Home Chưa phân loại Tận thế vô nghĩa lý

Tận thế vô nghĩa lý

Nhân thế ngàn năm
Nhân thế vụn
Ta say hồng thủy trùng trùng say
 
Ta nuốt trọn mầu nhơ bẩn
Ủ men vào hư vô
Hư vô thành thơ vô nghĩa lý
Ta vô nghĩa lý
Ai vô nghĩa lý
Mênh mông trôi với lấy thân mình…
 
Đắp gió heo may say mộng mị
Ai gẩy đàn lá dưới cung mây
Ta bỏ quên đời vô nghĩa lý
Ta say huyết nguyệt trùng trùng say
 
Ta dạo bước nơi cổ uyển
Muôn hoa lấp lánh ánh dương quang
Hư vô vô nghĩa lý
Hương thơm ai ve vuốt má yêu thần
 
Ta trút cạn ly này
Nhân thế trôi vào viễn mộng
Cơn say vô nghĩa lý
Buông thõng chén vàng thả buồn rơi
 
Buồn ơi rơi xuống nhân gian
Buồn ơi nuốt trọn hư vô
Buồn ơi vớt hồn thi nhân vụn nát
Buồn ơi biến đổi nắng mưa
Buồn ơi đột biến loài người…
 
Vô nghĩa lý có buồn?
Ta chiêu hồn buồn vạn thuở
Về đây dựng cõi thành Sầu
Ta cuộn hồng thủy vô nghĩa lý
Nhấn mầu nhơ bẩn xuống hư vô…
 
Ta lại bên ai chiều tận thế
Nằm nghe buồn vọng cõi đời dài…
 
Hà Thủy Nguyên

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: LẼ THƯỜNG HAY SỰ KHOA TRƯƠNG VÔ NGHĨA?

Xã hội đã có lịch sử phát triển bền vững dài mà không cần sự chỉ dẫn của các nhà hoạch đinh chính sách xanh Jerry Taylor (Jerry Taylor là giám đốc của chương trình nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên ở Học viện Cato và là Biên tập cấp cao của tạp chí Regulation.) “Phát triển bền vững” là câu thần chú thường xuyên được các cơ quan quốc tế và các tổ chức phi chính phủ trợ giúp cho các nước kém phát

Lãng mạn U ám (Dark Romanticism): Ám ảnh về góc khuất trong thế giới tinh thần với xúc cảm rùng rợn, hung cuồng và tuyệt vọng

Đối nghịch với khuôn vàng thước ngọc của Chủ nghĩa cổ điển phương Tây, Chủ nghĩa lãng mạn tìm đến những cảm thức phóng cuồng và biểu tượng dị giáo để biểu thị cho tinh thần của mình. Điều này, tôi đã viết trong bài Chủ nghĩa lãng mạn: Từ cảm hứng giải phóng cá nhân đến cái lồng mới của nhân loại - Book Hunter. Nhưng không dừng ở đấy, các tác giả lãng mạn đi xa hơn vào những góc khuất của tâm

Lời cảm ơn của tác giả sách Hồi âm từ phương Nam (Tiểu luận phê bình, NXB Đà Nẵng – Book Hunter, 2023)

Xin kính chào quý thầy cô, quý anh chị đến dự buổi họp mặt hôm nay. Đây đơn giản là một buổi gặp gỡ trong vòng thân hữu để giới thiệu cuốn sách mới của chúng tôi là tập tiểu luận phê bình Hồi âm từ phương Nam do NXB Đà Nẵng và Công ty Truyền thông và Giáo dục Lyceum (Book Hunter) liên kết thực hiện. Hồi âm từ phương Nam là cuốn sách in riêng thứ 15 của chúng tôi, trong đó có

Book Hunter

24/03/2024

Những kẻ “gác cổng” ngôn ngữ: Giới hạn nằm ở đâu?

Book Hunter: Khi Book Hunter xuất bản tác phẩm "Thế giới ý chí và ý niệm" của Arthur Schopenhauer trong quý I - 2024 do Thiên Trang dịch, bên cạnh việc nhận được rất nhiều sự yêu mến của độc giả, chúng tôi cũng nhận được một cuộc công kích trên mạng xã hội với danh nghĩa "nhặt sạn" bản dịch. Những hoạt động "nhặt sạn" này mang tính chất phủ nhận và cáo buộc bản dịch của Thiên Trang là chỉ sử dụng Google

Thiên Trang

12/03/2024

PHÁP SƯ, PHÙ THỦY, THIỀN GIẢ – KHÁC NHAU Ở ĐÂU?

Khi viết bài này, hẳn nhiều người tu tập tâm linh sẽ nói rằng tôi có tâm phân biệt, cứ phiên phiến thôi, vì hình thức tu luyện nào cũng là tốt cả. Những hình thức tu luyện không xấu, nhưng nhập nhằng không phân rõ cái nào vào cái nào thì chỉ là cơ hội cho những đồ giả mạo lên ngôi. Mà giả mạo thì chắc chắn là xấu. Thế nên, tôi sẽ cố gắng phân rõ từng khái niệm. #1. Pháp sư Wizard: