Home Chơi MUỐN LUYỆN NÃO? HÃY HỌC CHƠI NHẠC CỤ

MUỐN LUYỆN NÃO? HÃY HỌC CHƠI NHẠC CỤ

Minh Hùng

13/08/2019

Học chơi nhạc có thể tác động đáng kinh ngạc đến cấu trúc bộ não, tăng cường trí nhớ, tư duy không gian và kỹ năng ngôn ngữ của bạn.

Ngành kinh doanh về rèn luyện trí não đáng giá nhiều triệu đôla đang bị công kích dữ dội. Tháng 10/2014, một nhóm gồm hơn 100 nhà thần kinh học và tâm lý học xuất sắc đã viết một bức thư ngỏ cảnh báo rằng “những trò chơi luyện não thường xuyên được phóng đại quá mức và đôi khi định hướng lệch lạc”. Đầu năm nay, gã khổng lồ Lumosity đã bị phạt 2 triệu đôla và lệnh phải hoàn trả lại tiền cho hàng ngàn khách hàng đã bị họ lừa dối bởi những lời tuyên bố sai lầm rằng những sản phẩm của công ty có thể giúp tăng cường toàn diện khả năng trí tuệ hay làm chậm tiến trình suy giảm trí tuệ do tuổi tác. Một bài đánh giá gần đây đã xem xét lại những nghiên cứu cónội dung chứng minh lợi ích của các sản phẩm rèn luyện trí não và nhận thấy “rất ít bằng chứng chứng minh chúng có hiệu quả trong việc cải thiện khả năng nhận thức mỗi ngày”.

Khi mà những trò chơi và ứng dụng luyện não chỉ là thùng rỗng kêu to, vừa hay lại có những hoạt động khác, những lựa chọn lối sống khác có thể ích lợi cho hệ thần kinh, tăng cường sức khỏe toàn não bộ và giúp chúng ta giữ được sự minh mẫn khi về già. Một trong số đó là học chơi nhạc cụ.Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc học chơi một nhạc cụ rất có ích cho cả trẻ em lẫn người trưởng thành, và thậm chí có thể giúp ích cho bệnh nhân trong quá trình hồi phục sau chấn thương não.

“Âm nhạc làm nên những điều độc nhất vô nhị,” Catherine Loveday nhà tâm lý hoc thần kinh của trường Đại học Westminster giải thích. “Nó kích thích não bộ vô cùng mạnh mẽ thông qua kết nối cảm xúc với chúng ta.”

Chơi nhạc cụ là một trải nghiệm phong phú và phức tạp, đòi hỏi phảitích hợp thông tin từ các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác cũng như những vận động tinh tế, vậy nên việc học chơi nhạc cụ đem lại những thay đổi lâu dài cho bộ não. Nhạc công chuyên nghiệp,những người đã biểu diễn rất điêu luyện sau nhiều năm luyện tập, là những “mẫu” tự nhiên qua đó các nhà thần kinh học nghiên cứu quá trình thay đổi của bộ não – được biết tới với thuật ngữ tính dẻo phụ thuộc kinh nghiệm – xảy ra dọc theo cuộc đời họ.

Thay đổi trong cấu trúc não bộ

Những nghiên cứu chụp não từ sớm đã chỉ ra nhiều khác biệt đáng kể về cấu trúc não bộ giữa nhạc công và người không chơi nhạc ở cùng một độ tuổi. Chẳng hạn,ở các nhạc công, thể chai – một bó lớn các sợi thần kinh nối liền hai bán cầu não, trở nên lớn hơn đáng kể. Ở những người chơi nhạc cụ có bàn phím, các vùng não liên quan đến khả năng vận động, nghe, cảm nhận không gian cũng lớn hơn.Vùng não chịu trách nhiệm cảm nhận tiếp xúc từ bàn tay trái cũng đặc biệt phát triển ở những người chơi violin.

Những nghiên cứu trên đã so sánh dữ liệu từ những nhóm người khác nhau vào cùng một thời điểm,như vậy không thể xác định được liệu việc chơi nhạc làm thay đổi não bộ hay chính những khác biệt sẵn có trong não đã tiền định việc họ trở thành nhạc công.Nhưng sau đó, những nghiên cứu theo dõi qua thời gian đã chỉ ra rằng những đứa trẻ sau 14 tháng học âm nhạc sẽ có nhiều thay đổi đáng kể về cấu trúc và chức năng não bộ so với những bé khác không học nhạc.

Như vậy, các nghiên cứu đó đều nhất trí rằng học chơi một nhạc cụ không những làm tăng lượng chất xám ở các vùng não khác nhau, mà còn củng cố sự kết nối tầm xa giữa chúng. Nghiên cứu khác còn cho thấy học âm nhạc tăng cường trí nhớ từ ngữ, tư duy không gian, và kỹ năng đọc–viết,nhờ vậy nhạc công chuyên nghiệp thường thể hiện những khả năng trên tốt hơn người bình thường.

Lợi ích lâu dài cho người chơi nhạc

Điều quan trọng là những nghiên cứu chụp não đã cho thấy mức độ thay đổi cấu trúc não người chơi nhạc phụ thuộc mật thiết với độ tuổi bắt đầu học nhạc và cường độ luyện tập. Người bắt đầuở độ tuổi nhỏ nhất cũng cho thấy sự thay đổi rõ ràng nhất so với người không chơi nhạc.

Chỉ một thời gian ngắn tập chơi nhạc khi còn nhỏ cũng mang đến những lợi ích lâu dài sau này. Cụ thể, trong một nghiên cứu vào năm 2013, các nhà nghiên cứu đã tuyển lựa 44 người lớn tuổi và chia họ vào 3 nhóm phụ thuộc vào mức độ luyện tập nhạc cụ ngày nhỏ. Nhóm 1 gồm những người không tập luyện gì cả, nhóm 2 gồm những người tập luyện chút ít (khoảng từ 1 đến 3 năm), và nhóm 3gồm những người được đào tạo âm nhạc chuẩn mực(tập khoảng từ 4 đến 14 năm).

Các nhà nghiên cứu đã cho người tham gia nghe đoạn băng ghi lại những lời nói lẫn tạp âm, đồng thời sử dụng các điện cực đặt ở da đầu họ để xác định thời điểm não phản ứng trước âm thanh. Khi tuổi đã cao, độ chính xác về thời điểm phản ứng trở nên giảm sút,làm chúng ta khó có thể hiểu được lời nói, nhất là trong môi trường lẫn nhiều tạp âm. Kết quả kiểm tra cho thấy những người ở nhóm thứ 3 có phản ứng thần kinh nhanh nhất. Điều đó cũng có nghĩa là thậm chí chỉ một thời gian ngắn tập nhạc cụ khi còn nhỏ cũng đủ để đảm bảo khả năng bắt âm nhạy bén và tăng khả năng chống chọi với chứng suy giảm chức năng của thính giác do tuổi tác sau này.

Hiện nay, không còn nghi ngờ gì nữa về khả năng của âm nhạc trong việc tạo điều kiện phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ hoặc chấn thương não. Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng học chơi nhạc cụ giúp cải thiện khả năng nghe và học nói ở trẻ mắc các chứng khó đọc hay chậm phát triển về ngôn ngữ. Hơn nữa, ích lợi của việc tập chơi nhạc dường như sẽ theo người học trong suốt nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ. Tất cả những bằng chứng đều làm nổi lên sự thật: học chơi một nhạc cụ từ thời thơ ấu có thể bảo vệ bộ não khỏi các chứng suy giảm nhận thức hoặc sa sút trí tuệ.

Trong khi các sản phẩn luyện não được chào bán trên thị trường vốn chỉ cải thiện được việc thực hiện một vài kỹ năng nhất định, học chơi nhạc cụ đem lại hiệu quả hoàn toàn khác. Nó mang đến thứ mà các nhà tâm lý học vẫn gọi là hiệu ứng dây chuyền – một sự tác động sâu rộng hơn đến toàn bộ não và những chức năng trí tuệ, tăng cường cả những năng lực tưởng chừng như không hề liên quan.

“Âm nhạc có thể chạm tới các phần não mà mọi thứ khác không thể,” Loveday nói. “Nó là một yếu tố kích thích nhận thức rất mạnh, giúp phát triển bộ não theo cách không thứ gì khác làm được, nhiều bằng chứng thuyết phục cho thấy việc học chơi nhạc cụ giúp tăng cường trí nhớlàm việc và khả năng ngôn ngữ.”

Tóm lại, học chơi một loại nhạc cụ là một trong những cách hiệu quả nhất để rèn luyện trí não. Tập chơi nhạc có thể đem lại cho người học nhiều thay đổi khác nhau cả về cấu trúc lẫn chức năng của não bộ, tùy theo loại nhạc cụ chọn học và cường độ của chương trình luyện tập. Đây cũng là một ví dụ cho thấy cách những trải nghiệm quan trọng trong đời có thể làm thay đổi bộ não, làm bộ não biến đổi và thích nghi với cách sống đặc trưng của mỗi người.

Minh Hùng dịch
Nguồn: https://www.theguardian.com/education/2016/oct/24/want-to-train-your-brain-forget-apps-learn-a-musical-instrument

ÂM NHẠC, CÂU CHUYỆN CỦA LOÀI NGƯỜI

Âm nhạc xuất hiện như thế nào? Từ thuở ban đầu, tổ tiên chúng ta gõ các vật vào nhau để tạo ra nhịp điệu, hay họ dùng giọng để hát? Họ dùng những loại nhạc cụ nào? Phải chăng âm nhạc luôn đóng vai trò quan trọng trong xã hội loài người, và nếu là thế, vì lý do gì vậy? Đó là những vấn đề được khám phá trong một bài viết được đăng trên Frontiers in Sociology, mục Giả thuyết và Lý

Minh Hùng

04/03/2019

Giọng hát và kỹ thuật thanh nhạc: Một phương pháp luyện tập phi cổ điển

Kỹ thuật thanh nhạc hiện đang là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của khán thính giả của cả Việt Nam và trên khắp thế giới, trong bối cảnh sức hút của nghề ca hát ngày càng lớn mạnh, và điều kiện để tập luyện cũng có nhiều thuận lợi hơn trước. Tuy vậy, vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp thỏa đáng trong lĩnh vực này, dẫn tới còn nhiều bất đồng, tranh cãi có khi tới mức nảy lửa