Home Chơi NHẠC TIỀN CHIẾN (2): NGUYỄN VĂN THƯƠNG VÀ NHỮNG KHOẢNH KHẮC THOÁNG QUA BẤT HỦ

NHẠC TIỀN CHIẾN (2): NGUYỄN VĂN THƯƠNG VÀ NHỮNG KHOẢNH KHẮC THOÁNG QUA BẤT HỦ

Nguyễn Văn Thương là một trong những nhạc sĩ đi đầu của nền tân nhạc Việt Nam. Ông đã mang đến cho nền tân nhạc không khí mơ màng và trữ tình. Không bị ám ảnh bởi không khí Á Đông cổ xưa như Lê Thương, Nguyễn Văn Thương là một nhạc sĩ khéo tận dụng các yếu tố âm nhạc dân gian Việt Nam vào các nguyên tắc thanh nhạc của phương Tây. Chính bài hát “Trên sông Hương” (1936) của ông đã mở ra một thời kỳ mới của nền Tân nhạc.

Nguyễn Văn Thương sinh ra tại Huế và có nền tảng nhạc cổ truyền (ông được học chơi đàn nguyệt). Thế nhưng, thay vì tiếp tục đi theo con đường cổ truyền, Nguyễn Văn Thương tự học ký xướng âm qua sách của Pháp. Ông sáng tác bài “Trên sông Hương” khi vừa tốt nghiệp Quốc học Huế. Bản nhạc thể hiện vẻ đẹp mơ màng và đượm buồn của dòng Hương giang.

Năm 1939, Nguyễn Văn Thương ra Hà Nội học. Năm đó, ông không có tiền về quê ăn Tết nên đã ở lại Hà Nội. Trong nỗi buồn hiu quạnh nơi đất khách quê người ấy, ông đã sáng tác ca khúc “Đêm đông” bất hủ. Ca khúc “Đêm đông” là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của nền tân nhạc với nỗi buồn thấu ruột thấu gan của khách ly hương. Không chỉ có giai điệu đẹp mang phong cách Pháp mà còn có ca từ giàu tính thơ:

“Đời như vô tình ta ngao ngán
Non nước thê thảm mang cảnh tang
Thân lãng du cô liêu chán chường
Về đâu giữa trời đông đêm trường
Sầu lên khơi hồn quê lai láng
Ta van gió nhân mưa ngừng than
Cho ta lắng tiếng vang muôn lòng
Rên rỉ qua không gian buồn mong”

Năm 1942, Nguyễn Văn Thương vào Sài Gòn làm công việc của một nhân viên Bưu điện. Những ngày nhàm chán ấy đã khiến ông viết ca khúc “Bướm hoa”. Ca khúc thể hiện khao khát một đời sống tràn ngập tình yêu và mùa xuân:

“Bướm là những lá thư nàng xuân gửi đi chào mừng non sông.
Hoa dấu chân muôn màu, Nàng xuân đã ghi khi nàng vừa sang
Bướm là những thiếu niên lòng khao khát yêu, đời còn tươi sáng,
Đóa hoa: khách yêu kiều, tình thơ chớm gây đời xuân trắng trong”

Sau Cách mạng tháng Tám, ông làm công tác tuyên truyền tại Bình Trị Thiên cho phe của Đảng Cộng Sản trong cuộc kháng chiến chống Pháp, sau đó tập kết ra Bắc. Trong thời gian này, ông sáng tác ca khúc “Bình Trị Thiên khói lửa”. Khi tập kết ra Bắc, ông tiếp tục sáng tác phục vụ Cách mạng với các vở múa đại chúng như Chim gâu, kịch múa Tấm Cám, Múa ô, Chàm rông… Ông cũng sáng tác nhiều bản hợp xướng, tác phẩm khí nhạc, giao hưởng ca ngợi các sự kiện chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong khoảng thời gian này, ông không còn sáng tác nhiều ca khúc trữ tình nữa. Ca khúc trữ tình duy nhất ông sáng tác sau Cách mạng là “Bài ca trên núi” với tư cách là ca khúc chủ đề trong phim “Vợ chồng A Phủ”. Ca khúc sử dụng chất liệu âm nhạc và cảm hứng của người H’mông.

Mặc dù ông dành phần lớn cuộc đời của mình để sáng tác các tác phẩm kỳ vĩ phục vụ các yêu cầu chính trị nhưng ông lại được nhớ tới nhờ những cảm xúc trữ tình chợt đến của mình. Sự nghiệp âm nhạc của ông cho thấy rằng quãng đời cống hiến của một nghệ sĩ không phải là hiến dâng cho dân cho nước mà là sự hiến dâng cho khoảnh khắc rung cảm của linh hồn.

Cáo Hà Thành

NHẠC TIỀN CHIẾN (5): ĐOÀN CHUẨN – CHÀNG CÔNG TỬ HÀO HOA ĐẤT BẮC

Nhắc đến nhạc tiền chiến, không thể không nhắc đến nhạc sĩ Đoàn Chuẩn (1924 – 2001) . Nét nhạc của ông mang đậm hồn cốt của không khí đô thị xứ Bắc nửa đầu thế kỷ 20. Nhạc của ông nhẹ nhàng và sang trọng, tựa hồ như bụi bặm của cuộc đời không bén gót. Không “mang mang thiên cổ sầu” như Dương Thiệu Tước, Lê Thương…v…v…, không cảm xúc dạt dào như Nguyễn Văn Thương, không thoát tục như Văn Cao, không

NHẠC TIỀN CHIẾN (3): HOÀNG QUÝ – NHẠC SĨ CỦA NHỮNG BẢN ANH HÙNG CA

Hoàng Qúy (1920 – 1946) là một trong các nhạc sĩ tiên phong của nền Tân nhạc Việt Nam. Tuổi đời của ông tuy ngắn ngủi nhưng những đóng góp cho nền Tân nhạc lại mang tính chất nền tảng. Hoàng Qúy sinh ra tại Hải Phòng, ông theo học nhạc sĩ Lê Thương trong thời kỳ Lê Thương dậy học ở Hải Phòng (theo Phạm Duy). Ngoài ra, ông còn theo học một cách bài bản Tây nhạc với nữ giáo sư âm nhạc

NHẠC TIỀN CHIẾN (7): ĐẶNG THẾ PHONG – MỘT THIÊN BẠC MỆNH

Nếu để phong nhạc sĩ nào tài hoa nhất trong số các nhạc sĩ Việt Nam tiền chiến thì tôi có thể nói ngay mà không cần phải cân nhắc suy nghĩ, đó là Đặng Thế Phong (1918-1942). Tài năng của ông không phải chỉ được vun đắp bằng các kỹ năng âm nhạc mà bằng cái tình sâu lắng luôn hiển diện bên trong linh hồn người nghệ sĩ. Câu thơ của Nguyễn Du “tài tình chi lắm cho trời đất ghen” đúng ra

NHẠC TIỀN CHIẾN (1): LÊ THƯƠNG – NGƯỜI ĐEM THƠ CỔ VÀO TÂN NHẠC

Lê Thương (1914 – 1996) là một trong những nhạc sĩ đi đầu của nền Tân nhạc Việt Nam (từ 1928 đến nay). Ông tên thật là Ngô Đình Hộ, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cổ nhạc ở Hà Nội. Theo như Hồi ký của Phạm Duy thì ông là một thầy tu nhà dòng hoàn tục. Ông mở đầu sự nghiệp sáng tác của mình bằng việc tham gia nhóm các nhạc sĩ Hoàng Qúy, Tô Vũ, Phạm Ngữ, Canh

NHẠC TIỀN CHIẾN (8): CUNG TIẾN VÀ CUỘC DẠO CHƠI ĐẾN THÁNH ĐƯỜNG ÂM NHẠC

Có lẽ hiếm hoi có cuộc dạo chơi nào lại thú vị như Cung Tiến (sinh năm 1938) vào thánh đường của âm nhạc Việt Nam. Khi ông vào độ tuổi thiếu niên thì thời kỳ hoàng kim của âm nhạc lãng mạn ở miền bắc Việt Nam đã thoái trào và chuẩn bị bước vào giai đoạn âm nhạc phục vụ chính trị và chiến tranh, thế nhưng, ông vẫn tiếp tục sáng tác theo lối trữ tình tiền chiến, thậm chí còn đi