Home Hiểu Liệu chúng ta có đang đối mặt với chiến tranh hạt nhân?

Liệu chúng ta có đang đối mặt với chiến tranh hạt nhân?

chien-tranh-hat-nhan

Giải đáp những thắc mắc của bạn về mối đe dọa tấn công.

Ông ta nghĩ điều này sẽ dễ dàng.

Tổng thống Vladimir Putin đã dự liệu rằng xe tăng Nga sẽ lao tới và áp đảo Ukraine. Ông tuyên bố quân đội của mình thậm chí có thể được chào đón ở một số nơi trên lãnh thổ.

Điều mà ông không lường trước được là chủ nghĩa dân tộc của người dân Ukraine đang trỗi dậy; Tổng thống Volodymyr Zelensky đã thể hiện tinh thần lãnh đạo thép của thế giới; nhận thức về cuộc xâm lược như một cuộc tấn công vào chủ nghĩa tự do dân chủ lan rộng hơn; sự thống nhất từ các liên minh phương Tây phân cực, rạn nứt; hay sự hồi sinh của NATO. Chỉ qua một đêm, dường như cả thế giới đều quay lưng lại với Putin, hệ quả là các lệnh trừng phạt toàn diện cả công và tư đã làm tê liệt đất nước của ông ta và khiến quyền lực của ông ta bị lung lay.

Nói ngắn gọn, ông ta bị dồn vào một góc. Và như mọi người vẫn nói, một góc là một nơi nguy hiểm để dồn Putin vào. Với các phương án để thắng lợi quân sự ở Ukraine ngày càng suy yếu, ông ta sẽ cứu vãn thể diện như thế nào? Liệu ông ta có tấn công đột ngột? Và trong cuộc tấn công này, liệu ông ta có chuyển hướng sang kho vũ khí hạt nhân của Nga không?

Dưới đây, chúng tôi trả lời ba trong số những thắc mắc của các bạn về chủ đề này:

Liệu chúng ta có đang trên bờ vực của chiến tranh hạt nhân?

Khi được hỏi câu hỏi này, Tổng thống Biden đã trả lời ngắn gọn: “Không.”

Sau cuộc xâm lược Ukraine, Putin đã ra lệnh cho các lực lượng hạt nhân của Nga vào tình trạng cảnh giác cao hơn, đây là lần đầu tiên Điện Kremlin hành động như vậy kể từ khi Liên bang Nga được thành lập vào năm 1991. Lệnh này được đưa ra sau những lời đe dọa úp mở về một cuộc tấn công hạt nhân nếu bất kỳ thế lực ngoại bang nào cố gắng ngăn cản ông ta ngừng chiến tranh.

Mỹ dường như đang gọi coi đó là trò lừa bịp của Nga (hoặc ít nhất là chính quyền Biden muốn tỏ ra cứng cỏi khi đối mặt với một mối đe dọa thực sự). Tuy nhiên, Nga và Mỹ đang kiểm soát 90% vũ khí hạt nhân của thế giới, vì vậy bất kỳ thảo luận nào về một cuộc tấn công hạt nhân đều dấy nên những nghi vấn mà chưa bên nào nghiêm túc đặt ra kể từ khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc.

Để tìm hiểu thêm về mối quan hệ Nga – Mỹ và các chính sách hạt nhân trong Chiến Tranh Lạnh, các bạn nên đọc thêm cuốn “Nước Mỹ – Chuyện chưa kể” của Oliver Stone và Peter Kuznick.

Kể từ thời điểm đó, học thuyết về “sự hủy diệt được đảm bảo lẫn nhau” – rằng không quốc gia nào sẽ khai mào một cuộc chiến tranh hạt nhân vì chắc chắn sự trả đũa sẽ khiến số phận của chính họ bị đe dọa – đã ngăn không cho vũ khí hạt nhân bị lôi ra. Các chuyên gia cho rằng, mặc dù lời đe dọa mà Putin đưa ra cần được xem xét một cách nghiêm túc, nhưng học thuyết này vẫn nên được duy trì. Xét cho cùng, mục tiêu của Putin là giành lại vinh quang của Liên Xô trước đây, điều khó có thể thực hiện được nếu Moscow bị đe dọa bởi sự trả đũa hạt nhân.

Những rủi ro hạt nhân nào khác tồn tại?

Nhưng điều này không có nghĩa là không có những lo ngại về hạt nhân khác cần phải xem xét. Một lo ngại đặc biệt là về sự an toàn của chất thải hạt nhân được phát hiện trong đám cháy ở Ukraine.

Cụ thể là, các chuyên gia nguyên tử đã theo dõi cẩn thận tình trạng của cơ sở hạt nhân Chernobyl, một địa điểm gần đây nằm dưới sự kiểm soát của Nga. Chernobyl là nơi xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử khi một trong bốn lò phản ứng phát nổ và cháy cách đây 36 năm, và nhà máy không tồn tại từ lâu ở Ukraine hoàn toàn phụ thuộc vào các nguồn điện bên ngoài. Các chuyên gia đã báo động trong tuần này khi nhà máy bị mất nguồn điện bên ngoài, gây ra những lo ngại nghiêm trọng về việc lưu trữ chất thải hạt nhân trong thời gian dài.

Tuy nhiên, cơ quan năng lượng hạt nhân của Ukraine hôm thứ Sáu cho biết lượng lớn nhiên liệu diesel đã được chuyển đến các máy phát điện dự phòng để theo dõi và bảo vệ lượng lớn chất thải phóng xạ ở đó. Vấn đề đặt ra là: Khi chiến tranh vẫn chưa có hồi kết, liệu Nga có thể đảm bảo an toàn cho lượng chất thải ở Chernobyl – và bảo vệ châu Âu khỏi một thảm họa hạt nhân khác không?

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân có gia tăng trong dài hạn không?

Bryan Walsh của Vox tuyên bố rằng cuộc chiến ở Ukraine có thể báo trước sự kết thúc của “hòa bình dài lâu” – kỳ nghỉ mà thế giới đã được hưởng trong vài thập kỷ qua kể từ lịch sử bạo lực khủng khiếp của nhân loại.

Mặc dù còn quá sớm để nói liệu dự đoán của ông có thành hiện thực hay không, nhưng một số chuyên gia đã cảnh báo rằng bóng ma chiến tranh hạt nhân từ một cường quốc có thể buộc các quốc gia nhỏ hơn phải suy nghĩ về việc liệu họ có cần mua vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ hay không. Ví dụ, các đồng nghiệp của chúng tôi tại The Debatable đã chỉ ra rằng phần lớn người dân Hàn Quốc ủng hộ việc phát triển chương trình vũ khí hạt nhân trong nước để bảo vệ quốc gia trước các cuộc tấn công từ Trung Quốc hoặc Triều Tiên. Zelensky của Ukraine nói rằng đất nước của ông đã sai lầm khi từ bỏ vũ khí hạt nhân mà họ được thừa hưởng từ Liên Xô.

Cuộc chiến ở Ukraine cũng đã ngăn cản nỗ lực khôi phục một thỏa thuận hạt nhân với Iran và nó có nguy cơ làm thay đổi hoàn toàn thỏa thuận. Sự đổ vỡ này sẽ khiến Iran tiến gần hơn đến khả năng chế tạo bom hạt nhân.

Mary Elise Sarotte, một nhà sử học tại Đại học Johns Hopkins, viết trên tờ The Times: “Tôi cảm nhận được sự kết thúc của một giai đoạn.“ “Giờ đây, tôi vô cùng lo sợ rằng sự liều lĩnh của ông Putin có thể khiến những năm tháng giữa Chiến Tranh Lạnh và đại dịch Covid-19 dường như là một thời kỳ kinh hoàng đối với các nhà sử học trong tương lai, so với những gì xảy ra sau đó. Tôi e sợ rằng chúng ta có thể thấy mình đang hồi tưởng về Chiến Tranh Lạnh năm xưa”.

Nguồn: Lauren Jackson – The New York Times

Dịch: Sophia Ngo

Nước Mỹ thế kỷ 21 – Kỳ 2: Hi vọng mang tên Obama

Ngay trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, Bush đã nói đùa với vài người ủng hộ giàu có của mình: “Đây là một đám đông khá ấn tượng—những người giàu có và những người giàu có hơn. Ai đó sẽ gọi các vị là giới thượng lưu, chứ còn tôi thì gọi các vị là căn cứ địa của tôi.”216 Trong vòng vài tháng sau khi nhậm chức, Bush đã ký đạo luật cắt giảm thuế cho những người giàu nhất ở Mỹ.

Mặc dù bị trôi dần về chủ nghĩa độc tài, những người ủng hộ Trump vẫn trung thành. Tại sao?

Các học giả tại Đại học California, Berkeley cho biết, bất chấp khuynh hướng độc đoán của ông ta, những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump vẫn ở lại với ông vì sự tác động lẫn nhau phức tạp của các yếu tố kinh tế, văn hóa và chủng tộc, dẫn đến lòng trung thành đầy tính dữ dội, gần như mang tính sùng bái. Hơn một tháng đã trôi qua kể từ cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đầy tranh cãi gay

Tô Lông

31/12/2020

Hòa bình hay chiến tranh nằm trong tay chúng ta – Giao lưu với Peter Kuznick và Tom Wilber

Vào ngày 13/1/2024, nhân chuyến viếng thăm Việt Nam của hai người bạn viễn phương đến từ Hoa Kỳ của Book Hunter, nhà sử học, đồng tác giả "Nước Mỹ chuyện chưa kể" Peter Kuznick và nhà nghiên cứu, đồng tác giả "Tù binh bất đồng chính kiến" Tom Wilber, chúng tôi đã mời hai ông đến Trung tâm Book Hunter làm diễn giả cho một cuộc chia sẻ về chủ đề Viễn cảnh hòa bình hay chiến tranh nằm trong tay chúng ta. Trong

Vũ khí hạt nhân – quân bài chiến lược trong giữ vị trí số 1 thế giới từ sau thế chiến II đến nay

Tóm tắt và trích đoạn từ “Nước Mỹ chuyện chưa kể” của Peter Kuznick và Oliver Stone Lưu ý: Các đoạn có chữ nghiêng là những trích đoạn trực tiếp từ sách. Những đoạn có chữ thường là phần tóm lược các sự kiện quan trọng mà sách cung cấp. Dù rằng những cơ chế hợp tác toàn cầu có thể tạo ra sự ràng buộc để một quốc gia không sử dụng vũ khí hạng năng, đặc biệt là vũ khí hạt nhân, lên

Những quyền lực ngầm chi phối chính trị Mỹ (2): Tổ hợp công nghiệp quân sự

Ghi chép ngắn từ “Nước Mỹ chuyện chưa kể” của Oliver Stone & Peter Kuznick https://bookhunter.vn/nhung-quyen-luc-ngam-chi-phoi-chinh-tri-my-1-chu-nghia-nuoc-my-xuat-chung/ Ngay từ khi ở vị trí trung lập trong Thế chiến I, nước Mỹ đã chọn đứng ngoài và buôn vũ khí cho cả hai phe. Nhưng hơn cả thế, Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu vũ khí riêng, đặc biệt đầu tư vào vũ khí hóa học. Năm 1918, Mỹ khởi động chương trình nghiên cứu chiến tranh hóa học và tập trung tại cơ sở Lực lượng