Đọc toàn bộ chùm bài tại đây: Dẫn nhập ngắn gọn về pháp quyền
Lê Duy Nam chuyển ngữ
Brian Z.Tamanaha, St. John’s University – School of Law
Những lợi ích chính của pháp quyền và các vấn đề liên quan đến mỗi lợi ích
1. Cải thiện Độ chắc chắn, Khả năng đoán trước, và Sự an toàn trên hai vũ đài: Giữa công dân và chính quyền (theo chiều dọc) và giữa công dân với nhau (theo chiều ngang).
Với sự lưu tâm tới chính phủ, mỗi công dân thừa hưởng lợi ích từ việc được biết trước việc chính phủ sẽ phản ứng thế nào đối với hành động của mình. Đây là một khía cạnh rất quan trọng của tự do, khi công dân biết tất cả những hành động mình có thể làm được mà không sợ bị chính quyền can thiệp hay ngăn cản. Bất kể điều gì không bị cấm đoán bởi luật pháp thì đều có thể thực hiện mà không phải lo ngại điều gì. Thiếu đi sự đảm bảo này, con người sẽ luôn luôn hành động một cách liều lĩnh.
Mặc dù khả đoán trước là điều rất nghiêm trọng đối với sự tự do, nhưng điều quan trọng là nhận ra rằng lợi ích này chính nó cũng không đảm bảo cho các công dân bất kỳ một hành động tự do nào. Quy mô của hành động được cho phép có thể rất hẹp hoặc bị áp chế nhưng vẫn tuân thủ với pháp quyền theo nghĩa hẹp đã được định nghĩa ở lúc đầu.
Với sự lưu tâm tới người khác, người dân có thể tương tác với nhau và biết trước rằng luật pháp được áp dụng vào hành động của họ có mang đến rắc rối hay không. Sự tiên đoán đó làm cho họ có nhiều sự lựa chọn hơn và cam kết cư xử tốt hơn với nhau. Điều này bao gồm hành động một cách chuẩn mực về sự quan tâm và trách nhiệm khi tương tác với người khác hoặc với tài sản của họ, và cả ngay trong khi tương tác với những người lạ mặt hoặc quen biết thông thường.
Khi đánh giá lợi ích theo chiều dọc cũng như theo chiều ngang vừa mới được mô tả ở trên, điều quan trọng cần phải nhớ rằng cả hai lợi ích trên đều mặc định một kiến thức chắc chắn và khả năng thấy trước được việc luật pháp tác động lên một phần của các công dân. Tuy nhiên trong thực tế, công dân không có đủ hiểu biết về luật pháp hoặc không quan tâm suy nghĩ về nó trước khi họ hành động.
2. Giới hạn sự lộng hành của Quan chức Nhà nước, Giảm thiểu sự cố ý cũng như tự ý.
Một mối lo ngại chung của công dân là quan chức nhà nước trong khi làm nhiệm vụ có thể bị ảnh hưởng một cách không thể chấp nhận được từ một sự lưu tâm không thích đáng – vì định kiến, vì sự bộc phát, vì sự tự ý, vì cảm xúc mạnh, hay vì bất cứ một lý do nào mà làm sai lệnh đi khả năng đưa ra quyết định cũng như hành động của con người. Pháp quyền giới hạn những yếu tố này bằng cách áp đặt cho quan chức nhà nước nguyên tắc phải thực thi tuân thủ và phù hợp với những luật lệ pháp lý. Luật pháp thực thi theo hai cách để đạt được điều này. Đầu tiên, quan chức nhà nước cần phải tham vấn và tuân theo pháp luật trước khi và trong khi hành động. Thứ hai, luật pháp cung cấp cho toàn dân những yêu cầu và chuẩn mực hiện hành mà có thể dùng để ngăn cản quan chức nhà nước đang hoặc sau khi thi hành nhiệm vụ.
Trong nhiều hoàn cảnh, hậu quả chính tới từ lợi ích thứ hai này, các nhân viên nhà nước cần phải thực hiện nhiệm vụ mà không thể tuân thủ theo pháp luật để có thể đạt được kết quả tốt hơn. Những luật lệ mang tính tổng quan không thể nhìn thấy hết được mọi khả năng cũng như tình huống trong thực tế, và chúng cũng có thể trở nên lỗi thời khi quan điểm cũng như tình hình xã hội thay đổi. Sự áp dụng của luật pháp hiện hành vào một hoàn cảnh chưa được tiên đoán hoặc vào một tình thế bị thay đổi có thể gây nguy hiểm cũng như những hậu quả không công bằng hoặc dẫn tới những hệ lụy xã hội không ai mong muốn. Trong những tình huống đó, cho phép những người thực thi nhiệm vụ được sử dụng kiến thức, chuyên môn, hoặc phán đoán của họ để có thể đưa ra kết quả tốt hơn là ép buộc họ tuân thủ theo pháp luật. Hơn nữa, trong một số trường hợp, việc khăng khăng tuân thủ theo pháp luật có thể gia tăng mâu thuẫn, trong khi sự thỏa hiệp mà vi phạm pháp luật có thể đạt được một sự đồng thuận. Khi đối mặt với những tình huống kiểu này hoặc nhiều kiểu khác, tuân thủ theo pháp quyền có thể gây ra điều tệ hại. Tiềm ẩn đằng sau lợi ích này của pháp quyền là mối lo đối với sự lạm dụng tiềm tàng trong tay của các quan chức nhà nước, nhưng mọi chính thể muốn tồn tại được phải cho phép ở một mức độ nào đó niềm tin và sự tự do ra quyết định của họ.
3. Một trật tự xã hội yên ổn được duy trì thông qua luật pháp
Một trật tự xã hội yên ổn được đánh dấu bởi sự biến mất của bạo lực thường xuyên, và sự yên tâm về môi trường sống xung quanh ở một mức độ đáng kể. Đây là những điều kiện tối thiểu cần thiết đối với một chính thể xã hội có thể tồn tại được.
Mối quan hệ giữa trật tự xã hội với luật pháp rất phức tạp và có tính biến đổi cao. Cân lưu tâm rằng luật pháp được ghi trong sách không nhất thiết tương ứng hoặc phản ánh đúng hay duy trì được trật tự xã hội (hoặc không phải lúc nào các nhân viên và cơ quan pháp lý cũng luôn luôn thực hiện luật pháp được ghi trong sách). Hơn nữa, phần lớn trên các vũ đài xã hội, phong tục tập quán định hình mạnh mẽ và kiểm soát những thứ xảy ra hàng ngày; những hành động tuân theo pháp luật có thể chẳng liên quan mấy tới hàng tá các hành động trong xã hội. Vì những lý do này cho nên không được mặc định rằng luật pháp là nguồn gốc chính của trật tự xã hội.
Thêm nữa, luật pháp cũng như các cơ quan pháp lý có thể áp đặt hoặc trấn áp những trật tự xã hội như trong các xã hội chuyên chế. Mặc dù những loại xã hội đó không có bạo lực thường xuyên, và do đó được xem như là “yên ổn” và có sự ổn định, nhưng trật tự xã hội vẫn có thể phải chịu đựng sự cấm đoán không thể chấp nhận được.
Hai trường hợp khá hóc búa cần phải được xem xét. Khi luật pháp đã được mang về từ một nơi nào đó để áp dụng – có thể là bị áp đặt hoặc là tự mượn về – những chuẩn mực xã hội và chuẩn mực pháp lý đó có thể mâu thuẫn với nhau, phản ảnh sự khác nhau về xã hội, văn hóa hoặc các quan điểm về đạo đức. Một mâu thuẫn nữa cũng có thể xảy ra đó là khi một xã hội bao gồm những nhóm khác biệt với nhau (về văn hóa, dân tộc, tôn giáo) mà luật pháp thì lại chỉ đại diện cho một nhóm. Trong cả hai trường hợp trên, những chuẩn mực và giá trị của luật pháp sẽ không trùng khớp với những chuẩn mực và giá trị của nhiều công dân. Trong một vài hoàn cảnh (thường là hậu thuộc địa), ngôn ngữ của pháp luật thường khác với thổ ngữ của những nhóm trong xã hội này, điều này làm gia tăng mâu thuẫn và họ thường nhìn luật pháp với anh mắt lạ lẫm và khó hiểu. Trong nhiều trường hợp như thế này, luật pháp chỉ đóng vai trò rất yếu đối với việc bảo đảm trật tự xã hội.
4. Sự phát triển kinh tế được hỗ trợ bởi Tính ổn định, Tính dự đoán trước, và Tính an toàn, bởi hai lý do cơ bản.
Như đã trình bày ở phần đầu, pháp quyền cải thiện tính ổn định, tính dễ đoán trước, và tính an toàn. Ngoài việc nâng cao tự do, nhiều người cho rằng các nền kinh tế thị trường hưởng thành quả từ những tính chất ở trên thông qua hai điểm khác nhau: điểm thứ nhất liên quan tới sự giao kèo và điểm thứ hai liên quan tới tài sản.
Đầu tiên, những cá thể kinh tế có thể dự đoán tốt hơn những chi phí và lợi ích của những thương vụ trong tương lai, điều này giúp họ đưa ra những quyết định hiệu quả hơn. Một người có thể cảm thấy yên tâm hơn khi thực hiện một bản hợp đồng cho họ những sự đảm bảo khi mà đối tác không thực hiện đúng cam kết thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo những gì hợp đồng đã nêu ra. Việc này khích lệ việc làm ăn với những người lạ từ xa và thúc đẩy phạm vi cũng như tần suất các vụ buôn bán dẫn tới sự tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, sự đảm bảo quyền tài sản (cũng như con người) được đảm bảo bởi luật pháp, mang lại cho người dân sự yên tâm rằng hoa quả do họ làm ra sẽ được bảo vệ khỏi sự chiếm đoạt của người khác. Sự đảm bảo này giải phóng người lao động khỏi việc mất thời gian và công sức cho việc bảo vệ tài sản mà thay vào đó tập trung hơn cho việc sản xuất cũng như thừa hưởng thành quả của mình.
Những lợi ích kinh tế này được pháp quyền đảm bảo và xác định trong mối liên hệ với chủ nghĩa tư bản ở mức độ địa phương cũng như toàn cầu. Mỗi người trong chúng ta cần phải xem xét cả luật pháp và mối quan hệ giữa luật pháp với hệ thống trao đổi kinh tế trong trường hợp cho trước để có thể xác định được là liệu những nhận xét này đúng hay sai và nếu đúng thì đúng tới mức nào. Khi mà luật pháp và những cơ quan pháp lý đã lỗi thời, không hiệu quả, tốn kém, hoặc không tin cậy, những vụ buôn bán và sự phát triển kinh tế có thể bị ngăn cản bởi hệ thống pháp luật, và những cá thể kinh tế có thể muốn sử dụng những cơ quan khác khi gặp phải mâu thuẫn, tránh khỏi đụng chạm tới pháp luật một cách triệt để. Hơn nữa, trong một vài trường hợp, một số cơ chế khác như nguyên tắc trong thương thảo hoặc mối quan hệ xã hội, làm ăn lâu dài có thể tạo điều kiện hiệu quả cho việc dự đoán và an toàn đối với những thương vụ, làm cho luật pháp trở nên thứ yếu hoặc không cần tới.
5. Nền tảng của sự công bằng đòi hỏi luật pháp phải được áp dụng một cách bình đẳng đối với tất cả mọi người theo như điều lệ của nó.
Sự bình đẳng trong việc áp dụng luật pháp – một khía cạnh của pháp quyền – là một thành tố cơ bản của sự công bằng. Dưới pháp luật, vua chúa đều phải được đối xử như thường dân và việc chức vụ của một ai đó có ảnh hưởng tới việc phán xét họ luôn được xem như một sự bất công. Không ai được phép ưu ái hay đối xử bất công trước pháp luật. Yêu cầu này không ngăn cản pháp luật khỏi việc đưa ra những sự khác biệt đối với người hoặc nhóm người, ví dụ như trong những hệ thống pháp luật mà có sự phân biệt đối xử nam và nữ; nó chỉ yêu cầu luật pháp được áp dụng tuân theo các điều luật của nó mà không quan tâm tới ai đang liên quan (bất kể đó là tổng thống hay dân thường, ngôi sao hay người bình thường, giàu hay nghèo).
Khía cạnh thiết yếu này của sự công bằng có thể có những hệ lụy, đặc biệt là trong những trường hợp chứa đựng những sự bất bình đẳng xã hội đáng kể. Áp dụng luật pháp công bằng với tất cả mọi người theo các điều khoản đã được quy định có thể có những hậu quả đến từ một phía hoặc duy trì mãi mãi một trật tự xã hội bất công. Ví dụ, một luật pháp cấm đoán người giàu và người nghèo không được ngủ trên ghế ở công viên được xem như là áp dụng công bằng đối với tất cả mọi người nhưng nó sẽ mang tới những hệ quả tồi tệ đối với những người nghèo.
Bài đã đăng tải trên Phía Trước, hiện nay chuyển sang Book Hunter