Home Soát BỘ NÃO THANH THIẾU NIÊN KHI TIẾP XÚC TRUYỀN THÔNG MẠNG XÃ HỘI

BỘ NÃO THANH THIẾU NIÊN KHI TIẾP XÚC TRUYỀN THÔNG MẠNG XÃ HỘI

Minh Hùng

17/08/2019

Những phát hiện từ một nghiên cứu ở Trường Đại học California, Los Angeles (UCLA) đã làm sáng tỏ tác động của truyền thông mạng xã hội đến bộ não của thanh thiếu niên.

Một nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực này được thực hiện tại UCLA bằng cách quét não của các bạn trẻ độ tuổi thanh thiếu niên khi đang sử dụng truyền thông mạng xã hội. Kết quả quét não đã cho thấy các mạch não vốn được kích hoạt bằng cách ăn sô-cô-la và giành tiền thưởng, nay cũng được kích hoạt khi họ nhận được số lượng “like” khủng cho ảnh của mình trên mạng xã hội.

Trong thí nghiệm tại Trung tâm não đồ Ahmanson-Lovelace thuộc UCLA, 32 bạn trẻ ở độ tuổi từ 13 – 18 được cho biết họ đang tham gia vào một mạng xã hội nhỏ tương tự như ứng dụng chia sẻ ảnh phổ biến Instagram. Các nhà nghiên cứu đã cho họ xem 148 bức ảnh trên máy tính trong vòng 12 phút, trong đó có 40 bức ảnh là do mỗi bạn trẻ đưa lên, sau đó phân tích hoạt động của não bằng cách sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ đặc dụng, hay fMRI. Mỗi bức ảnh được hiển thị cùng với số lượng “like” nhận được từ những người bạn tuổi teen cùng tham gia thí nghiệm – nhưng thật ra là được sắp đặt bởi các nhà nghiên cứu. (Người tham gia chỉ biết điều đó khi đã hoàn thành cuộc nghiên cứu).

“Khi những thiếu niên này nhìn thấy bức ảnh của mình nhận được lượng “like” lớn, chúng tôi quan sát được mức độ hoạt động rộng khắp trên nhiều vùng của não bộ” – Lauren Sherman, người chủ trì thí nghiệm, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm não đồ và Trung tâm truyền thông số trẻ em thuộc UCLA nói. “Khu vực đặc biệt được kích thích là một phần của thể vân gọi là accumbens hạt nhân, cũng là một phần của mạch tưởng thưởng trong não bộ. Mạch tưởng thưởng này được cho là đặc biệt nhạy cảm trong thời kỳ thanh thiếu niên. Vì vậy, khi những người tham gia nhìn thấy lượng “like” lớn trên các bức ảnh của mình, cùng lúc đó các nhà nghiên cứu cũng quan sát được sự kích hoạt các vùng não liên quan đến xã hội và sự chú ý thij giác.

Khi quyết định xem có nên “like” một bức ảnh hay không, những người tham gia bị ảnh hưởng mạnh bởi số lượng “like” mà bức ảnh đang có.

“Chúng tôi cho một nhóm xem bức ảnh với số “like” lớn, rồi nửa còn lại xem chính bức ảnh đó với lượng “like” ít ỏi. Kết quả là khi họ nhìn thấy bức ảnh có nhiều “like”, họ có xu hướng rõ ràng yêu thích bức ảnh đó hơn khi nó ít “like”. Các bạn trẻ phản ứng khác đi với thông tin khi họ tin rằng nó đã được xác nhận bởi những người đi trước, dù đó chỉ là những người xa lạ.

Nghiên cứu này đã được xuất bản trên tạp chí Psychological Science.

Mirella Dapretto, giáo sư ngành tâm thần học và nghiên cứu hành vi sinh học tại Học viện thần kinh học và hành vi con người Semel thuộc UCLA cho biết, trong đời sống thực của các bạn trẻ, ảnh hưởng từ bạn bè thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. “Trong nghiên cứu, đây chỉ là nhóm người xa lạ với họ, nhưng họ vẫn thuận theo sự ảnh hưởng bên ngoài. Sự dễ dàng tuân phục đã biểu thị rõ ràng ở cả diễn biến trong não lẫn việc họ chọn click nút like. Chúng ta có thể đoán chắc được rằng hiệu ứng này sẽ còn rõ ràng hơn nữa ngoài đời thật, khi mà các bạn trẻ nhìn vào lượng “like” từ những người quan trọng với họ.”

Các bậc phụ huynh có nên lo ngại truyền thông mạng xã hội? Các nhà nghiên cứu cho rằng, cũng như các dạng truyền thông khác, truyền thông mạng xã hội có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.

“Nhiều thanh thiếu niên kết bạn với những người mà họ chưa hiểu rõ trên mạng, các bậc phụ huynh cần để tâm đến trường hợp này”, Dapretto nói. “Điều đó mở ra khả năng đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi những người lạ với nhiều nguy cơ khác nhau.”

“Cha mẹ thường biết những người bạn thân nhất của con cái, nhưng khi chúng có đến hàng trăm bạn bè, cha mẹ không thể biết được những người đó cụ thể là những ai”. Đó là nhận định của Patricia Greenfield, người đồng nghiên cứu và cũng là Giám đốc Trung tâm truyền thông số trẻ em của UCLA.

Tuy nhiên, Sherman cũng chỉ ra những lợi ích khả dĩ của mạng xã hội: “Nếu những người bạn có biểu hiện và hành vi tốt đẹp, trẻ cũng sẽ ghi nhận và được ảnh hưởng theo hướng tích cực. Điều quan trọng là các phụ huynh phải luôn biết rõ trẻ tương tác với ai qua mạng, hay bạn của trẻ đang đăng tải và yêu thích thông tin gì. Thêm nữa, các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng cá tính riêng của trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi quan điểm của người khác. Dữ kiện chúng ta có hiện nay hoàn toàn củng cố nhận định này.”

Ảnh hưởng giữa những người cùng tuổi để hòa nhập với nhau đã tồn tại từ lâu, nhưng những ái “like” trên mạng lại hoàn toàn là câu chuyện khác. Sherman giải thích: “Trước đây, các bạn trẻ tự có đánh giá của mình về cách phản ứng của những người xung quanh, nhưng giờ đây, chỉ nút like là đủ.”

Các bạn trẻ tham gia thí nghiệm được xem những bức ảnh “an toàn” – gồm những bức ảnh về đồ ăn, hoặc những người bạn – và cả những bức ảnh “nguy hiểm” – gồm thuốc lá, rượu và cả người mặc đồ khiêu khích.

“Dù đang xem loại ảnh nào đi nữa, các bạn trẻ sẽ có xu hướng click “like” nếu bức ảnh đó có sẵn nhiều lượt “like” từ người khác” Greenfield, giáo sư tâm lý học của UCLA nói. “Hiệu ứng tuân phục, vốn đã rất lớn với hình ảnh của chính họ, cho thấy tầm quan trọng của việc đạt được sự chấp thuận của người đồng lứa.”

Hai góc nhìn bộ não với những accumben hạt nhân (màu xanh), trung tâm của mạch tưởng thưởng trong não bộ. Khu vực này được kích hoạt mạnh khi các bạn trẻ nhìn ảnh của mình hoặc của người khác nhận được nhiều “like” từ các bạn đồng lứa. Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng khu vực này trở nên đặc biệt nhạy cảm ở độ tuổi thanh niên. Theo NeuroscienceNews.com. Ảnh: Lauren Sherman/UCLA.

So với khi nhìn những bức ảnh “an toàn”, khi nhìn các bức ảnh “nguy hiểm”, vùng não liên kết với khả năng “kiểm soát nhận thức” và “kiềm chế đáp ứng” các bạn trẻ, bao gồm vỏ não phía trước, các võ não trước trán song song và vỏ não bên, trở nên ít hoạt động hơn hẳn.

“Các vùng não này chịu trách nhiệm cho việc đưa ra quyết định, ngăn cản chúng ta tham gia vào một hoạt động cụ thể, hoặc quyết định cho phép chúng ta bắt tay hành động” Dapretto cho biết. “Những bức ảnh “nguy hiểm” có vẻ như đã làm giảm hoạt động của khu vực kiềm chế, làm giảm cơ chế phòng vệ của trẻ”.

Dịch: Minh Hùng

Link bài gốc: https://neurosciencenews.com/nucleus-accumbens-social-media-4348/

Xem

“Dead Poets Society” – Thi ca, tự do và niềm đam mê

Tôi xem “Dead Poets Society” (Tên Việt: “Cộng đồng những nhà thơ chết”, “Hội thi nhân quá cố”, “Cộng đồng thi sĩ quá cố”) cách đây 5 năm. Lúc ấy, tôi đã chán nản với văn chương, bởi nghĩ thầm “Thời nay ai mà đọc văn chương” nữa và nghĩ rằng có lẽ mình nên chấm dứt con đường ấy của mình. Thế nhưng,  tình cờ, bật TV lên trong một ngày  nhạt nhẽo, tôi đã gặp bộ phim này với gương mặt của người
Xem

“NA TRA – MA ĐỒNG GIÁNG THẾ” VÀ SỰ VÔ NGHĨA CỦA ĐỊNH MỆNH

Ra rạp từ tháng 7 năm 2019, bộ phim "Na Tra - Ma đồng giáng thế" đã nhận được vô số lời khen từ khán giả. Sau "Đại ngư hải đường", "Na Tra" một lần nữa đã đem đến cho người xem một trải nghiệm đầy bất ngờ về thế giới thần thoại Trung Hoa, với những Nguyên thủy thiên tôn, Thái ất chân nhân, Na Tra, Ngao Bính,... Câu chuyện của "Na Tra - Ma đồng giáng thế" xoay quanh Na Tra, cậu bé

Kéo hàn lâm gần văn hóa đại chúng hay nâng đại chúng gần tri thức hàn lâm?

Trong quá trình vận động của văn hóa, dường như luôn luôn có sự phân cực giữa hàn lâm và đại chúng: Ở thái cực hàn lâm, các kiến thức và vấn đề được đề cập một cách phức tạp với những cấu trúc ngôn từ phức tạp và sự đa chiều. Ở thái cực đại chúng, cấu trúc của kiến thức bị giản lược hóa thành các chỉ dẫn bằng ngôn từ thông thường và dễ hiểu. Khi giới hàn lâm của thế giới
Xem

“V for Vendetta” – Cuộc nổi dậy của lý tưởng

“V for Vendetta” là một bộ truyện tranh nổi tiếng vào thập niên 80-90 của thế kỷ 20 (Alan Moore & David Loyld) kể về một giả tưởng đen tối dự báo về sự cầm quyền độc tài ở nước Anh trong tương lai và cách thức con người phản kháng chống lại hệ thống. Nhân vật chính là V và Evey, những nạn nhân của hệ thống, đã tổ chức một cuộc đánh bom tòa nhà quốc hội vào ngày 5-11, kỷ niệm 400 năm
Xem

“Sự Trỗi Dậy Của Các Vệ Thần” – Hay Sự Chiến Thắng Của Niềm Vui?

Phim hoạt hình từ rất lâu đã không chỉ là sản phẩm giải trí cho trẻ em mà trở thành một hình thức sáng tạo mà bằng cách mượn góc nhìn của trẻ thơ để lý giải về thế giới con người. Đây là phương thức đã được những nhà văn giả tưởng như Lewis Caroll, C.S Lewis sử dụng. Nhiều bộ phim hoạt hình cũng như các tác phẩm giả tưởng ấy đã tạo ra một thực tại mô phỏng thế giới hiện hữu
le-nam

Lê Nam

24/12/2019