Home Xem “Angry bird” – Văn hóa chim, văn minh lợn – Thân thiện và hợp tác
Xem

“Angry bird” – Văn hóa chim, văn minh lợn – Thân thiện và hợp tác

Tôi không quá thích thú với trò chơi “Angry Bird”, nhưng tôi thích ý tưởng về một con chim giận dữ. Xã hội có quá nhiều sự ngọt ngào giả dối, quá nhiều những gương mặt an phận, giống như Facebook có nút “Like” mà không hề có “Hate”. Cuối cùng “Angry Bird” cũng đã vượt lên khỏi màn hình smartphone để lên màn ảnh, và bộ phim còn được Chủ tịch Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon công khai PR.  Việc ông Ban Ki Moon ca ngợi bộ phim, thú thực là khiến tôi hơi ngần ngại, vì bộ phim hẳn lại ca ngợi hòa bình, hợp tác, hòa giải, bảo vệ môi trường – tất cả những gì mà Liên Hiệp Quốc tuyên truyền. Điều thú vị là, bộ phim vẫn đặt vấn đề về hợp tác và bảo vệ môi trường, nhưng theo một góc nhìn hoàn toàn khác.
Câu chuyện bắt đầu trên đảo chim. Tại đây, các con chim sống quần tụ với nhau thành một ngôi làng, trong vui vẻ, hạnh phúc và hợp tác. Những con chim này sống một đời nhàn hạ, vừa lòng với cuộc sống đang có, và chúng không biết bay, chúng cũng không đi đâu xa khỏi ngôi làng của mình. Mọi con chim khác biệt sẽ trở thành vấn đề của ngôi làng, và cần phải được giáo dục đặc biệt như Red, Chuck, Bomb… Một con chim luôn bất bình, không được! Một con chim chạy quá nhanh, không được! Một con chim luôn phát nổ, không được! Các con chim cần tỏ ra thân thiện giống những con chim khác
Ngôi làng chim này luôn làm tôi nhớ đến các vùng đất được ca ngợi là vùng đất hạnh phúc như Quốc gia Bhutan, làng của người Amish, hay làng của người Kalasha…  Để duy trì sự hạnh phúc này, những tiếng nói khác biệt không được phép, và đó phải là một hệ thống khép kín. Ngôi làng chim hạnh phúc lâu dài bởi trên đảo chim không có con vật nào khác ngoài giống chim, và nó cách ly khỏi những vùng đất khác. Điều này tương tự với các vùng đất hạnh phúc, đó là bảo tồn truyền thống, văn hóa, thậm chí là chủng tộc của mình một cách cực đoan. Cách bảo vệ của họ không phải là đem vũ khí đi ném bom tàn sát các chủng tộc khác, mà họ chọn cách giáo dục về ý thức cộng đồng từ các cá nhân. Các bài học giáo dục đặc biệt trong phim thật sự làm tôi nhớ đến những phong trào “Tôi tử tế” hay “Sống đẹp” hay Thiền và Yoga trong xã hội chúng ta. Chúng chỉ có ích với những con chim an phận, chúng không có ích với những con chim đặc biệt.
https://youtu.be/X61n8OHs-Y8
Biến cố thực sự bắt đầu khi tàu lớn của những con lợn cập bến đảo chim. Những con lợn mang theo tất cả những thú vui của ngành showbiz Mỹ đến để hấp dẫn cả làng chim. Qủa nhiên, những con chim đã bị cuốn hút vào showbiz ầm ĩ, bất chất lời can ngăn của Red. Một cách nhanh chóng, những tinh túy của nền văn minh lợn là xe cộ, khói bụi và tiếng ồn đã tràn ngập ngôi làng chim. Cả làng chim quay cuồng trong sự ồn ào đó, quên mất sự thanh bình vốn có, quên mất mình là những con chim. Ở trong thực tại do lợn tạo ra, những con chim cũng hành xử như những con lợn. Chỉ có Red, Chuck và Bomb, những con chim bị gạt ra ngoài xã hội vì sự dị biệt, còn nhớ được mình là ai, còn nhớ đến đấng cứu thế đã bị bỏ quên – Mighty Eagle (Dù Mighty Eagle đã làm chúng thất vọng vì sự an nhàn đã khiến đấng cứu thế của chúng trở nên vô dụng).
Đám lợn đến đảo chim với vẻ mặt thân thiện, vui vẻ và hào phóng, nhưng những gì chúng cướp đi còn lớn hơn tất cả – đó là trứng chim. Lợn cần săn tìm trứng chim để làm nguồn thực phẩm nuôi sống cả nền văn minh lợn. Chúng đổi những thứ phù phiếm để lấy những điều cốt yếu. Đây là ẩn dụ cho câu chuyện thuộc địa đã ám ảnh các quốc gia và dân tộc nhỏ trong suốt thế kỷ 19 và 20, vẫn còn kéo dài đến thế kỷ 21. Các nước châu Âu đã xâm chiếm rất nhiều thuộc địa xa xôi ở Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Úc, Châu Á. Người Châu Âu đưa nền văn minh công nghiệp của mình tới những quốc gia ấy để đánh đổi lấy các nguồn sản vật và tài nguyên phong phú như vàng bạc, kim cương, ngà voi… và thậm chí là cả nhân công rẻ mạt. Sau chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ nổi lên và thay thế dần vị trí của châu Âu trong việc thống lĩnh các thuộc địa bằng các phương pháp khéo léo hơn, đó là tăng trưởng kinh tế và hiệp định thương mại. Nền văn minh lợn được đề cập đến trong “Angry bird” chính là biểu tượng cho Mỹ và Châu Âu. Các bạn không tin điều này ư? Để tôi kể cho các bạn hai câu chuyện.
Tại 14 quốc gia châu Phi đã từng là thuộc địa của Pháp, người dân vẫn phải đóng thuế thuộc địa. (Đọc thêm tại đây https://www.siliconafrica.com/france-colonial-tax ) Mặc dù đã dành lại được độc lập khỏi sự đô hộ của Pháp, nhưng Pháp lý luận rằng vì người Pháp đã xây cầu đường, trường học cho các quốc gia này nên các quốc gia này vẫn phải đóng thuế cho người Pháp. Người Pháp đã lờ tịt tất cả những nô lệ châu Phi, những mỏ vàng, mỏ kim cương, ngà voi, sừng tê giác, lương thực thực phẩm… mà họ thu được từ các nước thuộc địa này. Tất cả những tổng thống châu Phi muốn chống lại khoản thuế bất hợp lý ấy đều bị ám sát. Cho đến nay, nền kinh tế của Pháp vẫn lệ thuộc vào nguồn thuế thuộc địa này, số tiền này chiếm 85% dự trữ ngoại tệ của Pháp/năm tương ứng với 500 tỉ USD/năm.
Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện về các quốc gia Trung Đông. Đây là những quốc gia khép kín trong niềm tin tôn giáo của họ. Cũng đã có thời họ đạt đến đỉnh cao của nền văn minh được gọi là Kỷ nguyên vàng Islam, mà sau này người Châu Âu đã học hỏi từ đó để tạo ra thời kỳ Phục Hưng. Sau khi đế chế Ottoman sụp đổ, người Châu Âu thay nhau liên tiếp đô hộ các quốc gia Trung Đông này vì nguồn dầu mỏ và kim cương vô cùng giàu có. Các thế lực “lợn” ở cả Tây Âu và Đông Âu thay nhau tàn phá vùng đất này, đẩy vùng đất của Kỷ nguyên vàng ấy vào cảnh chiến tranh triền miên suốt nhiều thế kỷ. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ II (năm 1945), Mỹ đã lập nên một quốc gia của người Do Thái để chống lại người Hồi giáo, đó là Israel. Israel thừa hưởng toàn bộ nền văn minh “lợn” từ Âu Mỹ (Trên thực tế, người Do Thái và người Công giáo đã hội tụ ở Mỹ, và có chung một kẻ thù từ hơn 1000 năm nay là Hồi giáo). Thế là chiến tranh vùng vịnh đã diễn ra, các cuộc chính biến như Mùa xuân Ả Rập đã được khích lệ, những cuộc ném bom càn quét tiêu diệt khủng bố ngang nhiên được Mỹ và Châu Âu cho phép để phá hoại đời sống của người dân Hồi giáo… tất cả chỉ bởi người Hồi giáo không muốn mang dầu và kim cương dâng cho phương Tây.
Trong “Angry bird”, khi làng chim tỉnh ngộ ra rằng mình đã bị đàn lợn lừa, bị cướp đi những gì quý báu nhất, chúng đã vô cùng tức giận. Chúng đã châm ngòi cho cuộc chiến chống lại đàn lợn. Chúng đột nhập, ném bom, kéo sập thành quả của nền văn minh lợn, như những tên khủng bố mà truyền thông của Mỹ và Châu Âu đã gọi tên. Các bạn có xem cảnh đàn chim liều chết xông vào, tàn phá văn minh lợn, các bạn có nghi đến những kẻ khủng bố đã nổ bom hay xả súng ở Châu Âu. Trước khi bạn phán xét khủng bố, hãy nghĩ đến mức thuế thuộc địa mà Pháp áp đặt lên đầu các quốc gia Châu Phi (trong các quốc gia ấy có không ít người Hồi giáo). Bạn có tự hỏi tại sao khủng bố lại tấn công Bỉ, một quốc gia trung lập và yên bình ở Châu Âu? Đơn giản vì Bỉ có trụ sở của NATO và EU – hai tổ chức đầu não chỉ huy quân đội châu Âu tấn công Trung Đông bằng nhiều cách thức.
Ông Ban Ki Moon cho rằng bộ phim truyền tải thông điệp về biến đổi khí hậu, tôi cho rằng ông ta đã né tránh thông điệp thực sự của bộ phim. Đây là bộ phim mang tính cảnh tỉnh các quốc gia đang phát triển như chúng ta phải cảnh giác khi bắt tay với “nền văn minh lợn”. Và đừng nghi rằng “nền văn minh lợn” chỉ ám chỉ nước Mỹ. “Nền văn minh lợn” là nền văn minh được xây dựng bằng lòng tham và liên tục kích thích lòng tham, bằng những điều phù phiếm để tách xa chúng ta khỏi chính bản chất của chúng ta, bằng đám đông bẩn thỉu được đắp bằng các bộ thời trang lòe loẹt, bằng tình hữu nghị giả dối. Ta có thể thấy dấu vết của “văn minh lợn” ở tất cả các quốc gia lớn hiện đại như Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc và một số các quốc gia thực dân ở Châu Âu như Anh, Pháp. Bạn muốn mảnh đất của bạn sẽ biến thành bãi rác kiệt quệ của nền văn minh lợn hay bạn muốn một mảnh đất sạch sẽ và thanh bình.
Bạn có thể nói với tôi rằng chỉ ở các quốc gia như Anh, Pháp, Mỹ, sự khác biệt mới được tôn trọng. Tôi không biết những cái khác biệt ấy rốt cuộc là cái gì? Có phải là sự khác biệt thật sự hay không, hay chỉ đơn thuần là khác biệt mang tính “thời trang”? Tôi thì tin rằng, những cá nhân khác biệt thực sự, họ không cần bất cứ hệ thống nào, dù là “văn hóa chim” hay “văn minh lợn” chấp nhận. Họ đơn thuần là thay đổi thế giới theo cách họ tin tưởng.

Xem

Đầu xuân xem “Long thành cầm giả ca”

Lần đầu tiên biết đến “Long thành cầm giả ca” là năm 2010. Năm đó, tôi mới vào lớp 10, bắt đầu học thơ Nguyễn Du. Đó cũng là năm kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, trên TV có nhiều chương trình kỉ niệm đại lễ ấy. Cùng năm ấy, tôi xem trên TV được một đoạn giới thiệu phim “Long thành cầm giả ca”, và nghe Nhật Kim Anh đọc bài thơ cùng tên của Nguyễn Du. Tôi vẫn luôn ghi nhớ ấn tượng
Xem

Xem “Arrival”, nghĩ vài điều về thời gian và ngôn ngữ

Mới đầu năm 2017, các nhà làm phim Holywood đã cho ra đời hai bộ phim “siêu ảo” về dòng thời gian và những thông tin lưu chuyển tương ứng, đó là “Assassin’s creed” và “Arrival”. Tôi thích thú với “Assassin’s creed” hơn nhưng tôi sẽ không viết về nó bởi nó dường như vẫn đang dang dở. Tôi sẽ viết về “Arrival” không phải vì tôi thích nó mà vì những gì tôi thấy nực cười ở bộ phim này, và những lý giải
Xem

Cách những tấm áp phích trở thành nghệ thuật

Lê Thúy Ái Nguồn bài dịch: How Posters Became Art - The New Yorker - Hua Hsu Khoảng Giáng Sinh năm 1894, nữ diễn viên Sarah Bernhardt được gọi là Maurice de Brunhoff, quản lý của Lemercier, một công ty xuất bản tại Paris sản xuất các áp phích quảng cáo của bà. Bernhardt là một trong những ngôi sao giải trí nổi tiếng nhất Châu Âu, một phần nhờ vào tài tự quảng bá bản thân. Cô cần một áp phích cho vở kịch
le-ai

Lê Ái

30/07/2019

Kéo hàn lâm gần văn hóa đại chúng hay nâng đại chúng gần tri thức hàn lâm?

Trong quá trình vận động của văn hóa, dường như luôn luôn có sự phân cực giữa hàn lâm và đại chúng: Ở thái cực hàn lâm, các kiến thức và vấn đề được đề cập một cách phức tạp với những cấu trúc ngôn từ phức tạp và sự đa chiều. Ở thái cực đại chúng, cấu trúc của kiến thức bị giản lược hóa thành các chỉ dẫn bằng ngôn từ thông thường và dễ hiểu. Khi giới hàn lâm của thế giới
XemYêu

Đại Ngư Hải Đường: Duyên nợ đến từ trái tim

“Đại ngư Hải đường” lấy ý tưởng từ giấc mơ của đạo diễn Lương Toàn 12 năm về trước. Lúc đầu, từ giấc mơ này, đạo diễn đã làm phim ngắn “Đại Hải” và chiếu trên mạng. Sau sự thành công của phim ngắn, Lương Toàn đã nỗ lực để hoàn thiện duyên nợ của anh với giấc mơ năm nào qua “Đại ngư Hải đường” và ra mắt khán giả trong năm 2016 này. Tôi xem “Đại Ngư Hải Đường” sau khi nghe ca