Ole Peters, một nhà vật lý lý thuyết tại Anh, đưa ra giải pháp của mình. Nếu tất cả chúng đều được thực hiện thì lịch sử tư tưởng kinh tế suốt 300 năm qua sẽ bị lật lại.
Đề xuất này nghe có vẻ rất lập dị: Mọi điều ta biết về kinh tế học hiện đại đều sai.
Và người tuyên bố có thể chứng minh điều đó lại chẳng có bằng cấp nào về kinh tế cả.
Nhưng Ole Peter không phải tay mơ. Ông là một nhà vật lý được đào tạo bài bản, lý thuyết của ông phác thảo một nghiên cứu được thực hiện với sự cộng tác chặt chẽ cùng người đoạt giải Nobel quá cố, Gell-Mann, cha đẻ của hạt quark. Ông cũng vượt qua hai nhà tư tưởng khác trên lĩnh vực tài chính thế giới – Nassim Nicholas Taleb và Michael Mauboussin – chưa kể đến làn sóng người ủng hộ nhiệt thành trên Twitter.
Ông thường xuyên phàn nàn rằng mô hình kinh tế khoác lên mình cái gọi là “tính ergodic”. Nghĩa là, giá trị trung bình tất cả kết quả có thể xảy ra của một tình huống nhất định cho biết cách một người có thể trải qua nó. Nhưng thường điều đó không hẳn như vậy, Peters cho rằng các dự báo của lĩnh vực này rất thiếu thực tế. Trong nhiều trường hợp, giải pháp của ông là mượn toán phổ thông được áp dụng trong nhiệt động lực học để lập mô hình cho các kết quả sử dụng phép trung bình cộng chính xác.
Nếu Peters đúng – và khả năng đó rất cao – thì hậu quả sẽ không phải là phóng đại. Nói một cách đơn giản, – “việc sửa chữa” của ông sẽ lật lại tư tưởng kinh tế suốt ba thế kỷ qua – và tái định hình hiểu biết của chúng ta về lĩnh vực này cũng như mọi tác động của nó, từ rủi ro quản lý đến sự không đồng đều doanh thu, đến cách các ngân hàng trung ương điều chỉnh lãi suất và thậm chí cả việc sử dụng kinh tế học hành vi để chống lại Covid-19 nữa.
“Vấn đề là phần lớn kinh tế học chính thống đã đi chệch đường ray”, Peters, chủ nhiệm chương trình kinh tế học của Phòng nghiên cứu Toán học London, viết trong một email rằng “Chúng ta có thể truy ngược những nguyên nhân gây ra chuyện này ở thế kỷ 17, điều này rất quan trọng, trước nhất, để dõng dạc tuyên bố rằng điều gì đó đang đi lệch khỏi quỹ đạo của nó, và rằng bất kỳ tuyên bố về kinh tế học nào cũng phải được đánh giá cẩn trọng vì chúng có thể dựa trên những lập luận sai lầm”.
Peters không phải là người đầu tiên đóng vai kẻ ngoài cuộc dũng cảm đến giải cứu kinh tế học khỏi chính nó. Thậm chí còn có một câu đùa được các nhà kinh tế học truyền tai rằng cứ vài năm, một nhà vật lý học lại nhảy vào lĩnh vực này, đứng trên quan điểm toán học và tuyên bố rằng chẳng có gì hợp lý cả (và sau đó cố gắng một cách hão huyền để sửa chữa lại nó). Ông cho rằng ý tưởng của mình không đi quá xa so với các nhà kinh tế học thực sự. Nhiều người thậm chí đã từ chối ngay hay bỏ qua chúng như một sự hiểu lầm cố ý các thực tế (Tôi sẽ thảo luận về điều này sau).
Nhưng dầu cho những nhà kinh tế học cổ hủ có nghĩ gì đi nữa, ông cũng đã phát triển được một cộng đồng người theo dõi online lớn và trung thành kể từ khi bài viết “Vấn đề ergodic trong Kinh tế học” được công bố cuối năm ngoái. Tháng sau, viện của ông sẽ tổ chức một hội nghị chính thức về tất cả mọi khía cạnh liên quan đến công trình của Peters, từ những người diễn giải đến các tác động đối với những lĩnh vực đa dạng như tài chính và y tế. Hội nghị thu hút hơn 500 người tham dự từ khắp nơi trên thế giới, trong đó thậm chí còn có một số nhà kinh tế học.
Peters nhắm đến lý thuyết thỏa dụng kỳ vọng (expected utility theory), nền tảng cho kinh tế hiện đại. Lý thuyết này giải thích rằng khi đưa ra quyết định, chúng ta tiến hành một phân tích chi phí-lợi ích và cố gắng lựa chọn giải pháp tối ưu hóa sự giàu có của mình.
Peters nói rằng vấn đề là mô hình này không dự đoán được cách con người thực sự hành xử ra sao bởi toán học ắt có sai sót. Thỏa dụng kỳ vọng được tính toán bằng cách lấy trung bình tất cả khả năng xảy ra với một sự kiện nhất định. Điều này bỏ sót cách một nhân tố bên ngoài có thể làm lệch lạc các suy nghĩ. Hay nói theo cách khác, những gì bạn có thể mong đợi vào số trung bình này không quá giống với điều mà hầu hết mọi người trải qua.
Peters dùng trò tung đồng xu để minh họa cho quan điểm của mình.
Bắt đầu với 100 đô-la, tài khoản ngân hàng của bạn tăng thêm 50% mỗi lần bạn tung được mặt ngửa. Nhưng nếu tung phải mặt sấp, bạn mất 40% tổng số tiền. Cũng bởi khả năng tung mặt sấp và mặt ngửa là ngang nhau, nên theo lẽ thường bạn sẽ thắng nếu chơi đủ số lượt bởi khả năng lãi cao hơn khả năng lỗ rất nhiều. Trong ngôn ngữ kinh tế học, thỏa dụng kỳ vọng (expected utility) lớn hơn không, vì vậy người ta có thể cho rằng chẳng cần phải đắn đo gì khi tham gia trò đánh cược này.
Nhưng trong thực tế, con người thường xuyên từ chối đánh cược. Những nghịch lý như thế thường xuyên được sử dụng để đánh dấu những sự phi lý trí và thiên kiến khi con người ra quyết định. Nhưng với Peters, điều này đơn giản vì mọi người đều hiểu đó là một phi vụ tồi.
Tung một đồng xu?
Thậm chí với các khoản thanh toán tăng lên cho mỗi lần thắng, và xác suất lật được mặt ngửa là 50-50, trò chơi sẽ nghiêng về phía thua cuộc.
Lý do nằm ở đây. Giả dụ trong một cuộc chơi tương tự, mặt ngửa chiếm ½ tổng số lượt chơi. Thay vì nhiều lên, tài khoản của bạn sẽ giảm xuống còn 59 đô-la sau 10 lần lật. Không quan trọng bạn lật trúng 5 mặt ngửa trong 5 lần đầu, 5 mặt cuối hay bất kỳ thứ tự lộn xộn xen kẽ nào.
Kết quả “khả thi nhất” của đề xuất 50-50 này sẽ vẫn khiến bạn còn chưa đến 41 đô la trong túi.
Ban đầu có 100 đô-la, kết thúc với 59 đô-la
Trong trò chơi tung đồng xu của Peters, kết quả chung cuộc luôn giống nhau, bất kể bạn lật được mặt úp hay mặt ngửa.
Bây giờ, giả dụ có một vạn người, mỗi người chơi 100 lần mà không cần phải kèm theo giả định tất cả đều tung được mặt ngửa chính xác 50% số lượt chơi (Điều này nhại lại những gì xảy ra trên thực tế, nơi các kết quả thường rất bất cân xứng do bị bàn tay hữu hình chi phối).
Trong trường hợp này, một con bạc may mắn sẽ thu về đến 117 triệu đô-la và chiếm đến hơn 70% tổng tài sản của bàn cờ, theo như một mô phỏng tự nhiên được thực hiện bởi Jason Collins, cựu chủ nhiệm bộ môn kinh tế học hành vi của PwC tại Úc, một người có rất nhiều bài viết sâu sắc về nghiên cứu của Peters. Khoản thanh toán mong đợi trung bình, được một chút may mắn bồi thêm, cũng sẽ lên đến 16 ngàn đô-la.
Nhưng điều đáng nói là hơn một nửa số người chơi rốt cuộc lại chỉ kiếm được chưa đến 1 đô-la.
“Với hầu hết mọi người, chuỗi cá cược thực là thảm họa”, Collins viết, “Nó chỉ có vẻ hay ho ở mức trung bình nhờ vào may mắn cực độ” của số ít người chơi.
Trong khi Peters mượn hàng tá công cụ toán cao cấp để chứng minh trường hợp của mình, thì thí nghiệm do một nhóm các nhà khoa học thần kinh ở Copenhagen cũng đưa lý thuyết của ông vào đánh giá. Ở phòng thí nghiệm, người ta thay đổi ý định sẵn lòng đánh liều khi các hoàn cảnh thay đổi, trong trường hợp phương trình của ông đã được liệu trước, thậm chí khi một lý thuyết kinh tế kinh điển chỉ ra rằng làm như vậy sẽ cực kỳ bất hợp lý.
“Có cảm giác rằng kinh tế học mang tính ergodic không hề đúng bởi nó quá giản đơn”, Oliver Hulme, một trong những người thiết kế thí nghiệm nói. Thế nhưng, nó đã “tạo ra một dự đoán rất táo bạo và sai lầm”, ông nói.
Peters khẳng định rằng phương pháp của mình sẽ giải phóng kinh tế học khỏi các quan điểm về những giá trị mong đợi với các vũ trụ song song không hề tồn tại và chú trọng vào cách con người đưa ra quyết định trong vũ trụ này. Lý thuyết của ông cũng loại bỏ việc sử dụng những thủ thuật “ngụy biện” được các nhà kinh tế học dùng để giải thích cho mâu thuẫn giữa các mô hình trên lý thuyết với thực tế.
Và cũng theo Peters, một trong những “ngụy biện” trên chỉ xảy ra với toàn bộ lĩnh vực kinh tế học hành vi vốn được hoan nghênh rộng rãi – chứ không phải chỉ được nhắc đến ở một vài giải Nobel – trong suốt nhiều thập niên qua để giải thích toàn bộ các cách thay đổi nhận thức ở những người không hành động theo lý trí. Thay vào đó, ông nói rằng lĩnh vực này hẳn phải được lý giải rõ ràng hơn như một dấu hiệu của sự thiếu thận trọng tương xứng trong kinh tế học.
Chẳng có gì ngạc nhiên khi các nhà kinh tế học hoàn toàn không chấp nhận quan điểm của Peters. Nhiều tạp chí kinh tế học đã từ chối bài viết này đơn giản vì nó sẽ không được độc giả của họ quan tâm.
Benjamin Golub, một giáo sư kinh tế tại Đại học Harvard, lại ít khoan dung hơn. Ông quở trách Peters chẳng hiểu biết gì về lý thuyết kinh tế sau mỗi lần ra quyết định và nói rằng công trình của Peters rốt cuộc chỉ nhỉnh hơn giá trị một cuộc tranh cãi với người rơm để giải quyết một chuỗi vấn đề hạn hẹp vốn đã có những cách giải quyết mà ai cũng biết.
“Luận thuyết của “Peters” là sự khám phá một giả thuyết ẩn về lý thuyết kinh tế có thể phá hoại giá trị của nó, nhưng nó không hề tồn tại”, ông viết trong một email. Thậm chí nếu Peters không “bối rối” với nội dung này, Golub cũng nói rằng “ông ta vẫn không hiểu vấn đề còn để ngỏ lại là gì. Đó là phần lý do tại sao chẳng có chuyên gia nào xem trọng ông ta”.
Tuy nhiên, lý thuyết của Peters đã giành được nhiều ái mộ từ những những nhân vật sừng sỏ ngoài lĩnh vực kinh tế. Taleb, biệt danh là “Thiên nga đen”, đã ủng hộ công trình của Peters trên Twitter và trên các bài viết khoa học của mình, và gọi phát hiện này là “đúng 100%”.
Mauboussin, cựu lãnh đạo chiến lược tài chính toàn cầu của Credit Suisse; Rick Bookstaber, một cựu quản lý táo bạo tạo của Bridgwater, người hỗ trợ cho việc phác thảo nên Quy định Volcker trong lúc đang làm việc tại SEC và Bộ Ngân khố Hoa kỳ; và Emanuel Derman, người tiên phong của đầu tư định lượng, cũng đã ủng hộ nghiên cứu của Peters về kinh tế học ergodic.
Bài viết của ông cuối cùng cũng được đăng trên tạp chí Nature Physics uy tín, bài viết nhanh chóng trở nên nổi tiếng (Bởi vì giá trị của nó, công trình này thậm chí đã truyền cảm hứng cho một bộ phim kinh dị nói tiếng Đức có tựa đề Gier, kể về một người bị sát hại bởi ý tưởng kinh tế học đầy kích động).
“Ý niệm thỏa dụng có lẽ vẫn hiện hữu, nhưng không phải theo cách các nhà tâm lý học và kinh tế học tạo nên, kết quả thật quái dị biết bao”, Taleb nói.
Lê Minh Tân dịch