Home Soát BỘ NÃO THANH THIẾU NIÊN KHI TIẾP XÚC TRUYỀN THÔNG MẠNG XÃ HỘI

BỘ NÃO THANH THIẾU NIÊN KHI TIẾP XÚC TRUYỀN THÔNG MẠNG XÃ HỘI

Minh Hùng

17/08/2019

Những phát hiện từ một nghiên cứu ở Trường Đại học California, Los Angeles (UCLA) đã làm sáng tỏ tác động của truyền thông mạng xã hội đến bộ não của thanh thiếu niên.

Một nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực này được thực hiện tại UCLA bằng cách quét não của các bạn trẻ độ tuổi thanh thiếu niên khi đang sử dụng truyền thông mạng xã hội. Kết quả quét não đã cho thấy các mạch não vốn được kích hoạt bằng cách ăn sô-cô-la và giành tiền thưởng, nay cũng được kích hoạt khi họ nhận được số lượng “like” khủng cho ảnh của mình trên mạng xã hội.

Trong thí nghiệm tại Trung tâm não đồ Ahmanson-Lovelace thuộc UCLA, 32 bạn trẻ ở độ tuổi từ 13 – 18 được cho biết họ đang tham gia vào một mạng xã hội nhỏ tương tự như ứng dụng chia sẻ ảnh phổ biến Instagram. Các nhà nghiên cứu đã cho họ xem 148 bức ảnh trên máy tính trong vòng 12 phút, trong đó có 40 bức ảnh là do mỗi bạn trẻ đưa lên, sau đó phân tích hoạt động của não bằng cách sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ đặc dụng, hay fMRI. Mỗi bức ảnh được hiển thị cùng với số lượng “like” nhận được từ những người bạn tuổi teen cùng tham gia thí nghiệm – nhưng thật ra là được sắp đặt bởi các nhà nghiên cứu. (Người tham gia chỉ biết điều đó khi đã hoàn thành cuộc nghiên cứu).

“Khi những thiếu niên này nhìn thấy bức ảnh của mình nhận được lượng “like” lớn, chúng tôi quan sát được mức độ hoạt động rộng khắp trên nhiều vùng của não bộ” – Lauren Sherman, người chủ trì thí nghiệm, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm não đồ và Trung tâm truyền thông số trẻ em thuộc UCLA nói. “Khu vực đặc biệt được kích thích là một phần của thể vân gọi là accumbens hạt nhân, cũng là một phần của mạch tưởng thưởng trong não bộ. Mạch tưởng thưởng này được cho là đặc biệt nhạy cảm trong thời kỳ thanh thiếu niên. Vì vậy, khi những người tham gia nhìn thấy lượng “like” lớn trên các bức ảnh của mình, cùng lúc đó các nhà nghiên cứu cũng quan sát được sự kích hoạt các vùng não liên quan đến xã hội và sự chú ý thij giác.

Khi quyết định xem có nên “like” một bức ảnh hay không, những người tham gia bị ảnh hưởng mạnh bởi số lượng “like” mà bức ảnh đang có.

“Chúng tôi cho một nhóm xem bức ảnh với số “like” lớn, rồi nửa còn lại xem chính bức ảnh đó với lượng “like” ít ỏi. Kết quả là khi họ nhìn thấy bức ảnh có nhiều “like”, họ có xu hướng rõ ràng yêu thích bức ảnh đó hơn khi nó ít “like”. Các bạn trẻ phản ứng khác đi với thông tin khi họ tin rằng nó đã được xác nhận bởi những người đi trước, dù đó chỉ là những người xa lạ.

Nghiên cứu này đã được xuất bản trên tạp chí Psychological Science.

Mirella Dapretto, giáo sư ngành tâm thần học và nghiên cứu hành vi sinh học tại Học viện thần kinh học và hành vi con người Semel thuộc UCLA cho biết, trong đời sống thực của các bạn trẻ, ảnh hưởng từ bạn bè thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. “Trong nghiên cứu, đây chỉ là nhóm người xa lạ với họ, nhưng họ vẫn thuận theo sự ảnh hưởng bên ngoài. Sự dễ dàng tuân phục đã biểu thị rõ ràng ở cả diễn biến trong não lẫn việc họ chọn click nút like. Chúng ta có thể đoán chắc được rằng hiệu ứng này sẽ còn rõ ràng hơn nữa ngoài đời thật, khi mà các bạn trẻ nhìn vào lượng “like” từ những người quan trọng với họ.”

Các bậc phụ huynh có nên lo ngại truyền thông mạng xã hội? Các nhà nghiên cứu cho rằng, cũng như các dạng truyền thông khác, truyền thông mạng xã hội có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.

“Nhiều thanh thiếu niên kết bạn với những người mà họ chưa hiểu rõ trên mạng, các bậc phụ huynh cần để tâm đến trường hợp này”, Dapretto nói. “Điều đó mở ra khả năng đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi những người lạ với nhiều nguy cơ khác nhau.”

“Cha mẹ thường biết những người bạn thân nhất của con cái, nhưng khi chúng có đến hàng trăm bạn bè, cha mẹ không thể biết được những người đó cụ thể là những ai”. Đó là nhận định của Patricia Greenfield, người đồng nghiên cứu và cũng là Giám đốc Trung tâm truyền thông số trẻ em của UCLA.

Tuy nhiên, Sherman cũng chỉ ra những lợi ích khả dĩ của mạng xã hội: “Nếu những người bạn có biểu hiện và hành vi tốt đẹp, trẻ cũng sẽ ghi nhận và được ảnh hưởng theo hướng tích cực. Điều quan trọng là các phụ huynh phải luôn biết rõ trẻ tương tác với ai qua mạng, hay bạn của trẻ đang đăng tải và yêu thích thông tin gì. Thêm nữa, các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng cá tính riêng của trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi quan điểm của người khác. Dữ kiện chúng ta có hiện nay hoàn toàn củng cố nhận định này.”

Ảnh hưởng giữa những người cùng tuổi để hòa nhập với nhau đã tồn tại từ lâu, nhưng những ái “like” trên mạng lại hoàn toàn là câu chuyện khác. Sherman giải thích: “Trước đây, các bạn trẻ tự có đánh giá của mình về cách phản ứng của những người xung quanh, nhưng giờ đây, chỉ nút like là đủ.”

Các bạn trẻ tham gia thí nghiệm được xem những bức ảnh “an toàn” – gồm những bức ảnh về đồ ăn, hoặc những người bạn – và cả những bức ảnh “nguy hiểm” – gồm thuốc lá, rượu và cả người mặc đồ khiêu khích.

“Dù đang xem loại ảnh nào đi nữa, các bạn trẻ sẽ có xu hướng click “like” nếu bức ảnh đó có sẵn nhiều lượt “like” từ người khác” Greenfield, giáo sư tâm lý học của UCLA nói. “Hiệu ứng tuân phục, vốn đã rất lớn với hình ảnh của chính họ, cho thấy tầm quan trọng của việc đạt được sự chấp thuận của người đồng lứa.”

Hai góc nhìn bộ não với những accumben hạt nhân (màu xanh), trung tâm của mạch tưởng thưởng trong não bộ. Khu vực này được kích hoạt mạnh khi các bạn trẻ nhìn ảnh của mình hoặc của người khác nhận được nhiều “like” từ các bạn đồng lứa. Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng khu vực này trở nên đặc biệt nhạy cảm ở độ tuổi thanh niên. Theo NeuroscienceNews.com. Ảnh: Lauren Sherman/UCLA.

So với khi nhìn những bức ảnh “an toàn”, khi nhìn các bức ảnh “nguy hiểm”, vùng não liên kết với khả năng “kiểm soát nhận thức” và “kiềm chế đáp ứng” các bạn trẻ, bao gồm vỏ não phía trước, các võ não trước trán song song và vỏ não bên, trở nên ít hoạt động hơn hẳn.

“Các vùng não này chịu trách nhiệm cho việc đưa ra quyết định, ngăn cản chúng ta tham gia vào một hoạt động cụ thể, hoặc quyết định cho phép chúng ta bắt tay hành động” Dapretto cho biết. “Những bức ảnh “nguy hiểm” có vẻ như đã làm giảm hoạt động của khu vực kiềm chế, làm giảm cơ chế phòng vệ của trẻ”.

Dịch: Minh Hùng

Link bài gốc: https://neurosciencenews.com/nucleus-accumbens-social-media-4348/

Xem

9 bộ phim hay khiến mùa đông thêm lạnh

Mùa đông, còn gì hạnh phúc hơn là được nằm dài trên giường, trùm chăn, pha một cốc cacao nóng và xem một bộ phim thú vị! Book Hunter xin giới thiệu đến các bạn 9 bộ phim vô cùng thích hợp khi xem vào mùa đông. Bạn có thể thưởng thức một mình hoặc xem cùng bạn bè. Đây đều là những bộ phim có câu chuyện ấn tượng và mang lại thông điệp ý nghĩa. Sleepless in Seattle https://www.youtube.com/watch?v=-Lj2U-cmyek Một câu chuyện tình

Thư Sinh

03/11/2019

Kéo hàn lâm gần văn hóa đại chúng hay nâng đại chúng gần tri thức hàn lâm?

Trong quá trình vận động của văn hóa, dường như luôn luôn có sự phân cực giữa hàn lâm và đại chúng: Ở thái cực hàn lâm, các kiến thức và vấn đề được đề cập một cách phức tạp với những cấu trúc ngôn từ phức tạp và sự đa chiều. Ở thái cực đại chúng, cấu trúc của kiến thức bị giản lược hóa thành các chỉ dẫn bằng ngôn từ thông thường và dễ hiểu. Khi giới hàn lâm của thế giới
Xem

GLASS VS TÂM LÝ TRỊ LIỆU

Xem “Glass”, hẳn người ta sẽ hoang mang, không phải vì bị ám ảnh, mà bởi không biết bộ phim này thuộc dòng tâm lý bệnh hoạn hay là siêu anh hùng. Sau “Split”, bộ phim có thể nói là thú vị nhất trong số các phim về đề tài rối loạn đa nhân cách, người xem hẳn nhiên sẽ kỳ vọng tiếp tục được tăng cấp độ về sự điên loạn của hội đồng các nhân cách. Nhưng không, sự kết hợp với bộ
Xem

Đầu xuân xem “Long thành cầm giả ca”

Lần đầu tiên biết đến “Long thành cầm giả ca” là năm 2010. Năm đó, tôi mới vào lớp 10, bắt đầu học thơ Nguyễn Du. Đó cũng là năm kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, trên TV có nhiều chương trình kỉ niệm đại lễ ấy. Cùng năm ấy, tôi xem trên TV được một đoạn giới thiệu phim “Long thành cầm giả ca”, và nghe Nhật Kim Anh đọc bài thơ cùng tên của Nguyễn Du. Tôi vẫn luôn ghi nhớ ấn tượng

Hồn Anime – Năng lượng nảy sinh từ bức tranh toàn cảnh

Một bản vẽ tay có “hồn” là bản vẽ toát ra được sức sống từ sự kết hợp các đường nét. Trong Hồn Anime, tác giả kiêm nhà nhân học văn hóa Ian Condry đã mượn từ “hồn” để nói đến năng lượng xã hội tập thể nảy sinh trong một mạng lưới hợp tác cùng sáng tạo anime. Muốn đưa được cái hồn anime này ra cho người khác thấy, công việc của Condry trong quyển sách là vẽ nên một bức tranh toàn