Home Xem Dấu ấn Nhật Bản trong Trường phái Ấn tượng phương Tây
Xem

Dấu ấn Nhật Bản trong Trường phái Ấn tượng phương Tây

Trường phái Ấn tượng được biết đến rộng rãi như là trào lưu đầu tiên của nghệ thuật hiện đại, và nó vẫn là một

Minh Hùng

05/07/2019

Trường phái Ấn tượng được biết đến rộng rãi như là trào lưu đầu tiên của nghệ thuật hiện đại, và nó vẫn là một trong những hình thức nghệ thuật phổ biến, thịnh hành nhất cho đến ngày nay. Phần nhiều những thể loại có tính đột phá thường mang chất nguyên bản đặc biệt, nhưng những người – Ấn tượng, cũng như hầu hết các nghệ sĩ, lại tìm thấy nguồn cảm hứng từ hình thức nghệ thuật khác, mà cụ thể ở đây là bản in khắc gỗ Nhật Bản.

Tại bài viết này, chúng ta sẽ khám phá ra cách thức Ukiyo-e, hay “các bức tranh về thế giới phù du” của Nhật Bản (tranh phù thế) truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ Ấn tượng về nội dung, phong cách, hướng tiếp cận, và cuối cùng tạo nên một mối quan hệ nghệ thuật sáng tạo vượt thời gian.

“Japonism” là gì?

Japonism là từ dùng để chỉ ngành nghiên cứu nghệ thuật Nhật Bản, và cụ thể hơn, là sức ảnh hưởng Nhật Bản tới các tác phẩm châu Âu. Dù hiện tượng ảnh hưởng này sẽ còn được thấy ở nhiều trào lưu nữa – gồm cả Tân nghệ thuật (Art Nouveau) và Hậu Ấ tượng (Post-Impressionism) – nhưng nó gắn bó gần gũi nhất với trường phái Ấn tượng, bởi các nghệ sĩ như Claude Monet hay Edgar Degas đặc biệt tâm đắc với chủ đề, phối cảnh và bố cục của các bản in khắc gỗ Nhật Bản.

 Lịch sử

Vào năm 1874, cùng năm trường phái Ấn tượng chính thức nổi lên với bức vẽ “Impression, Sunrise” của Claude Monet, nhà phê bình và sưu tầm người Pháp Philippe Burty đã tạo nên thuật ngữ Japonisme, dịch ra tiếng Anh là Japonism. Ngày nay, khái niệm này dùng để chỉ ảnh hưởng của tất cả mọi hình thức nghệ thuật Nhật Bản tới mọi trào lưu nghệ thuật, nhưng ban đầu, nó chỉ thường được dùng để miêu tả vai trò nổi bật của bản khắc gỗ vào trường phái Ấn tượng mà thôi.

Dù các bản khắc gỗ tranh phù thế (Ukiyo-e) chỉ vừa mới gây được chút chú ý trong nhận thức của người Phương Tây vài thập kỷ trước đó, nhưng chúng đã trở nên vô cùng quen thuộc trong giới nghệ sĩ hay người yêu hội họa châu Âu. Chẳng hạn, Claude Monet đã nhặt nhạnh gom góp thành một bộ sưu tập bản khắc gốc ấn tượng, hầu hết trong số đó cho đến nay vẫn đang được treo tại căn nhà của ông ở Giverny.

Ưa thích tranh phù thế đến vậy, không ngạc nhiên gì khi ta thấy các nghệ sĩ Ấn tượng trộn lẫn những yếu tố từ hình thức nghệ thuật này vào trong tác phẩm của chính mình.

Sức ảnh hưởng

Đề tài

Nghệ sĩ Ấn tượng vốn có tiếng là có cách chọn đề tài đặc biệt, gồm cả biểu tượng đời thường như khung cảnh thiên nhiên hay chân dung tả thực. Hướng tiếp cận này là đăc trưng tinh túy của cả trào lưu, nhưng thực ra nó bắt nguồn từ các bản in của Nhật.

Bỏ qua chuyện cái tên nói lên tất cả, thì ta vẫn thấy bộ sưu tập những bức vẽ mẫu mực miêu tả cầu Nhật Bản của Monet là có tham khảo từ những tranh phù thế đời thường. Còn loạt tranh phụ nữ trong phòng tắm đặc trưng của Edgar Degas thì chắc chắn là được gợi hứng từ những miêu tả dòm ngó riêng tư phụ nữ nơi dục phòng, vồn thường thấy trong tranh Nhật.

Claude Monet, Water Lilies and Japanese Bridge (1899)
 Hokusai, Under Mannen Bridge at Fukagawa (1823)
 Edgar Degas, Woman Combing her Hair (1885)
Hashiguchi Goyo, Combing Hair (1920)

Phối cảnh

Không chỉ sẻ chia các đề tài chung, các bức tranh Ấn tượng và bản khắc gỗ Nhật Bản còn cùng trưng ra một hướng tiếp cận đặc trưng về phối cảnh. Thường điểm nhìn thuận lợi của người xem là từ trên cao và được định vào một góc hơi nghiêng.

Camille Pissarro, Boulevard Montmartre (1897)
Hiroshige, Sugura street (1836)

Điều này cho ta thấy cảnh một cách tổng thể, gần như là chúng được sắp đặt trên sân khấu và chúng ta quan sát từ vị trí khan giả.

Edgar Degas, The Rehearsal Onstage (1874)
Suzuki Harunobu, Woman Admiring Plum Blossoms at Night (18th century)

Bố cục phẳng

Dù có vẻ như sử dụng một phối cảnh hấp dẫn như vậy sẽ mang lại hiệu quả trong việc tạo khối, nhưng bố cục điển hình của bản khắc gỗ thì lại tương đối phẳng, với những mảng thuần màu và đường nét đậm di đè lên hiện thực. Một số nghệ sĩ Ấn tượng đã không đi theo lối ấy, mà chọn lựa cảm giác chiều sâu, nhưng một số khác, Mary Cassatt chẳng hạn, thì chấp nhận lối thẩm mỹ này.

Mary Cassatt, Woman Bathing (1890-1891)
Mary Cassatt, The Letter (1890-1891)
Toshikata Mizuno, After the Bath: Woman of the Kansei Era (1893)

Đi kèm với sự tương đồng về chủ đề và sự tương tự trong lối chọn phối cảnh, lối thẩm mỹ phẳng đầy hấp dẫn này đã hoàn toàn thu lại cái nhìn và cảm quan đặc trưng của những bản khắc gỗ Nhật Bản.

Kelly Richman-Abdou

Nguồn: mymodernmet.com

Dịch: Minh Hùng

Thơ Đinh Hùng – Từ tình yêu tuyệt đối đến sự thăng hoa của dục vọng

  Ôi cám dỗ! Cả mình em băng tuyết  Rợn xuân tình lên bộ ngực thanh tân  Ta gần em, mê từ ngón bàn chân  Mắt nhắm lại, để lòng nguôi gió bão Đinh Hùng là hồn thơ mang vẻ đẹp của những cảm xúc, khát vọng nam tính nhất trong số các nhà thơ Việt Nam hiện đại. Là một nhà thơ xuất hiện vào những năm 40 của thế kỷ 20 nhưng có một điều lạ lùng là không thấy tên tuổi của ông được
Xem

The Age of Adaline (2015) – Bất tử có phải là một món quà?

”Đừng bao giờ đong đếm năm tháng, người tình, và những ly rượu.” - ngạn ngữ Ý Nếu bất tử, hay sắc đẹp vĩnh cửu, không phải là một món quà, mà là thách thức trớ trêu của tạo hóa, thì sao nhỉ? Khi ấy, người bất tử sẽ sợ hãi sự huyên náo ồn ã của những đêm giao thừa đánh dấu năm tháng chồng chất ký ức, sẽ chỉ thấy sự phi lý trong lời chúc mừng sinh nhật chân thành nhất… Thời

Bảo Khanh

02/12/2016
Xem

ISAAC LEVITAN: BẬC THẦY TRANH PHONG CẢNH NƯỚC NGA

Là một trong những họa sĩ vẽ tranh phong cảnh vĩ đại nhất của nước Nga, Isaac Levitan (1860 – 1900) đứng trên ranh giới giữa tranh hiện thực và tranh tượng trưng. Ở thế kỷ 19, cuộc sống thật không hề dễ dàng đối với những người Nga gốc Do Thái như gia đình ông. Dù người cha Ilya Abramovich là người có học vấn với mảnh bằng từ Yeshiva, ông chỉ có thể làm một gia sư ngoại ngữ ở Moscow để tạo

Minh Hùng

14/08/2019

THE PROMISED NEVERLAND – KHI CHẲNG CÓ MIỀN ĐẤT HỨA TRÊN ĐỜI

Tôi đọc liền một mạch 36 chương “The Promised Neverland” trong một buổi chiều. Ấn tượng đầu tiên đến từ nét vẽ của họa sĩ Posuka Demizu. Đường nét đậm nhưng không làm mất đi sự thông thoáng, phần phông nền cũng được khắc họa khá chi tiết. Trại mồ côi nơi những đứa trẻ sinh sống tràn ngập ánh sáng, tiếng cười và niềm vui. Từ góc nhìn của nhân vật chính Emma, nơi đó chính là Thiên Đường, là nhà, là gia đình của

Thư Sinh

25/02/2019

Phản biện bộ phim “Cuộc sống trên hành tinh chúng ta” của David Attenborough

David Attenborough thân mến, đó quả thực là một bộ phim tài liệu đẹp trên Netflix. Nhưng những “giải pháp” của ông còn tàn phá tự nhiên nhiều hơn. Thưa ông David Attenborough, Gần đây tôi đã được xem bộ phim mới của ông - Cuộc sống trên hành tinh chúng ta - một phim tài liệu thật đẹp nói về sự suy giảm sinh thái tự nhiên trên toàn cầu. Bộ phim như viên thuốc đắng phục vụ kèm một món tráng miệng ngọt

Vân Trần

19/11/2020