Home Xem WONDER WOMAN – HÒA BÌNH KHÔNG ĐẾN TỪ NGỒI YÊN
Xem

WONDER WOMAN – HÒA BÌNH KHÔNG ĐẾN TỪ NGỒI YÊN

“Wonder woman” là một trong các bộ phim thú vị nhất của hè năm 2017. Một sản phẩm của DC luôn làm thỏa mãn người
le-nam

Lê Nam

02/06/2017

“Wonder woman” là một trong các bộ phim thú vị nhất của hè năm 2017. Một sản phẩm của DC luôn làm thỏa mãn người xem bởi những màn hành động, tính lãng mạn, và những suy nghĩ mang tính triết học về bản chất con người. “Wonder woman”, dù mang nhiều tính giải trí, nhưng cũng tiếp nối dòng cảm hứng này của DC. Ý tưởng của “Wonder woman” được phát triển từ hình ảnh của bộ tộc Amazon và cuộc chiến của các vị thần trong thầ thoại Hy Lạp. Trong cốt truyện, bộ tộc Amazon được Zeus giao cho nhiệm vụ bảo vệ thế giới và ban tặng cho một món quà có sức mạnh tiêu diệt các vị thần.
Không ít nữ giới sẽ thích thú với ý tưởng này. Những nữ chiến binh Amazon với sức mạnh, sự hiểu biết, thống lĩnh cả một vùng đảo và làm nhiệm vụ cao cả là cứu thế giới. Họ không thua bất cứ một bậc nam nhi nào, và họ không lệ thuộc cũng như không cần đàn ông để sinh tồn. Thực tế đã chứng minh rằng có hiện tượng cuồng tín ấy, ở Texas, một rạp chiếu đã không bán vé các suất chiếu đặc biệt cho đàn ông. Họ còn cho rằng sự kiện ra mắt phim “Wonder Woman” là một sự kiện trọng đại đối với nữ giới. Nhưng thôi, ta sẽ không bàn kỹ về vấn đề này, bởi nó chỉ là một chuyện cười bên lề chuyện chính.
Mặc dù Zeus trao cho các chiến binh Amazon nhiệm vụ bảo vệ loài người, nhưng họ không làm gì trong suốt một chiều dài lịch sử. Họ ở trong hòn đảo ẩn dưới lớp sương mù, rong chơi trong quang cảnh thiên đường, hàng ngày tập luyện võ thuật chỉ để… “chuẩn bị”. Thậm chí, món quà của Zeus trao cho họ, họ cũng tìm mọi cách để không phải sử dụng nó. Những gì họ làm là cố thủ và tận hưởng mọi đặc ân của Zeus để không làm gì cả. Điều này có quen thuộc với những người phụ nữ quanh ta? Chúng ta có kỹ năng, chúng ta nói rằng chúng ta bảo vệ thế giới, cứu thế giới…v…v… nhưng chúng ta không làm gì ngoài việc ở trong vòng an toàn của mình. Suốt một chiều dài lịch sử trôi qua, loài người chịu nhiều biến cố lớn, nhiều cuộc chiến tranh lớn xảy ra, nhưng họ vẫn cứ “bình an” trên hòn đảo thiên đường ấy. Khi chiến tranh đang nổ ra tầm cỡ thế giới, trong phim là chiến tranh thế giới thứ nhất, họ nghe đấy, biết đấy, nhưng cũng để đấy. Họ không có nhu cầu can thiệp để kết thúc cuộc chiến, thậm chí còn không có nhu cầu biết sâu về cuộc chiến. Một cuộc sống như thế, có gì để đáng tự hào?
Món quà thần Zeus ban tặng cho các chiến binh Amazon không phải là một thanh kiếm quý báu mà là một vị thần – một cô gái trẻ tuổi có tên Diana. Diana từ nhỏ đã có các phẩm chất của chiến binh, nhưng mẹ cô không muốn cô trở thành một chiến binh, và luôn thuyết phục cô rằng cuộc sống bình yên mà các nữ chiến binh Amazon đang có là điều tốt nhất. Nhưng Diana không bao giờ tuân thủ lời mẹ, bản năng của một vị thần luôn thúc ép cô trở thành người mạnh mẽ nhất. Khi nghe tin về chiến tranh, cô là người duy nhất trong bộ tộc Amazon ấy biết rung cảm với các thân phận con người đau khổ trong chiến tranh, cô là người duy nhất không sợ Trevor – anh chàng gián điệp bị lạc vào đảo, cô là người duy nhất sẵn sàng theo đuổi và chiến đấu với Ares, vị thần chiến tranh, mà không hề có một chút mảy may lo ngại cho bản thân mình. Không rõ những fan nữ phát cuồng vì “Wonder woman” có dám hành động như cô hay sẽ hành động như những nữ chiến binh Amazon khác?
Đó là hai thái độ với chiến tranh. Có những người muốn trốn tránh và chọn cho mình một cuộc sống yên ấm, hòa bình; có những người sẵn sàng hi sinh sự yên ấm của mình để đổi lấy yên ấm cho rất nhiều người khác. Với lựa chọn này, Diana đã cùng Trevor đi vào giữa những vùng chiến sự căng thẳng nhất. Diana bắt đầu bằng một cái nhìn rất ngây thơ, cô tin vào sự tốt đẹp của con người, cô tin rằng ai đó nói đến hòa bình tức là họ rất tốt bụng, cô tin ngây thơ rằng sẽ có cách để thuyết phục Đức chấm dứt cuộc chiến, và một niềm tin mãnh liệt hơn cả: giết được thần chiến tranh Ares thì chiến tranh sẽ kết thúc. Niềm tin này đã cho cô sức mạnh, khuyến khích những người bạn của cô và Trevor, động viên các binh sĩ. Nhưng niềm tin ấy không giúp kết thúc cuộc chiến.
Nỗi đau, nỗi thất vọng lớn nhất đối với Diana – Wonder woman, đó là chiến tranh không phải do thần chiến tranh Ares gây ra. Chiến tranh được tạo ra bởi lòng tham của con người. Con người rất tốt đẹp nhưng cũng rất tồi tệ. Thần Ares, quả thực có can thiệp đến cuộc chiến này, nhưng can thiệp bằng sự thật và những ý tưởng. Ares thực ra không phải vị thần chiến tranh mà là vị thần của sự thật. Những cuộc chiến ông ta tạo ra để chứng minh cho Zeus và các vị thần khác thấy rằng, con người không tốt đẹp, không đáng để các vị thần quan tâm đến thế. Những kẻ thật sự gây ra cuộc chiến chính là những phẩm chất tồi tệ của con người: lòng tham, sự ti tiện, tính ghen tị, nỗi hèn nhát…v…v… Trước sự thật ấy, Diana đã tuyệt vọng và thậm chí là yếu đuối.
Diana rất tuyệt vời, rất hoàn hảo, một hình ảnh tuyệt đẹp cho phụ nữ, đại diện cho ước mơ của biết bao người thuộc “phái yếu”, nhưng tự bản thân cô không thể kết thúc cuộc chiến. Người thực sự kết thúc cuộc chiến, nếu các bạn bỏ qua những đắc ý về giới tính thì đó chính là Trevor. Trevor là lý do duy nhất để Diana còn tin vào con người, và anh cũng là người dám dũng cảm hi sinh tính mạng để tiêu hủy khối khí độc được tạo ra. Sự hi sinh của Trevor, tình yêu của anh với cô, đã tiếp cho cô thêm sức mạnh (giống như mọi câu chuyện lãng mạn khác), đã kích hoạt mọi phẩm chất thần thánh ở cô. Điều này khiến cô khác biệt với những người phụ nữ được nặn từ đất sét trong bộ tộc Amazon.
Tuy nhiên, những ai được truyền cảm hứng bởi lý thuyết “tình yêu có thể cứu thế giới” đừng quá vội vàng. Sức mạnh tình yêu đích thực chỉ có được từ sự hi sinh, sự tin tưởng, không đến từ những lời hô hào. Và để hiểu được tình yêu ấy, Diana đã phải chiến đấu với bản thân mình rất nhiều, vượt qua những vòng an toàn, vượt qua cả niềm tin được xây dựng bởi ảo tưởng cũng như vượt qua cả sự tuyệt vọng. Thế đấy, để hiểu được tình yêu, người ta không thể ngồi yên; để có được hòa bình, người ta cũng không thể ngồi yên.
Lê Duy Nam

Fake Famous: Sự nhạt nhẽo của thế giới KOL – người nổi tiếng trên Internet

Bộ phim tài liệu “Fake Famous” (tạm dịch: Sự nổi tiếng giả tạo) trên kênh HBO mở đầu bằng một khung cảnh có vẻ hạnh phúc: trong nắng vàng của Los Angeles, chúng ta nhìn thấy hàng loạt người trẻ, những con người dường như vô lo, tạo dáng trước một bức tường màu hồng rực rỡ. "Sàn diễn" của người nổi tiếng giả tạo hay các KOL Tạo dáng trước trước camera iPhone mà bạn bè cầm, hoặc hướng khuôn mặt của họ lên
le-ai

Lê Ái

25/05/2021
Xem

9 bộ phim siêu anh hùng hay nhất đầu thế kỷ XXI

Cùng với sự phát triển của những vụ trụ điện ảnh DC, Marvel, giờ đây, siêu anh hùng hiện diện khắp nơi trong đời sống của chúng ta. Dưới đây, Book Hunter xin giới thiệu đến các bạn 9 bộ phim siêu anh hùng hay nhất thế kỷ XXI. Không chỉ sở hữu những pha hành động đẹp mắt, âm thanh sống động, các bộ phim dưới đây đều là những bộ phim đan cài hợp lý những vấn đề chính trị, xã hội, tâm

Thư Sinh

11/10/2019

Cảm thức tâm linh trong Những Vệ Thần của tuổi thơ của William Joyce (3): Kỷ ức về Kỷ Nguyên Vàng và ánh sáng của Người Cung Trăng

Để đọc toàn bộ chùm bài, vui lòng click vào: Ý nghĩa tâm linh của Những vệ thần của tuổi thơ Archives – Book Hunter Mặt Trăng đóng vai trò rất quan trọng trong tâm thức của William Joyce. Công ty sáng tạo của ông được đặt tên là Moonbot Studio, và thế giới đẹp đẽ nhất mà ông tạo ra cũng tràn ngập biểu tượng của mặt trăng. Thậm chí, trong cuốn truyện khác của mình - "Người Lá & những chú bọ dũng cảm
Xem

“NA TRA – MA ĐỒNG GIÁNG THẾ” VÀ SỰ VÔ NGHĨA CỦA ĐỊNH MỆNH

Ra rạp từ tháng 7 năm 2019, bộ phim "Na Tra - Ma đồng giáng thế" đã nhận được vô số lời khen từ khán giả. Sau "Đại ngư hải đường", "Na Tra" một lần nữa đã đem đến cho người xem một trải nghiệm đầy bất ngờ về thế giới thần thoại Trung Hoa, với những Nguyên thủy thiên tôn, Thái ất chân nhân, Na Tra, Ngao Bính,... Câu chuyện của "Na Tra - Ma đồng giáng thế" xoay quanh Na Tra, cậu bé

Thư Sinh

28/09/2019

THE PROMISED NEVERLAND – KHI CHẲNG CÓ MIỀN ĐẤT HỨA TRÊN ĐỜI

Tôi đọc liền một mạch 36 chương “The Promised Neverland” trong một buổi chiều. Ấn tượng đầu tiên đến từ nét vẽ của họa sĩ Posuka Demizu. Đường nét đậm nhưng không làm mất đi sự thông thoáng, phần phông nền cũng được khắc họa khá chi tiết. Trại mồ côi nơi những đứa trẻ sinh sống tràn ngập ánh sáng, tiếng cười và niềm vui. Từ góc nhìn của nhân vật chính Emma, nơi đó chính là Thiên Đường, là nhà, là gia đình của

Thư Sinh

25/02/2019