Home Chưa phân loại LỊCH SỬ NHẠC JAZZ (PHẦN 1): TỪ BLUES ĐẾN SWING VÀ THỜI KÌ BIG BAND

LỊCH SỬ NHẠC JAZZ (PHẦN 1): TỪ BLUES ĐẾN SWING VÀ THỜI KÌ BIG BAND

Book Hunter

08/08/2019

Là một thể loại kén người nghe, jazz gắn liền với sự tinh tế và phức tạp. Nhịp điệu lắt léo của jazz vốn khó nắm bắt với cả những tay chơi nhạc kì cựu. Bài viết hi vọng đem đến cho bạn một cái nhìn sơ lược về thể loại âm nhạc có ảnh hưởng nhất thế kỉ 20.

Giới thiệu nhạc Jazz

Jazz là thể loại nhạc Mỹ đầu tiên có tầm ảnh hướng thế giới. Nhiều học giả nhất trí rằng những ảnh hưởng thời kì đầu của Jazz đến từ giai đoạn sau cuộc Nội chiến Hoa Kỳ và thời kì giải phóng, lúc mà những nô lệ cũ giờ đã được trả tự do để dịch chuyển, truyền bá di sản văn hóa châu Phi. Họ kiếm sống bằng cách biểu diễn tại các khách sạn, nhà hàng, câu lạc bộ, sàn nhảy và nhà thổ.

Jazz là sự kết hợp của:

– Nhạc tế thần và bài ca lao động của những nô lệ trên đồng ruộng

– Nhịp phách lỡ (syncopation) của ragtime

– Những đoàn diễu binh và tiếng kèn brass

– Chất nhạc thê thảm, sầu bi của nhạc blues

Bộ ba: Fiddle, Banjo và Trống là những nhạc cụ cơ bản của Jazz. Đến những năm 1890, danh sách này bao gồm thêm Upright bass hoặc Cello, và kèn Cornet. Đến những năm đầu thế kỉ 20, đàn Fiddle biến mất, thay vào đó là kèn Trombone và Clarinet, đôi lúc đi với kèn Tuba “Brass bass”. Điều này được lí giải do các nhạc cụ cũ được bán rộng rãi ở các tiệm cầm đồ thời kì hậu Nội chiến.

Tương tự cây vĩ cầm. Nghệ sĩ chơi nhạc cổ điển phương Tây dùng Fiddle như một cách gọi gắn liền với violin, “người bạn thân” của fiddle. Tuy nhiên ở Mĩ, thường Fiddle có nghĩa là violin được sử dụng trong nhạc truyền thống Ireland-Scotland-Pháp và hậu duệ của nhạc Mỹ như Appalachian, bluegrass, Cajun, etc.

Jazz ra đời khoảng năm 1895 ở New Orleans. Jazz bao gồm Rag time, âm nhạc của band diễu binh (brass marching bands), và blues. Jazz khác biệt ở phong cách ứng tấu của nhiều nhạc cụ cùng lúc. Jazz thoát ra khỏi truyền thống âm nhạc phương Tây, khi mà các nghệ sĩ đọc sheet và cố gắng tái tạo lại chính xác từng nốt nhạc. Ca khúc jazz thường mang tính chất tham khảo, để nghệ sĩ tự ứng tấu. Nhiều người không thể đọc được nốt nhạc nhưng vẫn có thể làm đám đông điên đảo với những giai điệu ngẫu hứng, niềm hân hoan mà họ đem lại.

Một bài nhạc rất kinh điển của brass band là “When the saints go marching in”.  Ở New Orleans, các đoàn diễu binh lớn thường xuất phát vào dịp đám tang hoặc lễ hội Mardi Gras.

Sơ lược các giai đoạn của nhạc Jazz

Jazz history

Nhạc Blues (cuối thế kỉ 19 tới nay)    

Blues Source: fistfuloftalent .com
Blues
Source: fistfuloftalent .com

Xuất phát từ thế kỉ 19 tại miền Nam, từ bài hát của những người nô lệ và sau đó là những người lĩnh canh khi họ lao động dưới ánh mặt trời gay gắt hoặc ca hát nhảy múa trong những buổi lễ cầu thần. Khi những người Mĩ-Phi học chơi nhạc cụ châu Âu, guitar trở nên phổ biến để cất lên tiếng lòng của họ và kéo theo đó là sự phát triển của phong cách blues. Vòng hợp âm của blues là vòng 12 ô nhịp, cùng với nốt Blue. Nốt blue là nốt được hát hoặc chơi ở cao độ thấp hơn thang âm trưởng, đem lại cho nốt nhạc cảm giác thống khổ, sầu đời.

Trong khi blues phát triển song song với nhạc jazz vào cuối thế kỉ 19, đầu 20, nghệ sĩ nhạc jazz mang rất nhiều hơi hướm nhạc blues vào trong jazz, nhất là vòng hợp âm kéo dài 12 ô nhịp. Khi jazz trở nên quá trừu tượng, các nghệ sĩ mượn đến nhạc blues.

Nghệ sĩ tiêu biểu:

– W.C Handy: Được xem như cha đẻ của nhạc Blues, là người thúc đầu mainstreaming nhạc blue

– Huddie “Lead Belly” Leadbetter: Sáng tác hàng tá nhạc blues bất hủ được cover. Người ta truyền tụng rằng ông đã bị bắn vào bụng bởi một cây sung ngắn và may mắn sống sót, từ đó có nickname là “Lead Belly”.

– Bessie Smith: Ca sĩ có phong cách đã để lại dấu ấn sâu đậm cho thế hệ jazz vocalist về sau.

Tác phẩm nổi bật:

– “Where Did You Sleep Last Night” bởi Lead Belly

– “St. Louis Blues” do Bessie Smith hát

Ragtime (1895—1918)

Ragtime
Ragtime

Khởi nguồn từ pianists da đen chơi nhạc trong các hộp đêm và dance club, đây là một thể loại nhạc dành cho piano phát. Điểm nổi bật của ragtime là nhịp chỏi (syncope), nhấn ở phách 2 và/hoặc phách 4.

Nghệ sĩ tiêu biểu:

– Scott Joplin, ông hoàng nhạc Ragtime

Tác phẩm nổi bật:

– “Maple Leaf Rag”

– “The Entertainer”

New Orleans Jazz (Dixieland Jazz) (1900-1920)

new orleans jazz

New Orleans jazz khởi nguồn từ các ban nhạc diễu hành ở New Orleans. Nhạc cụ chủ lực của thế loại này là đàn cornet. Ban nhạc kết hợp giữa điệu ragtime (lúc này đã là một trào lưu) với kĩ thuật đẩy dây của nhạc blues.

Đàn cornet

Đàn cornet

Ban nhạc New Orleans jazz thường ít người, bao gồm dàn trước có đàn cornet/trumpet, clarinet, trombone, và dàn nhạc đệm bao gồm ít nhất 2 trong các nhạc cụ sau: banjo, bass dây, trống hoặc piano. Ứng tấu mang tính tập thể, có thể nghe rõ khi một nhạc cụ chủ đạo solo một câu ngẫu hứng, được các nhạc cụ khác “góp thêm” vào. Lúc này nghệ sĩ solo jazz chưa có cơ hội “nổi lên” ở vị trí trung tâm.

New Orleans Jazz thịnh hành là nhờ vào sự xuất hiện của máy hát đĩa than. Nhiều nghệ sĩ New Orleans Jazz rời new Orleans để mở shop bán máy hát đĩa ở Chicago và New York vào thời kì di cư ồ ạt.

Một địa danh gắn liền với giai đoạn này là Khu phố đèn đỏ nổi tiếng Storyville . Pianist Jelly Roll Morton là một trong những tượng đài nhạc jazz, khởi nghiệp bằng việc chơi nhạc ở các quán rượu và nhà thổ ở Storyville.

Nghệ sĩ tiêu biểu:

– Byddy Bolden là người phát minh ra điệu nhạc Big Four, dựa trên nhịp nhạc hành quân. Ông đã đặt nền móng cho jazz hiện tại và tạo không gian cho ngẫu hứng cá nhân trong nhạc jazz.

Source: Wikipedia
Source: Wikipedia

Mô phỏng điệu Big Four chơi trên dàn trống:

– Joe “King” Oliver: trưởng ban nhạc, chơi cornet; đi tiên phong kĩ thuật mutes (tắt tiếng) – ông đặt nón trước kèn trumpet để bịt âm thanh; là người dẫn dắt và thầy giáo dạy Louis Amstrong.

– Jellly Roll Morton: Xuất thân sáng tác nhạc ragtime, ông là nhà soạn nhạc jazz đầu tiên. Ông đã nới lỏng nhịp lỡ ở ragtime để biến thể thành điệu “swing” trong nhạc jazz.

– Dixiland Jazz Band: Band gồm toàn nghệ sĩ da trắng, là band nhạc đầu tiên thu âm jazz, giúp quảng bá jazz trong cộng đồng người Mĩ da trắng.

Tác phẩm nổi bật:

– “Dipper Mouth Blues” bởi Joe “King” Oliver featuring Louis Armstrong

– “King Porter Stomp” bởi Jelly Roll Morton

– “Wolverine Blues” bởi Jelly Roll Morton

Swing và thời kì Big Band (1930-1945)

Cho tới những năm 30, nhạc jazz được hưởng ứng chủ yếu bởi một bộ phận văn hóa riêng biệt của Mĩ. Mối liên hệ mật thiết giữa nhạc jazz với cuộc sống nhọc nhằn và văn hóa Mĩ – Phi khiến nó trở nên khó “tiêu hóa” đổi với đa phần người Mĩ da trắng. Thời kì Big Band đã làm thay đổi điều này. Thời kì Đại Suy Thoái đã khiến cho nhiều band nhạc jazz mất việc, các nghệ sĩ nhạc jazz đầy rẫy và trở nên rẻ bèo. Vì thế, một vài đầu tàu của nhóm nhạc jazz đã gầy dựng nên những dàn nhạc lớn.

Nhạc jazz lúc này không còn nhiều nhịp lỡ nữa, mà chuyển sang thể loại thoải mái, mượt mà hơn, còn gọi là Swing. Swing có gốc là nhạc dance, nhiều phong cách dance được tạo cảm hứng bởi nhạc Swing như Lindy Hop và Jitterbug. Ngoài jazz, Big Bands còn chơi nhạc theo chuẩn Mĩ, đem tới cho họ chất jazz trong quá trình biểu diễn.

Sau thế chiến thứ hai, khi kinh tế tăng trưởng trở lại, duy trì những dàn nhạc lớn trở nên đắt đỏ, và Big Bands cùng với nhạc Swing cũng suy thoái từ đó.

Nghệ sĩ tiêu biểu:

– Fletcher Henderson: Có công tạo ra công thức của nhạc Swing, lập nên một trong những band nhạc Big Bands đầu tiên. Cùng với Duke Ellington, ông được xem là một trong những nhà soạn nhạc jazz vĩ đại nhất mọi thời đại.

– Benny Goodman: Ông hoàng nhạc Swing, một trong những nghệ sĩ kèn clarinet vĩ đại nhất mọi thời đại, là nghệ sĩ nhạc jazz đầu tiên chơi ở Carnegie Hall. Là người da trắng, Goodman góp phần phổ biến nhạc jazz cho người Mĩ da trắng. Ông là một trong những trưởng band nhạc đầu tiên dẫn dắt một dàn nhạc “hoành tráng”.

– Count Basie: nghệ sĩ piano và trưởng ban nhạc, có phong cách chơi nhạc từ tốn hơn Ellington

– Duke Ellington: Vẫn tiếp tục là một giọng ca đầy sức ảnh hưởng trong thời kì Big Band.

– Cab Calloway: Trưởng band nhạc và ca sĩ, thường mặc zoot suit (loại đồ vest nam chiết eo cao, ống quần rộng, cổ tay áo bó, quần ống túm đi với áo khoác vạt dài và độn vai rộng) nổi tiếng với hình thức Jive talk và “hep hep, hi di hi di hos”. Cab Calloway và dàn nhạc của ông là một trong những big bands nổi tiếng nhất ở thời kì Swing.

zoot suit - museum dot state dot il dot us

Tác phẩm nổi bật:

– “One O’Clock Jump” bởi Count Basie

– “It Don’t Mean a Thing” bởi Duke Ellington

– “Sing Sing Sing” bởi Benny Goodman

– “Minnie the Moocher” bởi Cab Calloway (nếu thích hài hước một chút, xem qua: “Reefer Man”)

 ———–

Vũ Ngọc Linh Phương

Nguồn: https://phuongvu.me

Tham khảo:
– https://www.scaruffi.com/history/jazz1.html – Sách “A history of jazz music” của Piero Scaruffi

– https://www.artofmanliness.com/2014/02/27/jazz-appreciation-for-beginners/

– https://atj.8k.com/atjh1.html

– https://www.allthingsstrings.com/How-To/Get-Started-with-Strings/Learn-the-Difference-Between-Violin-and-Fiddle

Giải mã biểu tượng trong “Nhà giả kim” của Paulo Coelho (1) – Giới thiệu chung

"Hãy bảo nó rằng sợ phải đau khổ còn đau đớn hơn là chính sự đau khổ, và chưa từng có trái tim nào phải chịu đau khổ khi tìm cách thực hiện giấc mơ của mình..." -- Paulo Coelho   1. Về cuốn sách Nhà giả kim và tác giả Paulo CoelhoPaulo Coelho là một tiểu thuyết gia Mĩ Latinh. Ông được biết đến với tư cách là tác giả của Nhà giả kim, 11 phút, Veronika quyết chết, Quỷ dữ và nàng Prym,

Thư Sinh

29/07/2019

“Căn tính và bạo lực – Huyễn tưởng về số mệnh” – Vài điều suy nghĩ

“Hầu hết người ta là kẻ khác” « Tư tưởng của họ là quan niệm của kẻ khác, cuộc sống của họ là sự bắt chước, đam mê của họ là sự trích dẫn lại từ kẻ khác » Oscar Wilde Đó là những câu Amartya Sen sử dụng để mở đầu cuốn sách « Căn tính và bạo lực – Huyễn tưởng về số mệnh ». Điều này có nghĩa là cá nhân của mỗi chúng ta đều bị định nghĩa bởi người khác, bị một số mệnh

Hoạt động phản đối chiến tranh Việt Nam của người dân Mỹ (phần 2): Diễn biến phong trào

Diễn biến hoạt động xã hội chống chiến tranh Việt Nam của người dân Mỹ Tổ chức theo New Left thành lập và phát triển trước giai đoạn phản chiến (Tham khảo lịch sử chính trị Hoa Kỳ qua cuốn sách được xuất bản trong năm 2020 Nước Mỹ chuyện chưa kể tại đây) Trước 1964, hoạt động phản đối chiến tranh Việt Nam diễn ra nhỏ lẻ, với sự tham gia của các tổ chức có mục tiêu hòa bình như War Resisters League (WRL), Committee

Sự biến chuyển mô hình Thượng Đế: từ thần tính đến thần thoại, duy lý và tinh thần tự do tuyệt đối

Nhân đọc "Lịch sử Thượng Đế - Hành trình 4000 năm Do Thái giáo, Kito giáo, Hồi giáo" của Karen Amstrong “Con người là con vật tinh thần” – Karen Amstrong Nhận định này không hề tương phản với nhận định của Aristotle trong “Chính trị luận”  rằng “Con người là sinh vật mang tính chính trị”; mà thể hiện một khía cạnh khác của con người: đời sống tinh thần – thứ bản nguyên sơ khai nơi con người. Trong cuốn sách “Lịch sử

LẠC THÚ – ĐÁNH THỨC PHẨM CHẤT TÂM HỒN – BÀI 1: NHỤC DỤC

Các trường phái tu hành đều khước từ lạc thú, các chính trị gia đều sợ lạc thú, và quỷ dữ lợi dụng lạc thú. Tất cả những kẻ đó đều không biết thế nào là lạc thú, chúng đều là những cỗ máy. Cỗ máy không biết đến lạc thú và đã ngăn cản lạc thú, bởi lạc thú đánh thức ý thức của linh hồn, phá tan mọi kế hoạch đưa thế giới trở thành thiên đường hoàn hảo. Mọi bước tiến triển của