Home Hiểu Nước Pháp không như bạn nghĩ (5): Nghệ thuật hùng biện

Nước Pháp không như bạn nghĩ (5): Nghệ thuật hùng biện

Nghệ thuật hùng biện, hay nghệ thuật tu từ là nghệ thuật quý giá của người Pháp, cũng như kịch nghệ đối với người Anh, ca hát đối với người Ý, và violin đối với người Đức. Tu từ không chỉ là môn khoa học của sự thuyết phục và tính hùng hồn. Đó là nghệ thuật hùng biện, dù bằng bài viết hay phát biểu.

Người Pháp học cách đánh giá cao và thực hành hùng biện từ khi còn nhỏ. Gần như kể từ ngày đầu tiên, học sinh được dạy để lập dàn ý cho các tác phẩm và được cho điểm dựa trên chúng.

Thời thiếu niên, người Pháp đã từng được dạy để thể hiện một sự phát triển của các ý tưởng. Giờ đây họ đi theo một mô hình biện chứng kiểu thuyết-phản thuyết-tổng hợp. Nếu bạn lắng nghe cẩn thận khi người Pháp tranh luận nhau về bất kỳ chủ đề nào, tất cả họ đều tuân theo mô hình này chặt chẽ: họ trình bày một ý tưởng, giải thích những phản đối có thể đối với nó, và sau đó tổng hợp kết luận của họ.

Phương thức phân tích lý luận này được tích hợp vào toàn bộ sách vở ở trường học. Sách lịch sử cho trẻ em mười hai tuổi có tóm tắt các sự kiện ở dạng điểm với các tham chiếu đến các văn bản lịch sử gốc.

Trong một văn bản, có một phần về kiến trúc Romanesque  được chia thành các phần sau: nguồn gốc của phong cách, cách bố trí của phong cách Romanesque nhà thờ, các vấn đề kỹ thuật gặp phải trong quá trình xây dựng, nghệ thuật và trang trí Romanesque.

Học sinh Pháp học triết học ở lớp 11 và 12 và tìm hiểu cách phân tích vấn đề bằng cách sử dụng các danh mục và hệ thống lớp lang, ngay cả trước khi họ vào đại học.

Rõ ràng, không phải tất cả sinh viên đều trở thành những nhà văn và nhà hùng biện xuất sắc, nhưng tất cả họ đều được cho tiếp xúc với những tiêu chuẩn cao như nhau.

  • Học sinh theo đuổi khoa học xã hội trong trường đại học phải trải qua những bài tập tu từ khắt khe.
  • Sinh viên tại Institut d’Études Politiques (Viện Nghiên cứu Chính trị, một loại grande école) thậm chí phải viết lại các thông cáo báo chí gốc bằng cách đọc các bài báo về cùng một sự kiện được viết bởi nhiều tờ báo khác nhau.

Các sinh viên xuất sắc sẽ tỏa sáng, nhưng ngay cả những học sinh bình thường cũng học cách lắng nghe và biểu hiện bản thân rất tốt.

Ở một đất nước mà hùng biện và tu từ được quý trọng như vậy, không ngạc nhiên khi các tác giả và nghệ sĩ được đánh giá cao. Ở Bắc Mỹ, điều đầu tiên mọi người hỏi khi họ nghe ai đó viết là người đó kiếm sống như thế nào. Để tránh câu hỏi này, một số người thường tự xưng là nhà báo.

Nhưng ở Pháp, các nhà báo chỉ được quan tâm thứ hai (vả lại người Pháp không thực sự quan tâm đến tiền lương). Viết lách là một trong nghề nghiệp được trọng vọng nhất ở Pháp.

Các trí thức sinh sôi nảy nở trong những mảnh đất màu mỡ như vậy, và người Pháp trọng vọng các trí thức của họ trên hết. Không giống như ở Bắc Mỹ, trí thức của người Pháp không chỉ là một chuyên gia hay học giả. Người trí thức Pháp là, theo định nghĩa, engagés (cam kết với một lý tưởng). Họ là những tác giả thành công, người đã thúc đẩy một lý tưởng bằng cách tham gia vào chính trị hoặc dúng danh tiếng của mình gây ảnh hưởng lên một vấn đề chính trị, hoặc thậm chí bằng cách tạo ra một vấn đề.

Nhà thơ Alphonse de Lamartine (1790–1869) là một trong những trí thức cao cấp đầu tiên của Pháp. Ông đã để lại một sự nghiệp thơ ca lỗi lạc, nhưng cũng là một chính trị gia đủ khét tiếng để trở thành một trong năm thành viên của hội đồng hành pháp của chính phủ lâm thời Đệ nhị Cộng hòa. Chính ông là người được chọn để tuyên ngôn khai sinh nước Cộng hòa Mới vào năm 1848.

  • Victor Hugo (1802–85), tác giả của Les Misérables và Notre Dame de Paris, giành được ghế député cũng trong hội đồng ấy.
  • Alexis de Tocqueville (1805–59), tác giả của Democracy in America, là một député và Bộ trưởng Ngoại giao.
  • Trong thế kỷ XX, một trong những trí thức nổi bật nhất là tác giả André Malraux (1901–69), người đã trở thành Bộ trưởng Bộ Văn hóa dưới thời de Gaulle.
  • Émile Zola (1840–1902), người đặt ra tiêu chuẩn của intellectuel engagé  với cuốn sách kích động của mình, J’Accuse, được viết vào năm 1898. Zola tố giác một âm mưu quân đội chống lại một đại úy Do Thái, Alfred Dreyfus, người đã bị kết tội hai lần vì gián điệp cho quân Đức, trong các phiên tòa đã được dàn xếp và sau đó bị lưu đày trên Đảo Quỷ khét tiếng ở Guiana thuộc Pháp. Zola kết tội gần như mọi nhân chứng và tướng lĩnh trong vụ án đã dối trá và che đậy sự việc. Ông yêu cầu một phiên tòa thứ ba, nhưng cuối cùng lại bị xét xử, bị ghép tội phỉ báng. Ông bị kết án và tự nguyện đi lưu đày ở London, nhưng vụ việc này đã chia rẽ nghiêm trọng cánh Tả và Hữu tại Pháp, rồi nhanh chóng biến thành một trong những mâu thuẫn chính trị sâu sắc nhất của Đệ tam Cộng hòa. Dreyfus bị xét xử hai lần trước khi được trả tự do và phục chức sĩ quan vào năm 1906. Zola chết một cách bí ẩn bởi chất độc carbon monoxide vào năm 1902.
  • Và tất nhiên là có cả nhà triết học, tác giả và nhà viết kịch Jean-Paul Sartre (1905–80), một người chưa bao giờ được bầu cho chức vụ nào, nhưng những quan điểm chính trị của ông có ảnh hưởng đáng gờm ở Pháp trong suốt thế kỷ XX. Sau cuộc biểu tình tháng 5 năm 1968 ở Pháp, Sartre thành lập tờ báo cánh Tả đầu tiên tại Pháp, Libération, công khai theo tư tưởng của Mao Trạch Đông.
  • Nhưng các nhà văn không cần cứ phải là những Zola, Hugo, hoặc Sartre để trở thành trí thức. Tất cả những gì họ cần làm là đối mặt với giới quyền uy và mạnh mẽ chống lại một vấn đề. Tác giả Alexandre Jardin, người đã viết truyện tranh nổi tiếng tiểu thuyết Le Zèbre và một số phim hài lãng mạn khác, đã trở thành một trí thức được kính nể bằng cách sử dụng danh tiếng của mình để vận động cho phong trào xóa mù chữ, cho giáo dục, và một số lý tưởng khác.

Tiêu cực:

  • Báo chí Pháp không phải lúc nào cũng tốt. Các nhà báo Pháp không viết sự thật và thêm thắt vào bài báo quá nhiều ý kiến cá nhân. Trong mắt một vài người, các nhà báo Pháp quá dài dòng khi kể cho độc giả những gì đã xảy ra. Các ký giả báo và tạp chí Pháp thường xuyên đợi đến khi viết xong bài mới giải thích sự kiện.
  • Câu chuyện từ The International Herald Tribune đã khiến chúng tôi chú ý. Tiêu đề là, “Versailles lại bị lấy mất cây— Món quà của cây giống Hoa Kỳ đã bị gửi trả lại do vi phạm các quy định của Liên minh Châu Âu.” Câu chuyện của The Herald Tribune tuân theo các tiêu chuẩn của một bài báo ngắn. Nó bắt đầu với bối cảnh: vào ngày 26 tháng 12 năm 1999, hai cơn bão mạnh đã quật ngã hàng triệu cây ở Pháp, bao gồm 10,000 cây tính riêng ở Versailles, trong số đó có hai cây dương tulip được George Washington tặng. Tiếp theo, nó mô tả các sự kiện: sau cơn bão, học sinh trường Trung học Fayette ở Fayetteville, Georgia, muốn giúp người Pháp, nên họ thuyết phục Hiệp hội Lâm nghiệp tặng 5,000 cây để gửi sang cho Pháp trồng lại khu vườn của Versailles. Rồi đến kết luận. Người Pháp trả lại 3,000 cây giống vì chúng không đáp ứng được Quy định của Liên minh Châu Âu. Không cần nói toạc ra, nhà báo để cho người đọc kết luận rằng các quy định của Liên minh châu Âu, hoặc giới chức Pháp, là những nhân vật phản diện của câu chuyện. Những quan chức này đã bỏ qua thiện chí của những trẻ em Mỹ tốt bụng.

Các nhà báo Herald không bao giờ thực sự nói điều này. Bài viết trông như thể nó đang nói lên “sự thật”. Tuy nhiên, người ta hầu như không cần phải cố gắng trong việc hiểu rõ lập trường của người viết. Các sự kiện được sắp xếp để đưa người đọc đến một kết luận – rằng các quy định của Liên minh châu Âu thật khó chịu – mà không cần phải nói thẳng ra. Nhà báo đã củng cố quan điểm của mình bằng cách trích dẫn rất nhiều trẻ em, giáo viên, hiệu trưởng và nhân viên quan hệ công chúng (nạn nhân). Anh ta cũng bỏ qua một “sự thật” rất quan trọng mà các nhà báo Pháp nêu ra trong một câu chuyện cùng chủ đề. Vào cuối thế kỷ XIX, toàn bộ ngành công nghiệp rượu vang châu Âu đã bị xóa sổ bởi ký sinh trùng phylloxera, đến từ cây giống thường xanh từ Hoa Kỳ. Các quy định châu Âu tồn tại để ngăn chặn sự lặp lại thảm họa kiểu này.

Nguyễn Thế Anh

Còn nữa

Nước Pháp không như bạn nghĩ (1): Con người Pháp & tinh thần Pháp

Điều đầu tiên cần khẳng định về nước Pháp và con người Pháp: Nước Pháp và người Pháp không thể nào tách rời quá khứ ra khỏi hiện tại. Ở Pháp, những cái cổ xưa tồn tại song song cùng với những yếu tố thuộc về con người hiện đại. Người Pháp sống trong quá khứ và hiện tại cùng một lúc. Thẻ smart cards sử dụng chip vi xử lý mang thông tin cá nhân và mã số ID hoạt động tốt ở các

Nước Pháp không như bạn nghĩ (2): “Đất nước” trong tâm trí mỗi người Pháp

Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho nước Pháp một sự kết hợp các đặc điểm vật lý giúp Pháp giành được lợi thế tự nhiên trong sự sành ăn: Khí hậu ồn hòa nhờ hải lưu Gulf Stream, những nơi duy nhất chịu thời tiết lạnh chỉ nằm ở phía nam, trong những dải núi cao của dãy Alps và Pyrenees. Không có dãy núi nào ở phía tây, có nghĩa là gió mậu dịch cho mưa xuống đều trên khắp cả nước.

Nước Pháp không như bạn nghĩ (3): Không gian riêng tư

Nói đến sự riêng tư, tôi không muốn đề cập tới vấn đề bảo vệ hợp pháp thông tin cá nhân. Thậm chí, cũng không nói về ý tưởng về không gian cá nhân. Bàn đến tính riêng tư ở đây là bàn đến cảm giác của mỗi nền văn hóa: về những gì thân mật và những gì công khai. Ví dụ: người Bắc Mỹ tự do trao đổi tên và nghề nghiệp một cách công khai, nhưng những điều này được coi là

Nước Pháp không như bạn nghĩ (6): Tính ăn thua đủ

Người Pháp có một sở thích đặc biệt đối với việc chia rẽ trên mọi vấn đề - một thái độ có thể bắt nguồn từ tình yên vĩ đại của họ với quyền lực. Tính bảo thủ như một lực ly tâm mạnh lan tỏa đến từng ngóc ngách của xã hội Pháp. Khi đã hiểu được sự tồn tại của nó, tôi thấy nó ở mọi nơi: trong tin tức, những cuộc đàm thoại của mọi người, lịch sử, chính trị, kinh doanh,

Nhìn lại Paris – Edward Glaeser

Book Hunter: Chúng ta yêu thích Paris, nhưng chúng ta lại ít khi quan tâm về cách Paris đã được quy hoạch như thế nào. Nếu hiểu về cách quy hoạch của Paris, có lẽ chúng ta sẽ xem xét lại mong muốn "Paris hóa" Hà Nội của nhiều người mơ mông. "Nhìn lại Paris" là một tiểu mục trong Chương 6: "Nhà chọc trời có gì mà tốt đẹp thế?" của sách "Chiến thắng của đô thị"(tác giả Edward Glaeser) Một thế kỷ trước,

Book Hunter

12/07/2019