Home Xem Nỗi sợ bóng tối sẽ biến chúng ta thành bóng tối
Xem

Nỗi sợ bóng tối sẽ biến chúng ta thành bóng tối

“Beautiful Creatures” (Tên tiếng Việt: “Gia tộc huyền bí”) không phải là một bộ phim kinh điển và xuất sắc nhưng lại gây cho tôi một ấn tượng về nỗi sợ. Phim không rùng rợn hay dọa ma người khác, đối tượng của nỗi sợ không đến từ bên ngoài mà đến từ bên trong.
Ravenwood là một dòng tộc phù thủy nổi tiếng trong vùng, họ tự cô lập mình giữa một làng Thiên Chúa giáo. Câu chuyện bắt đầu khi cô cháu gái của họ, Lena đến tuổi trăng rằm, phải lựa chọn giữa bóng tối và ánh sáng. Lena chuyển đến ở nhà Ravenwood và phải đối mặt với những lời chế nhạo, kì thị của đám nữ sinh Công giáo trong làng, an ủi cô chỉ có thơ ca. Trong một cơn tức giận, bằng phép thuật cô đã làm vỡ hết các cửa kính ở trường học. Trong cả một ngôi làng “toàn những kẻ óc bã đậu”, chỉ Ethan Watte là kết bạn với Lena và yêu cô bằng một tình yêu định mệnh. Nhưng Lena sợ hãi bóng tối trong chính mình, các thế lực phù thủy bóng tối luôn tìm cách thúc đẩy bóng tối bên trong cô, để cố biến cô thành phù thủy bóng tối.
Bóng tối thường bị cho là quỷ dữ và người ta thường coi quỷ dữ đến từ bên ngoài, nhưng quỷ dữ đến từ bên trong. Bóng tối bên ngoài không thể xâm lấn được chúng ta, chỉ có phần bóng tối bị kìm nén từ bên trong mới có thể xâm lấn. Nhưng nỗi sợ của chúng ta thường không dành cho bóng tối bên trong chính mình mà chỉ lo lắng, sợ hãi, quỳ gối trước bóng tối bên ngoài. Vấn đề đặt ra trong phim là “Lễ Tự Thú”, khi một phù thủy đến tuổi 16, họ phải chọn hoặc Ánh sáng, hoặc Bóng tối, dựa trên bản chất thật sự của mình. Lena luôn lo lắng rằng bản chất thật sự của mình là Bóng Tối. Trước Lena, Ridley, chị họ của cô, với nỗi sợ hãi bóng tối, cố gắng trốn chạy, và đã bị bóng tối xâm chiếm.
Tình yêu của Ethan với Lena đã đẩy cả hai người quay trở lại ký ức của gia tộc, nhớ lại lời nguyền của phù thủy Geneievie. Geneievie vì muốn cứu sống người yêu mình đã sử dụng thần chú cấm kị để hồi sinh, nhưng thần chú trở thành một lời nguyền bóng tối đến con cháu bà ta. Nhưng cũng tình yêu này đã giúp cho Lena vượt khỏi những sợ hãi, chỉ có Ethan là người duy nhất tin rằng Lena không thuộc về bóng tối. Hoặc sâu thẳm bên trong, anh ta thấy rằng sự phân định bóng tối và ánh sáng ấy thật sự rất ngớ ngẩn. Bất chấp mọi lời đe dọa đến tính mạng, Ethan luôn biết rằng cảm xúc của mình là đúng dù cho cả gia đình Lena ngăn cấm tình yêu. Cậu tự tin rằng tình yêu đích thực không bao giờ biến ai đó thành bóng tối và cảm xúc không phải là nguyên nhân dẫn tới bóng tối.
Điều khiến người ta gần bóng tối hơn chính là nỗi sợ. Nỗi sợ khiến người ta chối bỏ cảm xúc, chối bỏ mọi vẻ đẹp của cuộc sống, chối bỏ tình yêu. Ánh sáng sẽ là gì nếu chúng ta không được tận hưởng tất  cả những điều tuyệt vời đó. Trong nhiều thế kỷ các tôn giáo đã kiểm soát con người bằng nỗi sợ, không chỉ sợ thần thánh và ma quỷ, mà còn sợ cả chính bản thân mình. Sự phán xét không khiến con người tới gần ánh sáng mà khiến con người trở thành bóng tối, tự biến mình thành quỷ dữ.
Không có ai có bản chất bóng tối hay ánh sáng. Không một thế lực vô hình nào được quyết định bản chất của ai đó là ánh sáng hay bóng tối. Không một lời nguyền hay sự đe dọa nào có thể làm thay đổi bản chất của ai đó. Lena đã không để định mệnh quyết định cô thuộc về ánh sáng hay bóng tối. Tình yêu, sự hi sinh của những người xung quanh cô đã khiến cô hiểu một điều rằng hai thái cực đó không có thật, ranh giới ấy chỉ là ảo tưởng. Việc chúng ta chấm dứt sợ hãi chính bản thân mình sẽ khiến chúng ta thật sự sống, thật sự là chính mình, tận hưởng tất cả những gì tốt đẹp của cuộc sống: tình yêu, niềm vui, sự hi sinh, lòng tốt… thơ ca và những điều huyền diệu.

Thiên Phụng

“Gia nhập club” – áp lực đồng trang lứa sẽ thay đổi xã hội

[caption id="attachment_7315" align="aligncenter" width="618" class=" "] Chính danh tiếng mới là động lực mạnh mẽ nhất của con người trong xã hội.[/caption] Con người, như Aristotle đã nói, bản chất một loại động vật sống theo xã hội. Tuy nhiên, xã hội tự nó được cấu thành nên bởi rất nhiều yếu tố và không dễ gì để có thể biết được muốn làm cho xã hội tốt đẹp hơn thì cần phải tập trung vào thuộc tính nào của nó. Trong cuốn sách mới
le-nam

Lê Nam

16/10/2014

Giải mã biểu tượng trong “Nhà giả kim” của Paulo Coelho (2) – Những mô hình người trong xã hội

    Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nhóm biểu tượng thứ nhất: Những mô hình người trong xã hội.   1. Đàn cừu:   Đàn cừu là một biểu tượng xuất hiện dày đặc trong tác phẩm (15 lần, 9 lần trong lúc Santiago nhụt chí). Trong truyện, Santiago sở hữu một đàn cừu, và về sau, nó trở thành phương tiện trao đổi để phục vụ cho nhu cầu đi đây đi đó, đi đến Kim Tự Tháp của Santiago.

Thư Sinh

29/07/2019

TỪ BAO GIỜ NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI KHÔNG CÒN ĐEO ĐUỔI CÁI ĐẸP?

Lý tưởng sáng tạo về việc chối bỏ cái đẹp không bắt đầu cùng với chủ nghĩa hiện đại, mà bắt đầu khi nghệ thuật đặt niềm tin vào báo chí. Cái đẹp là ý tưởng nguy hiểm nhất trong nghệ thuật. Nó cũng là ý tưởng nguy hiểm nhất trong cuộc đời nữa. Nó làm khổ sở và gây nhầm lẫn, nó kích động và nghiền nát tâm can.  Cái đẹp đã được tôn thờ như là thứ giá trị nghệ thuật cao nhất,

Minh Hùng

15/08/2019

Phỏng vấn Charlotte Witt: Chuẩn mực xã hội từ mô hình Nghệ Nhân

Trong đời sống hằng ngày, chúng ta chịu sự chi phối của các yêu cầu, nghĩa vụ và kỳ vọng mang tính chuẩn mực, bắt nguồn từ các vai trò xã hội mà ta đảm nhận. Chẳng hạn, là một nhà nghiên cứu thì phải theo đuổi chân lý, còn làm cha mẹ thì phải ủng hộ và nâng đỡ con cái không ngừng. Điều đáng chú ý là những yêu cầu gắn với từng vai trò này dường như áp đặt lên chúng ta

Phê bình tư tưởng của John Locke về tài sản

Tóm lược Các bộ luật về tài sản, từ phạm vi nội địa cho đến phạm vi quốc gia, thậm chí là phạm vi quốc tế, phần nhiều lấy cảm hứng từ những công trình chính trị của những nhà tư tưởng tự do hậu Phục Hưng như John Locke, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc khởi xướng cuộc tranh luận giữa các quan điểm liên quan đến đề tài này. Các phân tích về nguồn cảm hứng phía sau các quan