Home Xem Hercules (2014) – Khi ta tin mình là anh hùng
Xem

Hercules (2014) – Khi ta tin mình là anh hùng

Bảo Khanh

28/11/2016

Phim Hercules (2014) có lẽ là một trong những phim thần thoại ‘người’ nhất là mình từng xem.
Hoàn toàn không có sự xuất hiện thật sự của bất kỳ vị thần nào, kể cả quái thú trong truyền thuyết.
Chỉ có con người, với trí tưởng tượng không giới hạn.
Chính bởi trí tưởng tượng ấy, con người với đầy đủ nhân tính, thiện – ác, tham lam – rộng lượng, vị kỷ và vị tha, sợ hãi – can đảm, nguyên tắc – linh hoạt, v.v. đã thần thánh hóa chính mình và người khác, để khỏa lấp những lo âu hiện sinh sâu xa của mình.
Đầu tiên, hãy nói về điều thú vị nhất với mình từ phim này, và có lẽ cũng là mới nhất đối với thể loại phim thần thoại. Hercules thật ra chỉ là một đứa trẻ mồ côi sống sót trên đường phố Athens cùng với Autolycus, ‘tìm được nhà trong quân đội, cùng nhau chiến đấu’ và từ đó rèn luyện sức mạnh hơn người. Hercules không phải là anh hùng đơn độc như trong thần thoại. Anh luôn có những đồng đội bên cạnh, những mảnh ghép tuyệt vời bù vào phần khuyết của một người thường như Hercules. Cũng bởi vì có sức mạnh đặc biệt, Hercules được giao phó thực hiện những nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Bằng cách nào đó, anh chiến thắng, và qua những lần lập kỳ tích, Hercules tiếp tục thu nhận đồng chí. Anh khẳng định, không có anh em của mình, Autolycus – bạn mồ côi từ thiếu thời, người có óc phán đoán sắc bén, lạnh lùng, tư duy chiến lược; Antalata – nữ chiến binh Amazon nhanh nhẹn, can đảm; Tydeus – sự kết hợp ghê rợn của một chiến binh câm lặng lớn lên từ một đứa trẻ duy nhất sống sót được nhặt trong thành phố tử thi; Iolaus – người kể chuyện tài tình; và Amaphiarus – nhà tiên tri với óc hài hước tuyệt vời bên cạnh đức tin vững chãi,… sẽ không bao giờ có các chiến công mà người đời đồn đại.
Quả thật, lời nói của Autolycus xuyên suốt phim như một sợi chỉ, phá vỡ cái huyễn hoặc ảo tưởng (heroic fantasy/ delusion) về anh hùng từ ngàn xưa “huyền thoại được dựng nên cùng cách mà tin đồn được lan truyền”. Đúng vậy, thần thoại được dựng lên bởi con người, và rồi con người tin vào thần thoại để nuôi dưỡng sức mạnh anh hùng trong chính bản thân mình.
Không những đấm thẳng vào huyền thoại đẹp đẽ cổ xưa về hình mẫu anh hùng Hercules, Autolycus còn tiết lộ sự thật rằng Hercules không chỉ là một chiến binh bình thường, dù có sức mạnh phi thường, mà chính sức mạnh đó khiến Hercules trở nên tách biệt, đẩy đưa số phận Hercules phải rời xa khỏi thế giới con người bởi cơn cuồng sát mà bất kỳ chiến binh nào cũng có thể bị ám ảnh. Và đó là sự thật không ai biết được, kể cả chính Hercules, liệu rằng tay anh hùng có nhuốm máu vợ và con mình, hay đâu là ý nghĩa thật sự của con quái thú ba đầu ám ảnh Hercules hằng đêm…
Ờ, thì Hercules là con người, có thể bị thương, và thực tế là bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi định mệnh của chính mình, sợ hãi cả huyền thoại mà chính mình dựng nên. Hercules trốn chạy bằng cách thức ‘doing’ qua vai trò của một lính đánh thuê thiện chiến, như Irvil Yalom nhận định, lập hết chiến công này đến chiến công khác, để củng cố cho niềm tin vào ‘specialness’ của bản thân vốn bị gặm nhắm bởi mặc cảm tội lỗi – là một ‘huyền thoại’ vừa bị sùng bái vừa bị ruồng bỏ.
Mình cực kỳ thấm thía những đoạn thoại, gần như độc diễn của nhà tiên tri Amiphiarus:
“Không quan trọng anh chạy xa đến đâu
Không quan trọng anh chạy nhanh cỡ nào
Con quái thú đó sẽ theo anh,
Cho đến khi Hercules phải kết thúc công việc chưa hoàn thành
Chạm trán với con quái thú ám ảnh anh.
Chỉ khi đó anh mới tìm được bình yên.
Con người không thể thoát khỏi định mệnh của anh ta.”
Đáng sợ thay, con quái thú ám ảnh chỉ tồn tại thật sự trong trí tưởng tượng của ‘anh hùng Hercules’, vốn từng bị che mắt bởi ánh hào quang của chiến thắng đến nỗi không nhận ra mặt trái của vinh quang ‘vương triều được chiếm bởi quân đội, còn đế chế được thiết lập bởi sự sắp xếp’, và có lẽ ‘tội lỗi lớn nhất của Hercules là anh không có tham vọng, vì một kẻ không có tham vọng thì không thể mua được’. Tự dưng lúc nghe câu này nguyên văn ‘One wants nothing has no price’ mình cảm nhận ngay được cả hai mặt tích cực của vấn đề, WISH, theo Yalom nói, chính là cội rễ tiến hóa của con người. Nếu một người có tham vọng, dù tích cực hay tiêu cực, vị kỷ hay vị tha, đều sẽ bị định hướng bởi chính tham vọng ấy, sâu xa trong tiềm thức.
Điều thú vị thứ hai là thông điệp của phim nhất quán củng cố hình tượng anh hùng chỉ đơn giản là vượt qua giới hạn của bản thân, hòa vào hay tạo ra điều gì đó lớn lao hơn chính bản thân mình. Khi ấy, cảm giác toàn năng đến từ sự kết hợp với các cá thể khác (re-union / wholeness) không phải từ sự đặc biệt (specialness)dẫn đến cô đơn (loneliness) như Hercules ‘nhận lấy’ kết cuộc của đời mình vào đầu phim, như một cách trừng phạt bản thân vì mặc cảm tội lỗi.
Thứ ba, anh hùng, còn là sự bộc lộ bản thân chân thật nhất, như hình ảnh Hercules không áo giáp, đứng vững chãi hiên ngang trong khói lửa hoang tàn của cuộc chiến chống lại những kẻ anh đã từng đích thân huấn luyện, cùng với các đồng chí của mình. Chi tiết này ngụ ý rằng sự phản bội cũng chỉ là một điều tất yếu của cuộc sống, như sự trung thành mà Hercules có được với những đồng chí của mình. Mọi thứ đều có hai mặt, quan trọng là ta chọn lựa và quyết định sẽ hành động như thế nào, vào từng khoảnh khắc của cuộc đời, như lời động viên xuất thần của Amiphiarus dành cho vị anh hùng đang bị xiềng xích:
“Hãy nhớ ngươi là ai
Người là lính đánh thuê hay một anh hùng
Người là huyền thoại hay là sự thật phía sau huyền thoại
Hãy tin vào chính mình!”
HAVE FAITH IN YOUR-SELF!
Thế giới cần có một anh hùng, để người ta có thể tin tưởng vào. Đây chính là huyễn hoặc sâu xa của nhân loại, luôn mơ ước chạm đến sự toàn năng (omnipotent) và trở nên bất tử(eternality). Phim Hercules lại cho chúng ta thấy một sự thật khác, đời hơn, người hơn, và chính vì thế khả thi hơn: “Bạn không cần phải là một á thần để trở thành anh hùng. Bạn chỉ cần tin bạn là anh hùng.”
Ừ, thì chào mừng cuộc chiến cuối cùng!

Không những thế, theo bài học về Heroic archetype tối qua với LPE, mình còn cảm nhận được cả quá trình nhận được tiếng gọi thực thi sứ mạng, sự chối bỏ (trong phim này thể hiện qua chi tiết Hercules và đồng bọn nhận nhiệm vụ bảo vệ Thrace với tư cách chỉ là ‘lính đánh thuê vì vàng’, thậm chí khi nhận biết khó khăn thử thách nhiều còn đòi gấp đôi số vàng đã thỏa thuận ban đầu), sự bất an trước khi lựa chọn dấn thân thật sự (đấu tranh vì sự thật – công lý – chính nghĩa, blah blah), thời điểm nhận biết bạn / thù, cuộc chiến sinh tử và quan trọng nhất là sự tái sinh trước thử thách cuối cùng (trong phim thể hiện qua chi tiết Hercules vượt qua huyền thoại của chính mình, bứt tung xiềng xích và chiến đấu vì những điều bản thân xác tín), rồi cuối cùng là làm chủ chính mình và làm chủ hoàn cảnh (vượt qua sự phản bội), để nhận được ‘kho báu’ vô giá – niềm tin rằng tôi sinh ra là một anh hùng.
Một điều thích thú nữa, dù là một trong những phim bom tấn, Hercules 2014 lại rất ít cảnh anh hùng chiến đấu với quái thú rùng rợn. Điểm xuyết trong theme chiến tranh là những góc nhìn tuyệt đẹp về tình bạn, tình đồng chí, tình mẫu tử, và tình yêu nhân loại. Đến cuối phim, dù biết rõ rằng Hercules không phải là á thần như thần thoại, chính sự can trường của chiến Hercules và đồng chí đã khiến họ trở thành ‘thần’ trong mắt người dân thành Thrace (đại diện cho Hy Lạp).
Cuối cùng, chi tiết biểu tượng Hercules lật đổ tượng nữ thần Hera để cản sự tấn công của quân lính, và vị lãnh chúa thiếu nhân tính Cotys chết cùng với cái đầu vỡ nát của bức tượng Hera, vị thần ghét cay đắng nguyền rủa Hercules vì xuất thân của anh có ý nghĩa sâu sắc, như là sự khẳng định mãnh liệt cho bước bứt phá, vượt lên ánh hào quang của thế lực thống trị vốn phải được tôn sùng, tuân phục như một chân lý. Điều này khắc sâu thêm nhận thức của mình, vốn được hình thành từ bé qua những câu chuyện thần thoại “Trong thánh thần có con người, và trong con người có thần thánh”. Tất cả ở trong trí tưởng tượng và mơ ước của chúng ta.
Bảo Khanh
Học viên lớp Viết để biểu hiện bản thân tại Tp. Hồ Chí Minh.

THẦN THOẠI HY LẠP – NHỮNG CUỐN SÁCH NỀN TẢNG

Thần thoại Hy Lạp rất quen thuộc không chỉ với độc giả Việt Nam, mà còn phổ biến trên toàn thế giới. Những câu chuyện xoay quanh sự hình thành thế giới, nguồn gốc các vị thần và thời đại các anh hùng trong thần thoại Hy Lạp đã đi sâu vào văn hóa đại chúng thông qua những bộ phim, những nhãn hiệu thời trang, và cả trong từng cuộc trò chuyện bình thường diễn ra hàng ngày. Tuy nhiên, chúng ta không nên

Thư Sinh

09/07/2019

Thần thoại La Mã (3): Ảnh hưởng từ thần thoại Hy Lạp đã đưa các tiểu thần yếu ớt như Neptune, Pluto, Juno… thành thần tối cao

>> Đọc đầy đủ chùm bài: Thần thoại La Mã Archives – Book Hunter Sự ảnh hưởng của thần thoại Hy Lạp tới thần thoại La Mã chuỗi phức tạp khó phân định, dù rằng ta có thể dễ dàng tìm thấy các vị thần ở La Mã tương ứng với thần Hy Lạp. Qua những phần I, II, một  điểm dễ nhận thấy đó là dù là vị thần bản địa hay du nhập thì vẫn đều trải qua sự đồng nhất với các thần
XemYêu

Anna & The King – Vài cảm nhận về đêm tối của đàn ông và đàn bà

Cảm nhận sau xem phim "Anna & The King", và thấy lẻ loi , đơn độc như một bông hoa không người ngắm… Cảm phục, ngưỡng mộ người phụ nữ can đảm, trung thực, thẳng thắn dám sống và bảo vệ người khác, dám đấu tranh ngay cả với một vị vua, vì sự thật. Một vị vua, dù tài giỏi, dù nhân hậu đến đâu cũng chỉ là một người đàn ông. ----- Và đàn ông luôn luôn cần đàn bà, vì đàn bà

Bảo Khanh

28/04/2017
Xem

Bi kịch của cái đẹp trong phim “Bá Vương Biệt Cơ”

Tôi xem “Bá Vương Biệt Cơ” của Trần Khải Ca không ít lần. Lần đầu xem bộ phim, khi ấy tôi mới học năm thứ nhất đại học, tôi đã khóc vì thương cảm cho số phận của anh chàng diễn viên Trình Đắc Di. Thế rồi tôi tìm hiểu thêm về Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, tôi đọc thêm về một thời đại đen tối kéo dài trong các nước nằm dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản, lúc đó tôi mới

Kỳ lân – Sinh vật của tình yêu

Con kỳ lân xinh đẹp, đơn độc và dữ dội vẫn khêu gợi trí tưởng tượng của con người trong nhiều thế kỷ qua. Sinh vật với chiếc sừng hình xoắn độc nhất hiện ra trong các truyền thuyết ở khắp nơi tại châu Âu, và vùng Cận Đông; thậm chí nó xuất hiện cả ở phương đông như Trung Hoa, ở đó nó được gọi là lân. Lân được xem là linh thú của trời, xuất hiện khi có một bậc hiền nhân ra