Home Chơi NHẠC TIỀN CHIẾN (3): HOÀNG QUÝ – NHẠC SĨ CỦA NHỮNG BẢN ANH HÙNG CA

NHẠC TIỀN CHIẾN (3): HOÀNG QUÝ – NHẠC SĨ CỦA NHỮNG BẢN ANH HÙNG CA

Hoàng Qúy (1920 – 1946) là một trong các nhạc sĩ tiên phong của nền Tân nhạc Việt Nam. Tuổi đời của ông tuy ngắn ngủi nhưng những đóng góp cho nền Tân nhạc lại mang tính chất nền tảng. Hoàng Qúy sinh ra tại Hải Phòng, ông theo học nhạc sĩ Lê Thương trong thời kỳ Lê Thương dậy học ở Hải Phòng (theo Phạm Duy). Ngoài ra, ông còn theo học một cách bài bản Tây nhạc với nữ giáo sư âm nhạc Leperète. Sau một thời gian, ông trở thành giáo viên dạy nhạc ở trường Bonnal.

Năm 1939, vào lúc cao trào của âm nhạc Cải cách (tức phong trào nhạc mới được khởi xướng từ năm 1928), Hoàng Qúy đã kêu gọi các nhạc sĩ ở Hải Phòng lúc bấy giờ như Tô Vũ (em trai ông), Canh Thân, Phạm Ngữ tổ chức một buổi trình diễn nhạc Lê Thương tại Hải Phòng. Trong khoảng thời gian từ năm 1943 đến 1945, ông tập hợp một nhóm nhạc sĩ bao gồm Đỗ Nhuận, Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Phạm Ngữ, Tô Vũ để lập ra nhóm Đồng Vọng. Nhạc sĩ Tô Vũ đã kể lại về nhóm “Đồng vọng” như sau: “Các thành viên của nhóm Đồng Vọng sáng tác với hai mảng nội dung: Nội dung về thanh niên lịch sử – viết về những sinh hoạt lành mạnh vui tươi đó là những bản nhạc được công khai phổ biến trong những tập nhạc của Đồng Vọng. Bên cạnh đó còn có những bài nhạc mà nhạc sĩ Hoàng Quý gọi là nhạc tâm tình, ngày nay chúng ta thường gọi là nhạc lãng mạn, tình ca… Những bản nhạc này không phổ biến rộng rãi, không in vào những tập nhạc Đồng Vọng mà chỉ phổ biến trong phạm vi hẹp với những bạn bè tri kỷ.” Nhóm Đồng Vọng có thể nói là khởi đầu cho dòng nhạc anh hùng ca rất phổ biến thời kỳ đầu của Âm nhạc Cách mạng.

Những sáng tác cho nhóm Đồng Vọng của Hoàng Qúy thường mang tính chất anh hùng ca, là những bài hát tập thể được sử dụng nhiều trong các hoạt động hướng đạo sinh.

Ca khúc “Đêm trong rừng” là ca khúc hát trong các buổi lửa trại của thanh niên

Ca khúc “Bóng cờ lau” được lấy cảm hứng từ khởi nghĩa của Đinh Tiên Hoàng, vị vua có công dẹp loạn 12 sứ quân:

Ca khúc “Non nước Lam Sơn” được lấy cảm hứng từ khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân Minh xâm lược:

Nhận xét về những đóng góp của Hoàng Qúy cho nền Tân nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Phạm Duy đã viết: “Đánh giá Hoàng Quý không nên chỉ thu hẹp vào những sáng tác của ông, bởi vì sự hoạt động cho nền nhạc hùng còn là một điều khiến chúng ta phải ghi nhớ và ghi ơn. Ông là linh hồn của đám nhạc sĩ trẻ ở Hải Phòng, thúc đẩy mọi người sáng tác và ông làm cho những sáng tác đó có một đời sống hẳn hoi, nghĩa là in ra, hát lên trong những sinh hoạt hướng đạo hay học sinh của ông.”

Tuy nhiên, nếu nhìn sự nghiệp âm nhạc của Hoàng Qúy gắn liền với nhóm Đồng Vọng thì thật là một sai lầm lớn. Trước đó, ông đã sáng tác rất nhiều ca khúc trữ tình mà nổi tiếng nhất là ca khúc “Cô láng giềng”. Ca khúc “Cô láng giềng” với ca từ đẹp, thể hiện được nét trữ tình của khung cảnh nông thôn Bắc bộ với tâm tình của một người xa quê trở lại gặp cô láng giềng xưa:

“Hôm nay trời xuân bao tươi thắm
Dừng gót phiêu linh về thăm nhà
Chân bước trên đường đầy hoa đào rơi
Tôi đã hình dung nét ai đang cười
Tôi mơ trời xuân bao tươi thắm
Đôi mắt trong đen màu hạt huyền
Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng
Xao xuyến nỗi niềm yêu…”

Bên cạnh “Cô láng giềng”, Hoàng Qúy còn sáng tác ca khúc “Chùa Hương” với một điệu khúc kết hợp hài hòa giữa yếu tố Việt Nam và âm nhạc phương Tây. Ca khúc này được Thái Thanh trình bày với một bản phối tạo nên không khí chùa Hương:

“Đường đi bước lần thấp cao khác chi tới miền
Non bồng muôn năm sống vui thần tiên.
Chùa Hương giữa giòng nước xanh, biết bao êm đềm ?
Phút mơ màng quên hết ưu phiền.
Chùa Hương khói trầm ngất bay những khi nắng tàn.
Trên đồi mơ non tiếng chuông dần tan.
Ngàn cây với một tiếng chim sót trong nắng tàn.
Đắm tâm hồn vào giấc mơ màng.”

Hoàng Qúy tham gia Việt Minh với phong trào kháng Nhật từ rất sớm. Đây có lẽ là nguyên nhân sâu kín dẫn đến những ca khúc anh hùng của nhóm Đồng Vọng. Nhà Hoàng Qúy là cơ sở hoạt động bí mật của Việt Minh ở Kiến An, Hải Phòng. Trong thời gian này, ông đã sáng tác ca khúc “Cảm tử quân” và “Sa trường hành khúc”, sau đó là “Tiếng gọi non sông” (1945). Phần trình bày ba ca khúc này chúng tôi không tìm thấy ở trên mạng. Năm 1946, mặc dù mắc bệnh nặng nhưng ông vẫn tham gia các cuộc vận động của Việt Minh ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh. Vào tháng 6 năm đó, ông qua đời.

 

Cáo Hà Thành

NHẠC TIỀN CHIẾN (7): ĐẶNG THẾ PHONG – MỘT THIÊN BẠC MỆNH

Nếu để phong nhạc sĩ nào tài hoa nhất trong số các nhạc sĩ Việt Nam tiền chiến thì tôi có thể nói ngay mà không cần phải cân nhắc suy nghĩ, đó là Đặng Thế Phong (1918-1942). Tài năng của ông không phải chỉ được vun đắp bằng các kỹ năng âm nhạc mà bằng cái tình sâu lắng luôn hiển diện bên trong linh hồn người nghệ sĩ. Câu thơ của Nguyễn Du “tài tình chi lắm cho trời đất ghen” đúng ra

NHẠC TIỀN CHIẾN (2): NGUYỄN VĂN THƯƠNG VÀ NHỮNG KHOẢNH KHẮC THOÁNG QUA BẤT HỦ

Nguyễn Văn Thương là một trong những nhạc sĩ đi đầu của nền tân nhạc Việt Nam. Ông đã mang đến cho nền tân nhạc không khí mơ màng và trữ tình. Không bị ám ảnh bởi không khí Á Đông cổ xưa như Lê Thương, Nguyễn Văn Thương là một nhạc sĩ khéo tận dụng các yếu tố âm nhạc dân gian Việt Nam vào các nguyên tắc thanh nhạc của phương Tây. Chính bài hát “Trên sông Hương” (1936) của ông đã mở

NHẠC TIỀN CHIẾN (1): LÊ THƯƠNG – NGƯỜI ĐEM THƠ CỔ VÀO TÂN NHẠC

Lê Thương (1914 – 1996) là một trong những nhạc sĩ đi đầu của nền Tân nhạc Việt Nam (từ 1928 đến nay). Ông tên thật là Ngô Đình Hộ, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cổ nhạc ở Hà Nội. Theo như Hồi ký của Phạm Duy thì ông là một thầy tu nhà dòng hoàn tục. Ông mở đầu sự nghiệp sáng tác của mình bằng việc tham gia nhóm các nhạc sĩ Hoàng Qúy, Tô Vũ, Phạm Ngữ, Canh

NHẠC TIỀN CHIẾN (4): DƯƠNG THIỆU TƯỚC – NHẠC SĨ CỦA TÀI TỬ LÃNG DU

Dương Thiệu Tước (1915 – 1995) là nhạc sĩ tiền chiến tiên phong của nền tân nhạc Việt Nam. Ông xuất thân từ một gia đình Nho học truyền thống, cháu nội của nhà Nho tài tử Dương Khuê (tác giả của khúc ca trù nổi tiếng “Hồng hồng tuyết tuyết”), nên ca từ trong ca khúc của ông có màu sắc bảng lảng và thủ pháp ước lệ thường thấy trong thơ ca của các nhà Nho tài tử. Trong thập niên 30s của

Văn Cao – Chông chênh giữa tiêu dao và trách nhiệm

Người ta oán trách Văn Cao vì đã từng làm sát thủ, từng viết những ca khúc đầy ngôn từ bạo lực; người ta cũng từng đấu tố Văn Cao vì tư tưởng lung lạc của ông dưới thời Cách mạng; và cũng có rất nhiều người phải nghiêng mình thán phục tài năng âm nhạc của ông cho dù ông viết các ca khúc cổ động hay các ca khúc trữ tình. Tôi cho rằng Văn Cao là một người bị giằng xé giữa