Home Học Câu chuyện tự học (5): QUẢN LÝ THỜI GIAN CHO NGƯỜI TỰ HỌC

Câu chuyện tự học (5): QUẢN LÝ THỜI GIAN CHO NGƯỜI TỰ HỌC

Khi chúng ta quyết định dành một khoảng thời gian trong cuộc sống hàng ngày của mình để tự tìm tòi một lĩnh vực nào đó, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều điều: phân bố tài chính, thiếu thốn tư liệu, khó tìm người hướng dẫn đáng tin cậy… Thế nhưng, một khó khăn tưởng như vô hình nhưng lại cản trở lớn nhất trong chặng đường tự học của chúng ta chính là quản lý thời gian. Thời gian vô tận nhưng luôn eo hẹp nếu chúng ta muốn làm gì đó khác với đời sống bình thường, đặc biệt nếu đó là việc tự học.
Một người khi quyết định tự học, họ sẽ làm những gì? Một cách dễ dàng, sau khi chọn được lĩnh vực cho mình, họ sẽ ngó ngược ngó xuôi tìm người có thể hướng dẫn cho mình. Đây là một việc làm tốn thời gian vô bổ bởi vì bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian để “thử sai” với những người hướng dẫn. Ngay cả với những vị thầy có chuyên môn sâu nhất, bạn chỉ tiếp thu được rất ít. Thế nên, thay vì đi tìm người hướng dẫn, bạn hãy tiến hành tìm các nguồn tư liệu để tự đọc và ghi chép. Những người hướng dẫn chỉ có giá trị khi bạn có các hiểu biết căn bản và biết rõ mình đang khúc mắc điều gì. Vấn đề tiếp nhận kiến thức từ những người hướng dẫn, tôi sẽ có bài viết sâu rõ ràng hơn.
Quay trở lại vấn đề quản lý thời gian, bạn sẽ cần một lộ trình tự học rất rõ ràng và chi tiết. Xác định rõ các tư liệu cần đọc và các kỹ năng cần biết trong lĩnh vực bạn chọn, bạn có thể phân loại các tư liệu và các kỹ năng theo cấp độ từ dễ đến khó, từ căn bản đến nâng cao. Việc phân loại này không mất nhiều thời gian của bạn, thường chỉ mất 60 phút đến 120 phút. Sau đó, bạn lên lộ trình học cho từ cấp độ: mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành một cấp độ, một ngày bạn có thể bỏ ra bao nhiêu thời gian cho việc tự học, nếu gặp những phần kiến thức không thể hiểu trong một cấp độ nào đó thì làm sao để hiểu tốt hơn, làm sao để tự đánh giá bản thân…? Lộ trình càng được làm kỹ lưỡng thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc làm thời gian biểu và biết được khi nào mình đạt được lượng kiến thức cần biết trong lĩnh vực mình muốn tìm hiểu.
Và đương nhiên, một thời gian biểu chi tiết nhất thiết phải được lập sau khi đã rõ lộ trình, nếu thiếu nó, lộ trình chỉ là một tưởng tượng về tương lai. Nếu lộ trình là một sự hình dung về tương lai thì thời gian biểu là một bản kế hoạch cụ thể mang tính kỷ luật. Và lúc này, bạn sẽ phải đối mặt với câu hỏi lớn: “Thời gian đâu để học nhỉ?”. Nhiều người luôn hỏi tôi rằng tôi lấy thời gian đâu ra để sáng tác, để đọc sách, để học cái này cái kia…v…v… Câu trả lời của tôi không chỉ dành cho những người thắc mắc về lịch trong ngày của tôi và những ai còn đang không biết sắp xếp thời gian cho việc tự học của mình, đó là: Các bạn luôn có thời gian để làm một cái gì đó bạn muốn.
Hãy nhìn lại cuộc sống của bạn? Bạn có bao nhiêu thời gian lãng phí? Lướt facebook, tán nhảm với bạn bè, đọc báo mạng như những động vật đói thông tin, những sai lầm trong công việc kiếm sống vì không biết cách tối ưu bằng quy trình làm việc chuẩn, những than thở về khó khăn trong cuộc sống, những mơ tưởng hão huyền về tương lai…v…v… Tất cả đều là sự lãng phí thời gian. Và nếu bạn ngồi lại để phân tích kỹ hơn về các hoạt động trong ngày của bạn, bạn sẽ thấy đa phần là sự lãng phí. Nếu bạn vứt bớt những thời gian lãng phí, nếu bạn biết tiết kiệm thời gian giống như bạn tiết kiệm tiền thì bạn lúc nào cũng có thời gian cho việc học hoặc tìm hiểu một cái gì đó.
Trong trường hợp bạn quá bận rộn vì công việc hoặc các vấn đề gia đình, bạn luôn có thể dành ra 15 phút đến 30 phút một ngày cho điều bạn thực sự muốn học và tìm hiểu. Chỉ chừng ấy thời gian một ngày thôi, nhưng được duy trì đều đặn cũng có thể giúp bạn có được lượng kiến thức của một lĩnh vực mà bạn muốn học cho dù tiến triển sẽ chậm hơn những người có dư dả thời gian. Nhưng các bạn thấy đấy, thà chậm còn hơn không. Nếu bạn đợi lúc rảnh mới học thì thật sai lầm, bởi vì khó có thể biết được lúc nào bạn mới rảnh, và cũng không biết chắc được rằng lúc rảnh ấy bạn có đủ động lực để học không hay muốn nghỉ ngơi và thư giãn sau một quãng thời gian dài bận rộn. Thế nên, “tích tiểu thành đại” là phương châm tự học tốt nhất cho những người bận rộn.
Việc tự học theo lịch đều đặn sẽ rất khó ở giai đoạn đầu, vì bạn phải tạo lập thói quen mới và “cai nghiện” các thói quen cũ. Thế nhưng, chỉ cần sau một tháng kỷ luật ấy, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn và tâm trí của bạn sẽ hoạt động theo hướng lĩnh vực mà bạn cần học. Đó là lúc bạn có thể thoải mái học theo kỷ luật và luôn biết phải làm thế nào để giải quyết các khó khăn bạn gặp trong lĩnh vực ấy. 
Hà Thủy Nguyên


*Chi tiết cụ thể về Quản lý thời gian sẽ được hướng dẫn trong Online Workshop PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CHO THANH NIÊN. Đọc thông tin và đăng ký tại đây: 

https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/video-bai-giang-phuong-phap-tu-hoc-cho-thanh-nien/

Câu chuyện Tự học (1): ẢO TƯỞNG VỀ HỌC THỨ MÌNH THÍCH

Năm 2016, khi ngồi bàn cùng với một người bạn về việc xây dựng khóa học hướng dẫn các bạn trẻ tự học, người bạn ấy đã đề xuất rằng nên giúp các bạn trẻ tìm ra được rằng mình thực sự thích học cái gì. Hồi đó, tôi khá lăn tăn về việc này. Bản thân tôi không dám chắc rằng mình có thích học văn hay không, thế nhưng tôi đã đeo đuổi con đường này và nếu không có văn chương có

Câu chuyện tự học (2): KHÔNG CÓ LỐI HỌC DỄ DÀNG CHO NGƯỜI MUỐN TRỞ NÊN CHUYÊN NGHIỆP

Có một nghịch lý mà chúng ta thường hay mắc phải, đó là chúng ta muốn giỏi giang, chuyên nghiệp nhưng lại không muốn rèn luyện hay động não. Chúng ta đi học ở trường để lấy bằng, chúng ta đi học ở các trung tâm bên ngoài để cố lấy các thủ thuật sao cho dễ dàng nhanh chóng trở nên chuyên nghiệp. Lối học này biến chúng ta hoặc thành những kẻ ảo tưởng rằng chúng ta đã trở nên chuyên nghiệp, hoặc

Câu chuyện tự học (4): KHI NÀO BẠN CẦN TỰ HỌC

Đó là khi bạn thấy những thứ mình biết không còn thỏa mãn mình. Bạn nhận ra rằng những gì mình biết là không đủ để phục vụ cho ý định nào đó của bạn. Khi chúng ta muốn thực hiện một ý định nào đó, đặc biệt là một ý định dài hơi, chúng ta buộc phải vận dụng những gì mình đã biết (như kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm) để thực hiện. Nếu ý định ấy gặp khó khăn trong việc hoàn

Những cuốn sách nới rộng đường biên giáo dục #2: Não trạng Học và các Phương pháp Học

Tiếp theo của series bài Những cuốn sách nới rộng đường biên giáo dục, Book Hunter xin được giới thiệu với các bạn những cuốn sách tìm hiểu về não trạng học và phương pháp học đã được xuất bản tại Việt Nam. Đây cũng là những cuốn sách Book Hunter đưa tới sự kiện TƯƠNG GIAO #1: NHỮNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC TRONG LỊCH SỬ vào 9/9/2023.  Từ sự nghiên cứu não trạng học bằng các phương pháp khác nhau như khoa học não

Book Hunter

14/09/2023

Câu chuyện tự học (3): TỰ HỌC LÀ MỘT QUÁ TRÌNH KHỔ LUYỆN

Nhiều người chọn cách tự học với tâm lý rằng mình sẽ được thoải mái hơn, không phải chịu các nguyên tắc gò bó, không phải chịu sự đánh giá của các hệ thống giáo dục đào tạo. Đây là một quan điểm hết sức sai lầm. Bạn chọn tự học, tức là bạn đang chọn một con đường khó khăn hơn, và đương nhiên cũng chủ động hơn. Bởi lẽ, khi tự học, bạn phải cố gắng khổ luyện hơn những người khác gấp bội,