Home Chưa phân loại Kiến trúc Gothic

Kiến trúc Gothic

Book Hunter

15/01/2015

Ban đầu, Gothic gắn liền với thiết kế các nhà thờ, với vẻ bí ẩn và lạ lẫm, nên còn gắn liền với khái niệm “man rợ và kinh dị”.

Tên gọi Gothic chỉ xuất hiện khi châu Âu bước vào phong trào cải cách, khoảng thế kỷ 16. Đến thế kỷ 18, thì phong cách kiến trúc này bắt đầu phát triển mạnh ở châu lục này, mở rộng hơn vào đầu thế kỷ 19 và tiếp tục được áp dụng khi thiết kế các trường đại học, đầu thế kỷ 20.Đặc điểm tiêu biểu nhất của kiến trúc Gothic là mái vòm và đầu nhọn. Phong cách này nhấn mạnh vào những hình khối theo chiều thẳng đứng, và tập trung vào những hệ cột mảnh, trần cao mở rộng với sự kết hợp của những vật liệu như kính. Nhờ kiến trúc mái vòng cung và có đầu nhọn, cộng với hệ thống cửa sổ kính rộng nên những ngôi nhà theo kiến trúc này có nhiều ánh sáng.
Một số toà nhà tiêu biểu cho KT Gothic
Đặc điểm của kiến trúc Gothic:
Ta có thể nhận biết kiến trúc Gothic bằng những đặc điểm chính sau đây.
– Thường có chiều cao lớn từ 38-42 mét, riêng tháp lấy ánh sáng cao đến 60m, cửa sổ kính màu ở mặt đứng có thể lớn tới 8-12 mét.- Công trình mở nhiều cửa sổ rộng, bên trong công trình tràn ngập ánh sáng.
– Các cửa sổ Hoa Hồng rất lớn và giàu tính trang trí, thường đặt ở đầu hồi cánh Nam và Bắc.
– Các tác phẩm điêu khắc kiến trúc cũng như kính màu được sử dụng rộng rãi.
– Kiểu mặt bằng cơ bản là kiểu mặt bằng chữ thập Latinh, mặt đứng ở phía Tây có cửa vào được trang trí lộng lẫy nhất; ở phần Hậu cung phía Đông thường có những gian thờ nửa đường tròn.
– Hình thức bên ngoài phản ánh trung thực hình thức kết cấu bên trong.
– Công trình cao lớn, đồ sộ và các bộ phận chi tiết kiến trúc vượt quá sự phù hợp với tỷ xích của con người.
– Cảm giác về chiều cao của nhà thờ Gothic là do chiều cao thật của nó quyết định và một phần nữa là do ảo giác quyết định, ảo giác này là do cột cuốn, gờ sống và vòm trần gây nên.

Nhà thờ Gotic có chiều cao lớn từ 38-42 mét, riêng tháp lấy ánh sáng cao đến 60m, cửa sổ kính màu ở mặt đứng có thể lớn tới 8-12 mét.
Mặt đứng phía Tây (mặt chính) của kiến trúc nhà thờ Gothic tuân theo những chế định nhất định, từ dưới lên trên được chia làm ba phần (ba tầng): phần dưới cùng là cửa, thường có ba hốc cửa rất sâu (chiều sâu của hốc có thể chiếm hẳn một bước nhà);
Phần giữa ở chính giữa cửa sổ tròn to bằng kính màu được tô điểm như những bông hoa hồng; phần trên cùng là hành lang và hai tháp chuông.
Kết cấu nhà thờ Gothic là một trong những sáng tạo đặc biệt nhất, tạo cho kiến trúc hà thờ những ưu việt và vẻ đẹp đặc biệt, mà trước đó các hệ thống kết cấu, kể cả những nền kiến trúc phát triển cao như La Mã cổ đại, chưa đạt được.
Hệ thống kết cấu nhà thờ Gothic là một hề thống không gian lớn, dùng khung chịu lực, tách biệt rõ rệt giữa kết cấu chịu lực và kết cấu ngăn cách; với những thành phần chính tính từ đổ mái xuống là: vòm mái hình múi có sống, cuộn nhọn, cột và cuộn bay. Hệ thống đã tạo cho kiến trúc những không gian mệnh mông, khoáng đạt và một khung cảnh nội thất nhẹ nhàng, tràn ngập ánh sáng.
Trong các công trình kiến trúc Gothic, khi xây dựng vòm mái bằng hình chữ nhật, thông thường người ta gặp mái cong hai chiều rất phức tạp, như vậy khi mặt chiếu bằng của nó là hình chữ nhật, chiều cao của cuốn vẫn bằng nhau, nên xử lý kiến trúc vòm có múi đơn giản hơn rất nhiều.

Hệ thống kết cấu của vòm Gothic không còn có một gắn bó nào với kết cấu của kiến trúc La Mã cổ đại, tính chất cách tân của kiến trúc Gothic có được là nhờ những cuộn nhọn (đến từ kiến trúc phía Đông, mái vòm có bốn cuộn nhọn có múi đỡ). Vòm mái hình múi có sống trong kiến trúc mái nhà thờ Gotic chia ra làm các loại:
– Vòm có sống bốn mũi có hình chiếu mặt bằng hình chữ nhật.
– Vòm có sống sáu mũi có hình chiếu hình chữ nhật.
– Vòm có nhiều sống và nhiều múi hình sao có mặt chiếu hình chữ nhật (loại vòm mái phức tạp này là sản phẩm của kiến trúc Gothic hậu kỳ).
Bốn chân vòm của kiến trúc truyền tải xuống cột và một phần của tải trọng xuống cuốn bay.
Cuốn bay là một thành phần quan trọng của hệ thống kết cấu nhà thờ Gothic, chia xẻ với cột tải trọng của vòm, làm giảm tiết diện của cột kiến cho công trình có thể mở cửa sổ lớn được và làm cho đường nét kiến trúc thêm thanh thoát.
Cuốn bay (Flying buttess) bao gồm những cái cuốn nghiêng trong không trung và những bệ cột đứng, là một sáng tạo lớn khác cho kiến trúc Gothic. Cuốn bay, cũng giống như những cột bổ trụ, được xây dựng dùng để đỡ những lực đạp ở mặt bên, nhưng vì cấu tạo thì khác xa cột bổ trụ. Cuốn bay cũng góp phần làm cho gắn bó hơn mối liên kết giữa nhịp lớn ở giữa và nhịp biên, khiến cho kích thước cột của hai bộ phận này giảm nhỏ.
Hệ thống kết cấu nhà thờ Gotic đưa đến kết quả là tiết kiệm được nhiều vật liệu cho vòm, chiều dày của vòm chỉ còn khoảng 25-30cm, vòm mái hình múi có sống còn hợp được nhiều loại mặt bằng khác nhau, chẳng hạn trong trường hợp mặt bằng hình dáng phức tạp như đàn tế nhà thờ Saint Denis.
Các phong cách kiến trúc và các thế hệ nhà thờ Gothic Pháp.
Các nhà thờ thuộc loại xây dựng đầu tiên trong kiến trúc Gothic Pháp trong những năm 1140 – 1200 được gọi là thế hệ các nhà thờ Gotic nguyên thủy (các nhà thờ ở Noyon, Laon, Paris).
Các nhà thờ xây dựng trong những năm 1200 – 1250 được gọi là thế hệ các nhà thờ Gothic cổ điển (các nhà thờ ở Reims, Beauvais, Chartres, Rouen,…..)
Ngoài ra còn có các phong cách kiến trúc:
– Phong cách Gothic tỏa sáng: Là phong cách của những nhà thờ Thiên Chúa giáo được xây dựng trong những năm 1260 – 1380, thời kỳ phát triển toàn diện và chín muồi của kiến trúc Gotic.
– Phong cách Gothic rực cháy: Là phong cách của nhà thò được xây dựng trong khoảng những năm 1380 – 1540. Kiến trúc Gothic ra đời đầu tiên ở Pháp vào năm 1140, và nhà thờ Gotic phát triển rất mạnh mẽ trong khoảng thời 1150 đến 1300 và lần lượt ảnh hưởng ra các nước xung quanh như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Italia…….
Ở Pháp phong cách Gotic được thịnh hành hơn ba thập niên: một phần ba cuối của thế kỷ XII đến một phần tư đầu thế kỷ XIII – là thời kỳ đỉnh cao của phong cách Gothic và thế kỉ XIV – XV là thời kỳ cuối; ban đầu là giai đoạn “tỏa sáng” và sau đó là giai đoạn “rực cháy”.

Theo BACHDANGGIANG.COM.VN

Đối thoại của Krishnamurti và David Bohm về nguồn gốc của sự xung đột tâm lý

Lời người dịch: Đây là một đối thoại kỳ thú của bậc thầy tâm linh Krishnamurti và nhà vật lý lượng tử David Bohm. Cuộc đối thoại hé lộ cách tâm linh và khoa học đã tiến gần đến nhau để nhận diện sự thật. Những câu hỏi được đặt ra khi hai ông cùng trao đổi về lý do thế giới của loài người vận hành bằng cướp bóc và nô dịch, rồi sau đó dẫn đến nỗi ám ảnh về "sự trở thành"

Chuyện đời đầy bi kịch của Edgar Allan Poe

Trong toàn bộ nền văn học Mỹ, có lẽ không bậc thầy nào của thể loại rùng rợn được tôn vinh nhiều như Edgar Allan Poe. Từ bài thơ nhuốm màu siêu nhiên khó quên mang tên "The Raven" (Con quạ) cho đến tình tiết đầy ám ảnh vốn là trọng tâm của "The Tell-Tale Heart" (Trái tim kể tội), phong cách và các chủ đề của Poe vẫn là nền tảng cho điểm mấu chốt của hầu hết các câu chuyện kinh dị ngày

Minh Hiền

29/01/2024

Nhìn lại Paris – Edward Glaeser

Book Hunter: Chúng ta yêu thích Paris, nhưng chúng ta lại ít khi quan tâm về cách Paris đã được quy hoạch như thế nào. Nếu hiểu về cách quy hoạch của Paris, có lẽ chúng ta sẽ xem xét lại mong muốn "Paris hóa" Hà Nội của nhiều người mơ mông. "Nhìn lại Paris" là một tiểu mục trong Chương 6: "Nhà chọc trời có gì mà tốt đẹp thế?" của sách "Chiến thắng của đô thị"(tác giả Edward Glaeser) Một thế kỷ trước,

Book Hunter

12/07/2019

Chạy trốn đến tự do?

Gần đây có bài hát “đưa nhau đi trốn”, hai đứa thanh niên nam nữ chán đời trốn nhà bỏ việc rời thành phố đi chơi lang thang cho đỡ tù túng. Dân tình rậm rịch dấy lại phong trào “đi trốn”, người ta đưa nhau lên rừng lánh cõi đời ô trọc. 1992, McCandless đốt tiền hủy giấy tờ tùy thân đi lên những miền hoang vu giá lạnh rồi tự chết. Trước có cả một đống người đưa nhau đi trốn trong rừng,

Minh Hùng

09/12/2015

Chân dung linh hồn của Paris – Edith Piaf

Hầu hết mọi người biết đến Edith Piaf như là ca sĩ vĩ đại nhất của nước Pháp.  Sau khi qua đời hàng thập kỷ, bà vẫn là tượng đài được kính trọng, "Chim sẻ" (Piaf trong tiếng Pháp nghĩa là Chim sẻ) gần như đã trở thành chuẩn mực cho mọi ca sĩ, cả nam và nữ, những thế hệ hậu bối sau này. Thế mạnh của Edith Piaf không nằm nhiều ở kỹ thuật, hay chất giọng trong trẻo mà nằm ở độ
le-ai

Lê Ái

10/11/2016