Home Ngẫm Tự khúc cái chết

Tự khúc cái chết

(Tôi viết cho bố ngày bố qua đời)

Ngày lại ngày… ta thấy cái chết ở mọi ngóc ngách của cuộc sống… Một bản nhạc hay đi đến phần kết… Một tấn kịch hay đã khép hồi… Một vần thơ đi đến kiệt cùng cảm xúc… Cái đẹp của bông hoa bỗng úa tàn… Cái chết luôn hiện diện. Những kẻ không thể cảm nhận được sự bi thương trong từng khoảnh khắc của sự sống thì không thể hiểu được cái chết.

Người ta nói cái chết là để bắt đầu cho một sự tái sinh. Những người nói vậy không hiểu gì về cái chết. Chết là chết, tái sinh là tái sinh. Chết là con đường duy nhất đưa ta đến với hư vô. Một sự hư vô tưởng chừng như miên viễn. Tại đây, ta được một mình đối diện với chính mình, được tự do không ràng buộc, được trút khỏi linh hồn mọi sự ô trọc của cõi đời đã khoác lên ta. Hư vô là tột đỉnh hạnh phúc của sự chết.

Những kẻ còn sống khóc thương người đã khuất không phải vì tình thương mà vì sự níu kéo, vì sợ cảm giác trống trải, vì mơ hồ không thể tiếp nhận nổi nỗi cô đơn sung sướng của hư vô. Kẻ còn sống mông muội như những ngôi nhà trơ trọi khư khư bám lấy nền móng của mình, hiểu sao thấu sự bay bổng không giới hạn của gió, chịu sao nổi những trận mưa liên hồi của bi thương, và không thể bình an như vầng trăng ung dung dát bạc khắp bốn phương lồng lộng. Bởi thế, kẻ còn sống đôi khi chỉ là vật thể chết, mà người đã chết lại thổi bừng lên sức sống mãnh liệt. Sống chết bởi thế, chỉ là khái niệm.

Khi nghe một bản nhạc, đọc một bài thơ, xem một tấn kịch, ngắm vẻ đẹp của hoa… , kẻ hiểu về cái chết không yêu thích khoảng thời gian “còn sống” của chúng, mà yêu thích cái cảm giác những tạo tác tuyệt diệu ấy đã thay đổi ta, tái tạo ta thành một khối linh hồn hoàn mỹ hơn. Một người chúng ta yêu quý ra đi, ta có thể quên đi rất nhiều ký ức về họ nhưng ta lại say đắm với những gì của họ ở trong ta. Cái chết của một người yêu quý khiến ta yêu bản thân mình hơn, bởi ta nhận ra rằng sự hiện diện của ta là hiện thân cho sự tồn tại của ho trên thế giới điên đảo này. Bằng cách ấy, ta gần gũi với họ hơn bất cứ sự khóc thương nào khác. Và cũng bằng cách ấy, ta gắn kết với họ ở cõi hư vô mà không ràng buộc níu kéo họ.

Tại nơi chốn hư vô ấy, khi tất cả đều im bặt và tĩnh lặng, người đã khuất có thể nhìn lại vận mệnh của mình trong kiếp vừa trôi qua, hoặc xa xưa hơn thế. Nhưng nếu ta xâm phạm sự tĩnh lặng ấy bằng việc đưa linh hồn người đã khuất vào một “cõi” nào đó mà chúng ta tin rằng ở “cõi” ấy linh hồn sẽ được an ủi, thì ta đã sai lầm. Các “cõi” chỉ là những cái bẫy lừa bịp của loài ác quỷ giăng ra để bãy những linh hồn kém cỏi và sợ hãi. Tại các “cõi” này, linh hồn lại phải khoác lên mình những chiếc áo và lại bị đưa vào những nơi chốn đầu thai phù hợp với cái áo vừa khoác lên. Thế rồi người ta gọi đó là … “siêu thoát”.

Sự siêu thoát thật sự chỉ đến với những tinh thần hoàn toàn tự do, tự do khỏi chiếc áo, tự do khỏi ham muốn sự sống, tự do khỏi mọi định mệnh. Sự tái sinh chỉ diễn ra khi định mệnh được lựa chọn một cách tự do chứ không phải sự áp đặt. Đó là sự siêu thoát đích thực chứ không phải những cái bẫy nhân danh “siêu thoát”. Và bởi ta để người ta yêu quý tự lựa chọn cho bản thân con đường ở cõi chết, họ sẽ chọn định mệnh quay trở về bên ta. Bởi một phần của họ luôn hiện diện trong ta giống như âm vang cảm xúc của khúc nhạc, những thang bậc tình cảm của thi ca, những chiêm nghiệm sau một vở kịch, ấn tượng đẹp đẽ của bông hoa… đều đã hòa quyện cùng tinh thần ta.

Hà Thủy Nguyên

Tham tuyệt đối, Sân tuyệt đối, Si tuyệt đối

Phật giáo đề xướng diệt Tham, diệt Sân, diệt Si, để tự tính hiển lộ, để có được bát nhã, để giác ngộ. Với con mắt của kẻ vẫn vướng vào bụi trần thì đó cũng là một loại Tham – Sân – Si. Diệt tất thảy những điên rồ cuồng loạn, bẩn thỉu thấp hèn trong con người nhưng những huyễn tưởng sẽ vẫn bay lượn trong thế giới tâm trí. Diệt ngay cả sự diệt ấy cũng là một loại khó khăn, bởi

Ma thuật của ngôn từ

“Hôm nay, tôi nhốt mình cả ngày trong căn phòng kín.” Đó là một câu trần thuật không thể xác định được thời gian. Hôm nay là hôm nào? Cả ngày là bắt đầu từ bao giờ và kết thức từ bao giờ? Thậm chí, đến không gian cũng không thể xác định. Căn phòng kín đến mức độ nào? Một căn hộ 5m2 cũng có thể gọi là kín, một tòa biệt thự cũng là một cấu trúc đóng kín, một đô thị cũng

Sự sống và cái chết

Buổi sáng sớm lạnh ngắt và lang thang một mình ngoài đường… Càng ngày tôi càng chìm vào sự trống rỗng miên man. Đôi khi tôi cố an ủi mình rằng có lẽ tôi đang được chuẩn bị cho một cuộc hành trình vĩ đại để rời bỏ nơi này. Nhưng tôi đã đợi rất lâu từ nhiều kiếp xa xôi để có ngày ấy để rồi rơi dần, rơi dần trong vô vọng. Nhiều người đã cố gắng chỉ cho tôi con đường giải

CHỈ DẪN CHO BẠN TỚI ĐỊA NGỤC

Theo thống kê của tôi, trong 31 cõi giới của Vũ trụ quan Phật giáo cũ, 25 cõi là cõi thần linh, thường được cho là đủ điều kiện để được gọi là “thiên đường”. Trong những cõi giới còn lại, thường thì, chỉ có một cái được nhắc đến là “địa ngục”, hay còn gọi là Niraya trong tiếng Pali (tiếng Ấn Độ cổ) hoặc Naraka trong Phạn ngữ. Naraka là một trong sáu cõi giới của Dục giới. Hiểu một cách ngắn gọn,

KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO THẤY NIỀM TIN CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SỐNG

“Khoảnh khắc bạn nghi ngờ mình có thể bay, bạn đã mất đi khả năng thực hiện nó” (“Peter Pan” – J.M Barrie) Trong cuốn tiểu thuyết cho thiếu nhi nổi tiếng “Peter Pan”, J.M Barrie đã đề cập đến sức mạnh của niềm tin khi những đứa trẻ sống trong xã hội công nghiệp tin tưởng vào thế giới kỳ diệu. Niềm tin ấy mang lại cho chúng niềm vui, có thể khiến chúng bay bổng trong không gian. Thông điệp của cuốn sách