Hải phong

Lã chã trăng rơi
Bàn cờ ngả nghiêng thế sự
Thở công danh
Hơi tàn lực kiệt
Sã sã nhoài
 
Cánh rụng trời thu
Chân mây đứt
Tầng không nhạn chia ly ải bắc
Sóng sóng dồn
Ngơ ngác bóng trăng trôi
 
Kìa ai câu trăng viễn xứ
Rung rung rung
Thơ đớp câu rồi
Biển thơ lai láng màu trăng gió
Thủy triều dâng
Cuồn cuộn cõi đan tâm
 
Ta căng buồm hải tặc quên bờ bến
Nghe hơi trăng ứa mặn tóc thời gian
 
Quất roi ngọn hải phong
Non nước tan hoang
Hất tung cờ thế sự
Trắng đen chìm đáy
Xoáy xoáy sâu vực hư vô
 
Hạ buồm hải tặc
Thơ hỡi, trăng hỡi, hải phong hỡi
Thủy triều dâng
Cát nhuộm huyết trăng rơi
 
Kìa thơ ngập kín mây rồi
Trăng buông câu hay ta buông câu
 
Hà Thủy Nguyên

Lời khuyên từ Bhagavad Gita: Hãy hành động! Hãy chiến đấu!

Ở vị trí địa lý của Việt Nam, trong hai ngàn năm, và có thể còn xa xưa hơn thế, thường xuyên chịu ảnh hưởng của hai trục văn hóa: một trục là từ phương Bắc tức Trung Quốc, một trục là từ Tây Nam tức Ấn Độ. Và dẫu cho chính sử cố gắng xóa nhòa những dấu vết của văn hóa Ấn Độ tới các nhóm dân cư sinh sống trên cương vực lãnh thổ của Việt Nam hiện nay, thì dấu ấn

Những quyền lực ngầm chi phối chính trị Mỹ (2): Tổ hợp công nghiệp quân sự

Ghi chép ngắn từ “Nước Mỹ chuyện chưa kể” của Oliver Stone & Peter Kuznick https://bookhunter.vn/nhung-quyen-luc-ngam-chi-phoi-chinh-tri-my-1-chu-nghia-nuoc-my-xuat-chung/ Ngay từ khi ở vị trí trung lập trong Thế chiến I, nước Mỹ đã chọn đứng ngoài và buôn vũ khí cho cả hai phe. Nhưng hơn cả thế, Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu vũ khí riêng, đặc biệt đầu tư vào vũ khí hóa học. Năm 1918, Mỹ khởi động chương trình nghiên cứu chiến tranh hóa học và tập trung tại cơ sở Lực lượng

THỊ TRƯỜNG SÁCH VIỆT NAM (4): GIÁ SÁCH HIỆN NAY CÓ ĐẮT KHÔNG?

Nhiều người cho rằng giá sách trên thị trường hiện nay vẫn còn quá đắt và đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng độc giả khó khăn trong việc tiếp cận tri thức. Đắt – rẻ tưởng như là một vấn đề mang tính định lượng, thế nhưng, nó lại là vấn đề tâm lý. Người chê đắt, người khen rẻ ít khi dựa trên những tính toán bằng con số mà dựa trên tình trạng của bản thân. Ở bài viết này, tôi

SÁCH TIẾNG ANH HAY THÁNG 6 NĂM 2022: LỊCH SỬ VỀ ĐỒNG TÍNH, LAPVONA, CÁCH ĐỂ NUÔI DẠY MỘT NGƯỜI CHỐNG PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC…

“Đó là lý do con nói ‘xin lỗi’ khi người con trai đó đến bên con một buổi chiều, người sẽ thay đổi những gì con biết về mùa hè, biết một mùa có thể mở ra sâu đến chừng nào khi ta từ chối theo ngày tháng bước ra khỏi nó. Người con trai đã cho con biết được có thứ còn tàn nhẫn và tuyệt đối hơn cả lao động – ham muốn. Tháng Tám đó, trên cánh đồng, chính cậu là người

BIỂU TƯỢNG KỲ LÂN TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA PHƯƠNG TÂY (P.1)

Bài viết có chứa một số nội dung phù hợp với lứa tuổi 16+. ---- Kỳ lân là biểu tượng chính trong "Skandar và kẻ trộm kỳ lân" của cô A. F. Steadman. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên sinh vật huyền thoại này xuất hiện trong văn học. Chúng mình xin giới thiệu đến các bạn một bài viết thú vị về kỳ lân của tác giả Teresa Noelle Roberts đăng trên tạp chí Mythlore (1982, vol. 8 ). Thông qua bài