Lạc loài

Nếu ta là Satan
Ta lạc loài giữa một bầy thiên sứ
Nếu ta là thiên sứ
Ta lạc loài giữa một lũ điên
Nếu ta là người điên
Ta lạc loài giữa cõi đời quá tỉnh
 
Hãy điên đi người ơi
Ngày mai là ngày cuối cùng trên Trái Đất
Đạp tung những căn phòng quá chật
Xông ra giữa biển khơi
 
Hãy điên đi người ơi
Ngày mai là ngày cuối cùng trên Trái Đất
Có ý nghĩa gì đâu những bộ áo quần
Đem đốt hết cùng nhân gian lừa dối
 
Hãy điên đi người ơi
Ngày mai là ngày cuối cùng trên Trái Đất
Uống cho say
Yêu cho mê
Thở cho cạn khí trời
Hãy điên đi ta ơi
Lộn cổ xuống đáy hỗn mang
Rỏ máu xuống trái tim bị giam hãm ngàn năm
Chúa có biết Satan lạc lõng giữa Thiên Đàng.
 
Hà Thủy Nguyên
(2009)

Sách “Tôn giáo học từ nhiều cách tiếp cận” do Peter Connolly chủ biên – một giáo trình quan trọng

“Tôn giáo học từ nhiều cách tiếp cận” do Peter Connolly chủ biên là một trong những cuốn sách quan trọng trong lĩnh vực tôn giáo học, đóng vai trò như một “giáo trình căn bản” có thể giúp các sinh viên hoặc những người bước đầu nghiên cứu tôn giáo. Sách là một tập hợp các hướng tiếp cận tôn giáo học từ cổ điển tới hiện đại được giới thiệu bởi các chuyên gia nghiên cứu tôn giáo tại các trường đại học

Tự do học thuật và tự do trí tuệ

Cơ chế dân chủ là một cơ chế mở, không chỉ đảm bảo quyền lợi của người dân mà còn tạo ra cơ hội để những người tài năng dễ dàng hơn trong việc thể hiện và đóng góp cho xã hội. Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết. Cơ chế dân chủ với tình trạng dân trí thấp và trong đó, những quyền hạn về tự do học thuật và tự do trí tuệ bị ngăn cản thì đó chỉ là dân chủ giả

Những gì Francis Fukuyama đã sai về chủ nghĩa tân tự do

Francis Fukuyama là một nhà khoa học chính trị được kính trọng, nhưng cuốn sách mới đầy tham vọng của ông "Liberalism and its Discontents (tạm dịch: Chủ nghĩa tự do và những bất bình về nó)" đã mắc phải một số sai sót đáng chú ý. Chương đầu tiên trong Liberalism and its Discontents, cuốn sách mới của Francis Fukuyama, có tiêu đề "Chủ nghĩa tự do cổ điển là gì?" Mặc dù không hề trả lời câu hỏi một cách rõ ràng, nhưng

Cụt Đuôi

23/02/2023

SÁCH HAY TRONG NƯỚC TUẦN TỪ NGÀY 27 THÁNG 9 ĐẾN 3 THÁNG 10 NĂM 2021: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG, CÂY CAM NGỌT CỦA TÔI,… & BETWEEN THE LINES: LUYỆN ĐỌC TIẾNG ANH QUA MỘT TRUYỆN NGẮN CỦA OSCAR WILDE

Bước vào tháng 10, thị trường sách bắt đầu đưa ra nhiều các tín hiệu tích cực hơn. Nếu như khoảng gian trước, trong tuần chỉ có lẻ tẻ vài đầu sách văn học cùng sách phổ thông thì tới những tuần cuối tháng 9 này, những cuốn sách học thuật thú vị đã bắt đầu xuất hiện. Mọi hoạt động tổ chức sự kiện tri thức vẫn được tiếp tục hoạt động sôi nổi trên nền tảng trực tuyến.  Sách học thuật thú vị

Trần Cúc

04/10/2021

“Hồ Xuân Hương – Hoài niệm phồn thực” – Qua thơ để hiểu về tâm thức dân tộc

(Bóc băng buổi Idea Hunting: Giới thiệu sách “Hồ Xuân Hương – Hoài niệm phồn thực”) Hồ Xuân Hương được biết đến với các bài thơ Bánh trôi nước, Mời trầu, Đề đến Sầm Nghi Đống vốn được giảng dạy trong nhà trường. Thơ của bà thường được giảng là than cho thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến và lời khẳng định về bản thân, thể hiện cái tôi riêng của Hồ Xuân Hương. Trong thơ ca Trung đại, cái tôi của