội chiến vào 1898-1906 về Vụ Dreyfus.
  • Trong những năm 1930, cánh Hữu trở nên bạo lực một cách công khai.
  • Sự chiếm đóng của Đức Quốc xã (1940-44) chấm dứt trong một cuộc nội chiến quy mô nhỏ giữa những thành viên của Lực lượng kháng chiến Pháp và những người ủng hộ chính phủ Vichy.
  • Năm 1958, bài toán nền độc lập của Algeria lại một lần nữa đẩy nước Pháp lại gần một cuộc nội chiến.
  • Từ năm 1789 đến năm 1962, người Pháp đã trải qua 5 chế độ dân chủ , 3 quân chủ, 2 đế chế, và một nền độc tài phát-xít, tất cả đều kết thúc trong bạo lực

Chủ nghĩa liên bang cũng là một chủ đề mà người Pháp ai cũng cảm thấy hoang mang. Từ lịch sử lâu đời của mình, Hoa Kỳ đã phải giải quyết các sự khác biệt tôn giáo và các căn tính cộng đồng to lớn bằng cả quốc gia. Giải pháp khi đó là tạo ra một chính thể liên bang cho phép các cộng đồng giữ lại một số quyền lực, và viết một bản Hiến pháp không đề cập đến Chúa. Thể thức này không ngăn nổi nội chiến, nhưng nếu không có nó thì mọi chuyện đáng lẽ còn tồi tệ hơn.

Ở Canada, ngôn ngữ và tôn giáo đe dọa sự thống nhất, nên người Canada tạo ra một chính quyền liên bang còn lỏng lẻo hơn, để lại những quyền lực đáng kể cho các tỉnh thành.

Nước Bỉ ban đầu được tạo ra như một nhà nước trung ương, nhất thể, nhưng khi điều này kích động những xung đột giữa những phần tử Pháp và Flanders của đất nước, người Bỉ chuyển sang một chính thể liên bang với 6 quyền tài phán gối lên nhau, 3 về lãnh thổ và 3 về ngôn ngữ. Lạ lùng là vậy, nhưng nó hoạt động tốt.

Ở Vương quốc Anh, chính quyền trung ương duy trì một động thái như thể phân quyền bằng cách cho phép Ngân hàng Scotland hoặc Ngân hàng Ireland in đồng tiền riêng của họ. Đối mặt với những thiểu số họ chưa bao giờ đồng hóa hoàn toàn, như người Ireland chẳng hạn, họ đã công nhận sự thành lập nước Cộng hòa Ireland năm 1922, và các nghị viện khu vực trực thuộc ở Scotland và xứ Wales năm 1999. Tây Ban Nha cũng làm điều tương tự với xứ Catalan. Ở nhiều quốc gia, những mâu thuẫn được giải quyết bằng việc ủy quyền.

 Chủ nghĩa liên bang là một cách để các quốc gia thích nghi với mâu thuẫn trong nội bộ dân chúng, nhưng đó không phải là cách người Pháp chọn. Giải pháp của họ là chủ nghĩa chuyên chế và mô hình tập quyền trung ương. Mặc cho bao nhiêu nỗ lực trong việc thiết lập một nền quân chủ lập hiến và liên bang, chủ nghĩa liên bang chẳng bao giờ được chấp nhận rộng rãi ở Pháp.

Trong suốt lịch sử nước Pháp, chỉ có những ông vua tước đi quyền lực của các hoàng tử, công tước và bá tước nắm quyền theo vùng mà thôi.

Ngoại lệ duy nhất là trường hợp vua Henri IV, người đã ký Sắc lệnh Nantes, ban cho những người Kháng cách quyền tự do tôn giáo và kiếm soát 200 thành. Những người kế vị ông giới hạn sắc lệnh này cho đến khi cháu nội của ông là vua Louis XVI (1661-1715) hủy bỏ nó vào năm 1685.

Cho đến năm 1790, nước Pháp lâm vào một cuộc nội chiến ở mức thấp nhưng kéo dài gần như vô tận giữa những người tập quyền và các nhóm yêu cầu một số quyền tự chủ, dù là người Cathar, Albigesian, Bourguignon, Anh, Kháng cách, la Fronde, hay Vendéen.

Trong Cách mạng Pháp, những vấn đề nhức nhối này lại tái phát như xung đột giữa những người phe Liên bang Girondin và phe Tập quyền Jacobin. Những người Jacobin đã thắng, và những người liên bang trở thành những ông ba bị của chính trị Pháp.

Về phương diện lịch sử, các thể chế quân chủ lập hiến kiểu Anh đã thành công mỗi khi vương quyền nằm dưới quyền lực của một nghị viện, thường bao gồm các quý tộc và sau này mở rộng ra các đại biểu của thường dân. Ở Pháp, giới quý tộc đã nhiều lần cố gắng kiểm soát quyền lực của nhà vua nhưng chưa bao giờ thành công.

Từ năm 1614 đến năm 1789 nước Pháp có một thể thức nghị viện gọi là États-Généraux, trong đó những thành viên bao gồm các đại biểu của giới tăng lữ, quý tộc và thường dân. Nhưng các vua Pháp cai trị trong những giai đoạn đó không cần hỏi ý kiến từ cơ quan này một lần nào. Và trong mọi trường hợp, nếu họ có hỏi, giới tăng lữ và quý tộc sẽ liên thủ lại để bác bỏ quyền lợi của thường dân.

Thái độ đối với sự chia sẻ quyền lực chưa thay đổi nhiều. Các nhà nước liên bang thành công bởi họ có những quy ước kiềm chế bất thành văn. Ngay cả khi các nhánh quyền lực đè lên nhau và các quyền tài phán làm trùng việc của nhau, các cử tri cũng thường không cố gắng giải quyết bằng vũ lực. Các mâu thuẫn là một phần của hệ thống và các thiết chế được sinh ra để phân xử chúng. Hệ thống cần  phải có sự vừa phải và thỏa hiệp, nhưng người Pháp quá jusqu’au boutiste cho điều này.

Người Pháp chọn chuyên chế rất lâu trước khi Nhà nước Pháp hiện đại ra đời. Cả lịch sử của họ đẩy họ đi theo hướng này. Trong thời trung cổ, nhà vua phải chiến đấu chống lại giới quý tộc và giáo hội, và ông ta không phải lúc nào cũng thắng cuộc. Bất kỳ một giám mục nào có thành kiến với nhà vua cũng có thể rút phép thông công ông ta. Dần dần, quyền lực rút phép thông công này bị hạn chế chỉ dành cho giáo hoàng.

Nhưng cho đến thế kỷ XVII, uy quyền của nhà vua còn được cho là lớn hơn cả giáo hoàng. Vậy là chuyên chế ra đời. (Lúc này từ chuyên chế vẫn chưa tồn tại. Nó được tạo ra vào năm 1797, 8 năm sau khi Cách mạng Pháp bãi bỏ nền quân chủ.)

Một lãnh tụ chuyên chế không phải chịu kiềm chế chút gì về mặt tư pháp, Hiến pháp, hành pháp hay lập pháp lên quyền lực của ông ta. Ông ta đại diện cho lợi ích chung tuyệt đối của Nhà nước. Tất cả các nhà nước châu Âu đều đã thử nghiệm mô hình chuyên chế như một cách để thiết lập trật tự và an ninh – ở Pháp sự chuyên chế đã giữ mọi thứ gần nhau trong sự hòa bình khả dĩ trong gần 2 thế kỷ cho đến Cách mạng Pháp.

Sau Cách mạng, nước Pháp trải qua một thời kỳ bất ổn chính trị kéo dài tới tận năm 1958, nhưng thể chế dân chủ không ngừng tiến bộ, mặc dù gặp nhiều trở ngại. Năm 1799, Napoleon tự phong mình là quan chấp chính tối cao và một dạng thể chế nghị viện đã tồn tại, dù rằng vị hoàng đế tương lai này ra quyết định vì lợi ích chung. Trải qua các chế độ quân chủ khác nhau sau đó, Nghị viện vẫn sống sốt, mặc dù sự tin tưởng vào nó ở mỗi thời vua lại khác nhau. Nền dân chủ đã được thiết lập lại ngắn ngủi vào năm 1848, chỉ để bị thay thế bởi đế chế thứ hai vào năm 1851.

(Đế chế thứ hai tồn tại đến năm 1870. Một sự cân bằng dân chủ đã được đạt tới với nền Đệ tam Cộng hòa, kéo dài từ năm 1870 đến năm 1940, nhưng ngay cả nó cũng không thể chịu được phản xạ jusqu’au boutiste. Không có gì được viết trong Hiến pháp quy định rằng Nghị viện là tối cao, nhưng truyền thống này được chấp nhận rộng rãi. Chính phủ nào bất đồng với Nghị viện, chính phủ ấy bị giải thể hoặc phải từ nhiệm. Giữa năm 1871 và 1940 nước Pháp trải qua 120 chính phủ. Tình hình vô cùng bất ổn.)

Nguyễn Thế Anh

HẾT

Nước Pháp không như bạn nghĩ (5): Nghệ thuật hùng biện

Nghệ thuật hùng biện, hay nghệ thuật tu từ là nghệ thuật quý giá của người Pháp, cũng như kịch nghệ đối với người Anh, ca hát đối với người Ý, và violin đối với người Đức. Tu từ không chỉ là môn khoa học của sự thuyết phục và tính hùng hồn. Đó là nghệ thuật hùng biện, dù bằng bài viết hay phát biểu. Người Pháp học cách đánh giá cao và thực hành hùng biện từ khi còn nhỏ. Gần như kể

Chân dung linh hồn của Paris – Edith Piaf

Hầu hết mọi người biết đến Edith Piaf như là ca sĩ vĩ đại nhất của nước Pháp.  Sau khi qua đời hàng thập kỷ, bà vẫn là tượng đài được kính trọng, "Chim sẻ" (Piaf trong tiếng Pháp nghĩa là Chim sẻ) gần như đã trở thành chuẩn mực cho mọi ca sĩ, cả nam và nữ, những thế hệ hậu bối sau này. Thế mạnh của Edith Piaf không nằm nhiều ở kỹ thuật, hay chất giọng trong trẻo mà nằm ở độ
le-ai

Lê Ái

10/11/2016

Nước Pháp không như bạn nghĩ (4): Tôn sùng sự vĩ đại

Grandeur là một khái niệm khó dịch. Những từ gần nghĩa nhất, "sự vĩ đại", khiến tâm trí ta liên tưởng đến "sự đáng kính", "sự khác biệt" và "sự xuất sắc". Nhưng sự grandeur là còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Nó gợi lên quyền lực, vinh quang, và sự nâng tầm của đạo đức cũng như trí tuệ. Không có một thành phố nào trên thế giới cạnh tranh được với sự tráng lệ của Paris. Những bức tượng mạ vàng tô

Nhìn lại Paris – Edward Glaeser

Book Hunter: Chúng ta yêu thích Paris, nhưng chúng ta lại ít khi quan tâm về cách Paris đã được quy hoạch như thế nào. Nếu hiểu về cách quy hoạch của Paris, có lẽ chúng ta sẽ xem xét lại mong muốn "Paris hóa" Hà Nội của nhiều người mơ mông. "Nhìn lại Paris" là một tiểu mục trong Chương 6: "Nhà chọc trời có gì mà tốt đẹp thế?" của sách "Chiến thắng của đô thị"(tác giả Edward Glaeser) Một thế kỷ trước,

Book Hunter

12/07/2019

Nước Pháp không như bạn nghĩ (3): Không gian riêng tư

Nói đến sự riêng tư, tôi không muốn đề cập tới vấn đề bảo vệ hợp pháp thông tin cá nhân. Thậm chí, cũng không nói về ý tưởng về không gian cá nhân. Bàn đến tính riêng tư ở đây là bàn đến cảm giác của mỗi nền văn hóa: về những gì thân mật và những gì công khai. Ví dụ: người Bắc Mỹ tự do trao đổi tên và nghề nghiệp một cách công khai, nhưng những điều này được coi là