Home Hiểu Lược sử Báo chí: Làm thế nào chúng ta đến được điểm hiện tại

Lược sử Báo chí: Làm thế nào chúng ta đến được điểm hiện tại

Minh Tân

03/09/2021
Lược sử Báo chí

Khởi nguyên Báo chí

Báo chí là công việc thu thập, sắp xếp và phân phối tin tức – để tổng kết thành những câu chuyện và bình luận đặc biệt – bằng nhiều kênh phương tin in ấn hay không in ấn. Đây không phải là một hiện tượng nổi lên gần đây, bởi bất kỳ ý nghĩa gì; tiền thân sớm nhất của một sản phẩm báo chí xuất phát từ Rome vào khoảng năm 59 TCN, khi tin tức được lưu lại thành một thông tư được gọi là Acta Diurna. Nó được xuất bản hàng ngày và treo một cách có chiến lược khắp thành phố để ai cũng đọc được, hoặc cho những người có thể đọc được.

Trong giai đoạn nhà Đường (618-907 CN), Trung Quốc đã thiết lập một báo cáo của triều đình, sau đó được đặt tên là bao (báo), để phân phối cho các quan chức chính quyền nhằm mục đích thông báo cho họ về những sự kiện có liên quan. Sau này nó tiếp tục phát triển ở nhiều hình thức và tên gọi khác nhau cho đến tận năm 1911 với sự sụp đổ của nhà Thanh. Tuy nhiên, bằng chứng đầu tiên về việc xuất bản thường báo lại có thể tìm thấy ở Đức năm 1609, tờ báo đầu được xuất bản bằng tiếng Anh (dù là “tiếng Anh cổ”) được biết đến có tên là Weekly Newes (Tin mới mỗi tuần) từ năm 1622. Tuy nhiên, tờ The Daily Courant, xuất hiện lần đầu năm 1702, mới là tờ nhật báo đầu tiên dành cho công chúng.

Hẳn sẽ không có gì ngạc nhiên khi những nỗ lực ban đầu nhằm giúp công chúng có được thông tin vấp phải sự phản đối của chính quyền trong nhiều trường hợp. Họ cố gắng áp đặt quyền kiểm duyệt bằng cách đặt ra những giới hạn và thuế khóa lên các nhà xuất bản như thể một cách để kiềm chế tự do in ấn. Nhưng nhìn chung, số lượng người dân biết chữ cũng ngày một nhiều nhờ vào điều đó, cùng với sự dẫn dắt của công nghệ mà việc in ấn và lưu hành đã ngày càng phát triển, các ấn phẩm báo chí đã chứng kiến sự bùng nổ số lượng; và mặc dù vẫn còn những lớp kiểm duyệt khắp thế giới ngày nay, nhưng hầu hết, báo chí đang trong thời kỳ tự do.

Không lâu sau khi báo chí tạo được chỗ đứng, sự ra đời của tạp chí cũng được lan rộng. Hình thức ban đầu của nó là các xuất bản phẩm định kỳ được đặt tên khéo léo là Tattler (Kẻ ba hoa) và Spectator (Khán giả). Cả hai ban đầu đều cố gắng gắn kết những bài viết nêu quan điểm với các sự kiện đương đại, đến những năm 1830, tạp chí đã là sản phẩm dành cho đại chúng – những ấn phẩm định kỳ được xuất bản đã thu hút một lượng lớn độc giả hơn. Chúng bao gồm cả những tạp chí minh họa nhắm tới một bộ phận độc giả nữ nhất định.

Một thời gian sau, giá trị của việc thu thập tin tức tăng lên đáng kể, vì các xuất bản phẩm phải nỗ lực để theo kịp với những gì dường như đang nổi cộm và lòng ham muốn vô độ đối với báo in. Dần dần, các hãng thông tấn được hình thành để thay thế cho các nhà xuất bản độc lập. Họ sẽ thuê nhân lực để thu thập và viết các báo cáo tin tức, và sau đó bán những câu chuyện này cho các hãng khác nhau. Tuy nhiên, báo in đã sớm đương đầu với một hình thức thu thập tin tức hoàn toàn mới — đầu tiên, với sự phát triển của điện tín, ngay sau đó là radio, truyền hình, truyền thông đại chúng. Sự cải tiến công nghệ dường như không thể tránh khỏi.

Truyền thông phi in ấn đã thay đổi động lực của cả việc thu thập và truyền tải thông tin. Nó đẩy nhanh tất cả khía cạnh, làm cho tin tức tự thân nó phải kịp thời và phù hợp hơn. Không lâu sau đó, công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu của báo chí, thậm chí với sản phẩm cuối cùng là báo in. Ngày nay, vệ tinh truyền thông từ một góc địa cầu đến một góc khác chỉ trong vòng vài giây, và Internet, tương tự, cũng đưa những tin tức sốt dẻo đến tay hầu hết mọi người cũng chỉ trong chừng đó thời gian. Một mẫu hình báo chí mới lại ra đời, và là thứ có thể trở thành tiêu chuẩn cho tương lai.

Sự trỗi dậy của báo chí ở Hoa Kỳ

Không phải ai cũng say mê với việc báo cáo tin tức. Khi các thuộc địa ban đầu được thiết lập trên châu lục này, có nhiều lãnh đạo có ảnh hưởng phát ngôn khinh thường báo chí. Một trong những người đó là Thống đốc William Berkeley của bang Virginia, người vào năm 1671 đã tuyên bố rằng, “Ơn Chúa, không có trường miễn phí, không có in ấn, tôi hy vọng chúng ta cũng sẽ không có chúng, suốt hàng trăm năm, vì học thức mang lại sự bất tuân, và những kẻ dị giáo, cũng như nhiều giáo phái xâm nhập vào thế giới, và in ấn đã phát lộ ra chúng, và phỉ báng chống lại chính quyền ưu hạng nhất. Chúa đã ngăn ta khỏi những điều này”. Đây không phải là bình luận mà người dân Mỹ hiện nay muốn nghe. Nhưng nó được phát ngôn tại thời điểm trước khi công nghệ biến đổi việc xuất bản, và mục tiêu của hầu hết các thành phố và lãnh tụ là muốn thấy sự tuân phục của con người.

Năm 1690 là năm bản tin thuộc địa đầu tiên xuất hiện. Được đặt tên là Boston xuất hiện trước công chúng – Trong nước lẫn Ngoài nước (Boston’s Publick Occurrences Both Forreign and Domestick), do Benjamin Harris – người ban đầu bị chê bai ở Anh – ấn hành, đã khiến cho tờ báo phải ngừng hoạt động chỉ sau đó bốn ngày. Trong suốt ba phần tư thế kỷ xuất hiện, các bản tin và xuất bản phẩm đã được chấp nhận nhiều hơn, và vào thời điểm Chiến tranh Cách đang diễn ra ở những quốc gia mới, chúng lan tràn khắp các thuộc địa, chứa đầy những ý kiến ủng hộ và phản đối về việc cuộc đối đầu quân sự sắp sửa diễn ra. Thường thì, những nguồn tin tức này đơn giản chỉ truyền tải thông tin từ một nguồn tin tức đối nghịch khác mà không có bất kỳ hoa lợi nào cho tác giả hay nhà xuất bản gốc. Rủi thay, như được mong đợi, tin tức truyền tay này lại bị trích dẫn và cung cấp thông tin sai lệch về một vấn rất thông thường.

Để chắc chắn, các tờ báo, và những người viết báo, lại làm điều đó như thể đó là điều hợp lẽ. Theo đó, thông tin có tác động đến đám đông thường khan hiếm, được truyền miệng, và bị những người đưa tin kiểm soát (thường là những người có quyền hành). Do đó in ấn đại chúng (trong thời kỳ đầu, không so sánh với cái ta cảm nhận ngày nay được) phải giống như thể được trao quyền tự do chưa từng được nhìn nhận trước đây. Các nhà xuất bản chắc chắn có thể được ghi nhận là có mục đích vị tha cho sự tồn tại của họ, thứ sẽ khiến họ nhiệt tình mang thông tin đến cho công chúng. Nhưng, một điều không kém phần quan trọng là, việc thu thập và xuất bản tin tức là hình thức thu nhập mới của tất cả những ai liên quan. Người làm báo kiếm tiền bằng cách thâm nhập vào công chúng và thu thập thông tin, sau đó phác thảo lên các câu chuyện cho công chúng hiếu kỳ. Các nhà xuất bản kiếm tiền nhờ vào dòng người bất tận mua báo, và thậm chí các cậu nhóc bán báo và những nhân viên xuất bản cũng rất bận rộn với công việc của mình. Chung quy lại, công việc báo chí có được vị thế cộng sinh với tất cả mọi người.

Trong nhiều phương thức, nội dung và hình thức của tờ báo không hề thay đổi từ thế kỷ XVIII. Thậm chí từ buổi khai sinh, chỉ với một số ngoại lệ đáng ghi chú, các tờ báo dường như cũng biết được bản chất rằng phải có trách nhiệm với công bằng và trục thực, và phải nói lên sự thật. Những tờ báo ban đầu chỉ là thói quan phân chia tin tức thành các hạng mục, như tin trong nước và nước ngoài, và các bài quan điểm đã phổ biến trong các tờ nhật báo và các bản tin ban đầu giống như ngày nay. Các doanh nghiệp nhanh chóng nhìn thấy lợi ích từ quảng cáo trên báo chí, do đó quảng cáo đã trở thành chủ lực trên các bài báo từ khi nó xuất hiện. Báo chí thuộc địa Mỹ đã ở vào vị trí phải tiết kiệm. Tờ báo đầu tiên ra số ra hàng tuần có bốn trang, và quảng cáo bị bỏ ra đàng sau.

Vì giá cả của giấy lẫn mực in quá cao, tương tự là máy móc cung cấp trong khâu vận hành như in ấn, cắt tỉa, gấp, và phân phối tin tức, nên các câu chuyện trên đó được cô đọng lại và chỉ cung cấp những thông tin cơ bản nhất – hầu hết chúng xuất hiện ở đoạn đầu. Người ta tin rằng đó là nơi toàn bộ mẫu hình của một bài báo bắt đầu. Ngày nay, ai cũng thừa nhận rằng đoạn đầu tiên của một mẩu tin tức hóa giải những vấn đề quan trọng nhất về ai, cái gì, ở đâu, khi nào và tại sao – một khái niệm được dạy ở hầu hết các trường sơ học khắp cả nước như cách viết cho người mới tập viết.

Báo chí thuộc địa cũng bao gồm những câu chuyện cảm động, như việc trông thấy sinh vật lạ, thi ca, trào phúng, tiểu luận và cả đả kích chính trị. Ở đó cũng có một phần cho các quảng cáo cá nhân, như việc bán các dụng cụ nội thất. Sau Chiến tranh Cách mạng, báo chí phát triển từ tuần báo sang nhật báo, loại hình được công chúng ủng hộ. Báo chí cũng trở nên cẩn trọng hơn về nhà nước chính trị của quốc gia mới, viết dài và sâu hơn về các chính trị gia, các đảng chính trị, lập trường của tiểu bang và liên bang về các đối tượng được công chúng nước Mỹ non trẻ quan tâm. Thật ra, dường như tự do báo chí là một phần của một quốc gia tự do. Báo chí nói về việc định hướng đất nước và không có nước nào trước đây từng trải qua điều này, tất cả cùng tạo nên một mô hình báo chí được cả thế giới noi theo.

Điều thú vị là một số nhà lập quốc Mỹ như George Washington lại ít khi sử dụng báo chí và tuyên bố bằng lời rằng ông hiếm khi có thời gian xem báo với tất cả sở thích khác của mình! Chiều ngược lại là Benjamin Franklin, một đồng sự của chủ nghĩa ly khai, người mà ngày nay người ta cho rằng đã thúc đẩy báo chí đến với một số lượng độc giả lớn hơn, chắc hẳn ra đó là viên gạch đầu tiên của một quốc gia ở đó tự do vẫn đang tiếp diễn.

Nói thêm về lịch sử Báo chí

Báo chí, cũng như những nghề nghiệp khác hiện nay, trước đây không được coi trọng. Người ta thường nghĩ đó là một thói quen của những người tránh công việc “thực tế”. Qua thời gian, các nhà báo bắt đầu tổ chức như một phương cách đạt công nhận nghề nghiệp của họ. Tổ chức đầu tiên của các nhà báo ra đời năm 1883 ở Anh; Hội Báo chí Mỹ được thành lập năm 1933, một cơ sở nhằm thực hiện chức năng vừa là một công đoàn, vừa là một tổ chức nghề nghiệp. Từ buổi bình minh của báo chí, cho đến giữa những năm 1800, các nhà báo đã thâm nhập vào lĩnh vực như những người học việc, bắt đầu thường từ những cậu bé in sao và những phóng viên tập sự. Lần đầu tiên báo chí được công nhận như một lĩnh vực học thuật là khi được giới thiệu ở cấp độ đại học năm 1879, nơi Đại học Missouri đề xuất một chương trình học bốn năm. Sau đó vào năm 1912, Đại học Columbia ở New York cũng đề ra một ngành học sau đại học về báo chí, do chính Joseph Pulitzer tài trợ. Nhận thức về việc đưa tin tức đã trở nên cực kỳ phức tạp trên thế giới vốn đang trong trong quá trình toàn cầu hóa thông qua truyền thông đại chúng, ngay cả lúc chỉ có điện tín là công cụ duy nhất để truyền tải, đã được nhìn nhận đầy đủ.

Thế giới báo chí phát triển vượt bậc sau đó. Trong những bài báo chuyên sâu, kinh tế và kinh doanh, chính trị, và khoa học tranh giành sức hút của độc giả. Sau đó là đến những hình ảnh động và radio, và cuối cùng là truyền hình và nhu cầu về các kỹ năng và công nghệ chuyên môn được tinh chỉnh tăng cao đáng kể. Báo chí là một lĩnh vực nghiên cứu chung vào những năm 1950 trong các trường đại học khắp Hoa Kỳ. Văn học và các đề tài về báo chí tăng lên, cũng như, để theo kịp nhu cầu của những cây bút đang lên và các giáo sư của họ. Không lâu sau đó, các kho sách chứa đầy những câu chuyện thực, tiểu sử và thông tin lịch sử, đặc biệt là về báo chí và những người hành nghề báo.

Bản chất của báo chí ở Mỹ là bênh vực cho trách nhiệm xã hội, và điều đó không thay đổi từ những năm 1700. Điều đó không nói lên việc chính trị đảng phái chưa bao giờ điều khiển truyền thông – cả báo in lẫn không tin. Thậm chí ngày nay, các cơ quan thông tấn và báo chí quốc gia được xác định theo khuynh hướng xã hội của họ – tự do hay bảo thủ. Nhưng, vẫn có nhiều tờ báo mang lại những góc nhìn công bằng, không thiên vị về các sự kiện đang diễn ra ở cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế, được viết và xuất bản nhằm mục đích cung cấp thông tin cho dư luận và cho phép họ tự giải quyết vấn đề. Có những lúc báo chí rơi vào thời kỳ đen tối khiến họ hoàn toàn thiếu trung thực và cực đoan – những chiến thuật thuyết phục nhằm gây ảnh hưởng đến dư luận – lấy nỗi sợ làm động năng. Ngay nay điều này được gắn mác báo chí “vàng” và nó có cho mình một lịch sử và vị trí riêng biệt trong lịch sử báo chí. Đa phần, các nhà báo cẩn trọng tránh những kiểu chiến thuật này.

Lịch sử Báo chí gần đây

Phần này mang chúng ta đến với báo chí ở thế kỷ XX và 15 năm đầu của thế kỷ XXI. Không có vấn đề gì khi tinh thần nghề nghiệp của lĩnh vực này đã gia tăng đáng kể, từ sau giai đoạn báo chí vàng (yellow journalism). Có nhiều nhân tố được công nhận theo đó, gồm cả việc báo chí trở thành một lĩnh vực nghiên cứu được công nhận ở cấp độ đại học, mang đến nhận thức về tầm quan trọng mà trước đây chưa có. Tương tự, hàm lượng tri thức về tất cả phương diện trong lĩnh vực báo chí cũng tăng lên, các sai sót cũng lộ ra để người khác kiểm tra, và giải thích những công nghệ truyền thông đại chúng từ góc nhìn xã hội và tâm lý học. Đồng thời, trách nhiệm xã hội cũng trở thành tiêu chuẩn của báo chí và tự thân các nhà báo phải nâng cao chuyên môn thông qua các tổ chức nghề nghiệp. “Một nền báo chí tự do và trách nhiệm” là một trận chiến của các nhà báo hiện nay, cũng như đạo đức và các tiêu chuẩn là một cân nhắc quan trọng của tất cả mọi người khi làm việc.

Tin tức đã thay đổi cùng với sự có mặt của công nghệ mới. Thậm chí với radio, thư tín, truyền hình, báo chí vẫn giữ được vị thế là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy nhất cho đa số người dân Mỹ, những người chỉ xem thông tin truyền thông phi in ấn là phần bổ trợ. Ngày nay thì không hẳn. Truyền thông phi in ấn chiếm lĩnh việc lĩnh hội thông tin của dư luận, và nó ngày càng có ảnh hưởng lớn hơn so với những nghi ngờ trong thời kỳ sơ khai. Người Mỹ, cũng như người nước khác, chuyển hướng sang truyền thông phi in ấn để nghe những thứ đau đầu đang diễn ra khắp toàn cầu. Những tờ báo vốn dành nhiều thời gian, công sức, suy ngẫm, mồ hôi và nước mắt để thu thập và đưa tin tức vẫn chỉ nhằm mục đích mang đến một cái nhìn sâu sắc về các sự kiện. Câu hỏi đặt ra là, những người nào muốn dành thời gian để suy ngẫm về thế giới ở trình độ báo chí yêu cầu người đọc gán cho? Khái niệm “tin tức” (news) tự thân nó đã mang ý nghĩa là mới (new) rồi. Có tin tức cứng (hard news), tin tức về người nổi tiếng, tin tức nóng hổi, và những loại tin tức đã biến đổi báo chí kể từ thời sơ khai.

Tuy nhiên, thậm chí thế giới có tiếp tục thay đổi đi nữa, thì nhu cầu đọc báo in vẫn tiếp diễn, ngay cả khi thông tin được truyền thải dưới dạng điện tử chứ không phải trên giấy. Đó là một phần an ủi nào đó cho các nhà báo, nhưng thật ra, vẫn có hy vọng rằng luôn tồn tại nhu cầu cho một nền báo chí tự do và trung thực.

Nguồn: A Brief History of Journalism: How We Arrived to Where We Are | UniversalClass

Dịch: Lê Minh Tân

Đạo đức và Báo chí

Bàn về đạo đức Đạo đức là một phần của những nguyên tắc luân lý dẫn đến việc ra quyết định trong đời sống cá nhân hay công việc. Đạo đức liên quan đến cách cư xử hay hành vi được xã hội mong đợi. Cụm từ “đạo đức” (ethics) bản thân nó bắt nguồn từ một từ trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là tính cách - vốn là một trạng thái luân lý của một cá nhân. Đạo đức buộc người ta phải

Minh Tân

03/09/2021

Tìm hiểu sơ lược về lịch sử ngành Báo in tại Hoa Kỳ

Nhắc về lịch sử ngành báo chí, mọi chuyện bắt đầu với phát minh của Johannes Gutenberg vào thế kỷ 15, đó là kỹ thuật in ấn “movable type” (sử dụng các ký tự rời rạc). Tuy vậy, sáng chế này của Gutenberg ban đầu mới chỉ áp dụng cho Kinh Thánh và các loại sách khác. Và phải đến thế kỷ 17 tại Châu Âu thì tờ báo đầu tiên mới ra đời. Tờ báo thường kỳ đầu tiên được phát hành hai số

Đức Anh

06/07/2021
Xem

“The Newsroom” và bản lĩnh nhà báo

Chúng ta đang sống trong Kỷ nguyên thông tin, đồng nghĩa với việc thông tin là một thứ quyền lực chi phối đời sống của chúng ta. Truyền thông, dù ở dạng nào: báo hình, báo giấy, báo điện tử… đều đang chi phối cách thức chúng ta nhận thức về thực tại đời sống và cách thức lựa chọn quyết định để giải quyết vấn đề. Quyền lực của báo chí càng lớn thì trách nhiệm của người làm báo càng nặng nề. Một

Tô Lông

14/09/2016