Home Yêu TÌNH YÊU THỰC SỰ LÀ GÌ – VÀ TẠI SAO TÌNH YÊU LẠI QUAN TRỌNG

TÌNH YÊU THỰC SỰ LÀ GÌ – VÀ TẠI SAO TÌNH YÊU LẠI QUAN TRỌNG

Xã hội chúng ta có quá nhiều bàn luận về tình yêu, sẽ là tự nhiên khi chúng ta nghĩ rằng cho tới giờ chúng ta hẳn phải biết tình yêu là gì và tại sao nó lại quan trọng. Tình yêu là cảm giác phấn khích của chúng ta trước sự hiện diện của một người mà phần lớn là người có tài năng hoặc thành tựu phi thường – một trí tuệ siêu phàm hoặc một vẻ đẹp choáng ngợp – những người chúng ta hi vọng sẽ hồi đáp lại sự quan tâm của mình và là những người mà chúng ta vô cùng mong muốn được chạm vào, chăm sóc và chia sẻ cuộc sống với mình một ngày nào đó. Định nghĩa này nghe có vẻ hợp lý và có được sự tán thành một cách mạnh mẽ của nền văn hóa hiện tại, chúng ta hoàn toàn có khả năng bỏ lỡ một cái nhìn khác về tình yêu, một góc nhìn không tập trung quá nhiều vào việc đề cao thế mạnh như là tập trung vào sự khoan dung, và điều lòng tử tế hướng tới, những gì yếu kém và méo mó.

Theo góc nhìn này, chúng ta thể hiện tình yêu khi, trên đường về nhà, chúng ta đi ngang qua một kẻ say rượu lang bạt – bơ phờ và đen sạm, bị bia làm cho mất trí và ăn nói huyênh hoang – mà không quay đi ngay lập tức và thay vào đó là thận trọng hướng vào bên trong để xem xét xem họ có phải là một phiên bản khác của chúng ta, ám ảnh bởi cùng những ham muốn và sự bực bội, cùng những khát vọng thường xuyên ghé thăm, buồn phiền bởi những mất mát tương tự và xứng đáng với lòng trắc ẩn và sự bao dung từ chính họ.

Chúng ta cũng thể hiện tình yêu khi chúng ta nhìn thấy một người ăn vận đẹp đẽ đang quát tháo ầm ĩ và hống hách ở sân bay, đầy tự mãn, dường như hoàn toàn chỉ biết đến bản thân, và không ngay lập tức loại bỏ họ ra khỏi tâm trí mình giống như một kẻ bị mất trí hay chuyên quyền, mà thay vào đó, nhìn vào vấn đề để thấy cái tôi mong manh sợ hãi ở dưới lớp vỏ quát tháo đó, khi chúng ta phát triển sự tò mò về sự ốm yếu của linh hồn này, linh hồn có thể chỉ đang hoạt động ở dưới bề mặt này và có thể băn khoăn điều gì đã làm họ tổn thương – và tại sao họ có thể sợ hãi quá vậy. Chúng ta thể hiện tình yêu khi chúng ta nhìn thấy một đứa trẻ nhỏ ngã lăn ra sàn nhà ở giữa lối đi trong siêu thị, hét lên chúng muốn “cái này” nhiều lần, và không chỉ tập trung vào việc bẻ lái cái xe đẩy bất tiện thế nào khi phải vòng qua chúng và âm thanh la hét của chúng inh tai và khiến người ta phát điên như thế nào, mà thay vào đó chúng ta cũng cảm thấy mình có thể hiểu sự tức giận của chúng bao nhiêu – và muốn nói với chúng rằng nỗi đau của chúng cũng có trong hình thái nỗi đau chung của chúng ta và rằng chúng ta cũng muốn được dựa lên ngực của một người lớn tốt bụng nào đó và lắng nghe “Ta biết, ta biết” cho tới khi nỗi đau nguôi dần.

Đó cũng là tình yêu, thứ đúng đắn và nghiêm túc nhất trong vũ trụ này, khi người bạn đời của chúng ta – một lúc nào đó – trở nên rất là phi lý, chẳng công bằng, nhỏ nhen và phát điên lên, nhưng mà chúng ta không chĩa lại vào họ toàn bộ cơn thịnh nộ chính đáng của mình, dầu cho chúng ta rất dễ như vậy, mà thay vào đó giữ lại một chút xíu và tự hỏi tại sao con người tỉnh táo và thú vị này trước đây lại có thể sa ngã thế này và hãy mở ra một ý nghĩ rằng có thể họ không chỉ đơn thuần là xấu xí và khủng khiếp như vậy mà có thể tối qua đã không ngủ ngon, và có thể đang hoảng sợ trước những gì tương lai có thể mang đến cho họ và có thể đang phải đấu tranh nội tâm với cảm giác khinh thường bản thân mà họ thấy khó có thể nắm bắt hay biết cách để làm chủ. Đó sẽ là tình yêu đến với họ vào đúng thời điểm khi chúng ta có quá nhiều lý do để đóng sầm cánh cửa trước mặt họ và mở rộng vòng tay của mình.

Tuy có nhiều bài hát tán dương hành động này, không có gì đặc biệt để yêu ai đó khi họ hành xử tốt đẹp, ai đó trông thật xinh đẹp và duyên dáng khi họ di chuyển trên khắp thế giới này. Điều thực sự kêu gào sự quan tâm của chúng ta là thứ tình yêu cho những điều bị cong vẹo và xấu xí, những thứ bị tổn thương và tự ghê tởm. Theo định nghĩa này, tình yêu là nỗ lực cần có để hình dung mình chính xác hơn trong cuộc sống của một người khác theo cách không dễ dàng cho chúng ta ngưỡng mộ hay thậm chí thích họ.

Đó là tình yêu khi một tiểu thuyết gia dành 300 trang để miêu tả chi tiết đời sống nội tâm của một tên tội phạm hung bạo – và cho phép chúng ta nhìn thấy đứa trẻ ngây thơ bên trong một kẻ trưởng thành tội lỗi đó. Trong truyền thống phương Tây, có một người đàn ông từ Nazareth người đã trao chúng ta những minh chứng đáng nhớ nhất về loại tình yêu này, người đã làm cho tình yêu trở nên quyến rũ để yêu một cách khác đi từ những người La Mã và Hy Lạp, để yêu ả điếm này, người tù nhân nọ và kẻ tội nhân kia, để thể hiện tình yêu đối với một người bất hạnh, một thảm họa và cả một kẻ thù. Để ngoại suy từ cách tiếp cận này, một cái app hẹn hò thực sự của Cơ đốc nhân sẽ không chỉ làm nổi bật lên những cái đẹp đẽ và hào nhoáng, nó sẽ không cho phép chúng ta quẹt đi bất kỳ ai hơi không ưa nhìn một tý chỉ trong một nốt nhạc mà thay vào đó sẽ tùy ý dừng chúng ta trước những hình ảnh vô cùng thử thách – những người phong cùi ác tính, những kẻ gây ra tội ác tày đình – và sẽ ra lệnh, trong ngữ điệu thần thánh với tất cả quyền lực “Hãy yêu thương! Đây là nơi thật tự nhiên và dễ dàng để cảm thấy ghét bỏ, nhiệm vụ của con là yêu thương…”

Đó là cách để đo đếm xem chúng ta đã quên mọi thứ cần làm với loại tình yêu này bao lâu rồi, chúng ta đã gắn chặt mình với kiểu tình-yêu-ngưỡng-mộ tới cỡ nào, rằng kiểu mệnh lệnh như thế này nghe thật là lập dị và mắc cười. Nhưng chúng ta có thể nói rằng không có gì quan trọng hơn tình yêu này, nó là thứ tình yêu có thể cứu giúp các quốc gia khỏi sự cố chấp, nó dừng lại chiến tranh, nó dừng lại sự lên án, nó xoa dịu đi cơn thịnh nộ, nó ngăn chặn những kẻ giết người – và nó cho phép nền văn minh tiếp tục. Tình yêu thương thực sự bao gồm một cách chính xác cả việc không cho người ta cái gì là nợ của họ, mà thay vào đó đưa cho họ cái họ cần để có thể tồn tại.

Quan trọng không kém, tinh thần yêu thương này đòi hỏi chúng ta biết rằng một ngày nào đó chính chúng ta có thể đứng ở vị trí này và cần kiểu tình yêu thương đầy dung thứ biết bao. Chúng ta không thể luôn luôn tin cậy vào mỗi thứ công lý của mình, luôn luôn có thể lên án những người khác dựa trên đạo đức không chút vấy bẩn và lòng tốt của mình. Lúc nào đó, chúng ta có thể phải cầu xin sự khoan dung. Chúng ta có thể không có chân để đứng. Chúng ta có thể đã hành xử ngu ngốc và theo lý có thể phải nhận một loại hình phạt kinh khủng nhất theo từ một vị thẩm phán người tuân thủ chặt chẽ các văn bản pháp luật.

Vào lúc này đây, chúng ta cần hi vọng sẽ có vài người ở quanh – những người vẫn nhớ tình yêu thực sự là gì, người sẽ thực hiện nỗ lực nghĩa hiệp là không trừng phạt ta những gì ta đáng phải nhận, người sẽ gợi lại rằng phải có một đứa bé đáng yêu và rõ ràng chẳng thể chê trách ở dưới hình hài của người lớn khủng khiếp và khó chịu mà chúng ta đã trở thành, một ai đó ta có thể vượt qua đám đông giễu cợt và cho chúng ta lời khuyên và sự trấn an, người biết rằng tất cả mọi người đều có quyền được yêu cầu sự tha thứ và có quyền tưởng tượng. Và có lẽ, bằng ví dụ này, tới lượt chúng ta sẽ trở thành những người biết cách yêu thương đúng đắn – và sau khi cơn khủng hoảng đặc biệt của chúng ta qua đi, chúng ta có thể nỗ lực để mở rộng tình yêu thương với chính những người thất bại và phạm phải tội lỗi – có thể theo những cách tương tự nhưng cũng khác biệt theo cách của chúng ta – để mà xã hội có thể thông qua sự tương hỗ phong phú này của trí tưởng tượng trở thành một nơi bớt đáng sợ và phiền nhiễu hơn cho tất cả mọi người, một nơi mà ở đó chúng ta sẽ biết cách đối xử với người người khác như những đứa trẻ nghịch ngợm có thể chuộc tội, thay vì những kẻ phạm trọng tội phải bị ghê tởm và lãng quên.

Dịch: Susan
Nguồn: The School of Life