“Kẻ phản Kito” là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của nhà triết học Friedrich Nietzsche cùng với “Zarathustra đã nói như thế” và “Ecco Homo”. Mặc dù xuất thân Kito giáo nhưng ông lại đặc biệt thích thú với các minh triết và văn hóa của Hy Lạp cổ đại.
Nhiều người cho rằng “Kẻ phản Kito” là một diễn ngôn đạp đổ mọi niềm tin Kito giáo. Qủa nhiên Friedrich Nietzsche đã dành tất cả sự khinh miệt của mình với thứ tinh thần Kito giáo: ông giễu cợt thứ tinh thần thiến hoạn của giáo hội Kito, công kích sự xót thương yếu đuối và đạo đức giả, lên án những giới luật phi lý phản tự nhiên và sự bài trừ tri thức cổ xưa của giáo hội. Ông cho rằng, thứ tinh thần Kito giáo đã bào mòn phẩm giá của con người, là cơ hội để những thứ hèn mọn chiếm thế giới, và đi ngược lại phẩm chất vô chính phủ và sự vị tha của Jesus thành Nazareth.
Nhưng không chỉ có thế, Níetzsche còn công kích vào tâm thức tôn thờ chân lý tuyệt đối của con người ở bất cứ trường hợp nào, dù là Kito giáo hay là thứ triết học truy tìm chân lý. “Kẻ phản Kito” nói một cách khác, là phản lại thứ niềm tin tôn thờ.
Sự công kích ấy, cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, chừng nào con người còn đua nhau truy tìm một thứ chân lý tuyệt đối và bị một thứ chân lý tuyệt đối giả tạm phi phối tư tưởng, hành động và cảm xúc. Đó là lời cảnh tỉnh mang tính hoài nghi cho những ai đang tự thiến hoạn tâm hồn mình để trở thành công cụ vủa chân lý tuyệt đối.
Mời các bạn theo dõi Audio “Kẻ phản Kito”
https://youtu.be/A31v5YjfM6g?list=PLaQPUuHnbGX1TSv2g_5fhS2MrPVUhlGAy