Home Chưa phân loại Claude Monet & trường phái Ấn tượng

Claude Monet & trường phái Ấn tượng

Book Hunter

22/05/2014
1. Tôi bắt đầu tìm hiểu hội họa khá muộn (nhưng cũng chỉ như một người nghiệp dư), có lẽ chỉ khoảng từ 03-04 năm về trước, khi bắt đầu lang thang ở các bảo tàng (vì chúng nổi tiếng nên cứ đến thử xem).
Những bức tranh thuộc trường phái Ấn tượng (Impressionism)* là những tác phẩm hội họa đầu tiên mà tôi cảm thấy gần gũi.  Đa phần tranh vẽ phong cảnh, tĩnh vật, hay những người bình thường- những thứ dễ nhận biết. Tranh trước Ấn tượng hay vẽ các chủ đề lấy từ thần thoại, tôn giáo, lịch sử mà tôi không biết, còn tranh trừu tượng và siêu thực sau Ấn tượng thì tôi cũng không rõ là các họa sỹ định vẽ gì. Hơn thế nữa, cách vẽ Ấn tượng thể hiện hết trên bề mặt tranh. Những nét cọ thấy rõ khi nhìn gần lưu lại cách họa sỹ quệt, lượn, xoáy, hoặc chấm nó. Khi người xem lùi xa hơn một chút, hiệu quả để lại là những ấn tượng thị giác chung về cảnh vật với màu sắc, ánh sáng và chuyển động. Tranh vẽ theo lối Ấn tượng  đem đến cho người xem một không gian cảm nhận thú vị được xác định bởi sự đối lập giữa nhìn gần và nhìn xa, giữa gồ ghề và phẳng, giữa  cái thô ráp của nét cọ và sự nhẹ nhàng lung linh của ánh sáng.
2.

Tàu Trong tuyết  (Train in the Snow), 1875

Ga Xe Lửa Saint Lazare ở Paris (Saint Lazare Train Station, Paris), 1877

Mặt Tiền Nhà Thờ Rouen Lúc Hoàng Hôn (Rouen Cathedral, Façade (sunset)), 1892–1894

Cầu Charing Cross (Charing Cross Bridge), 1899

Kênh Lớn ở Venice (The Grand Canal, Venice), 1908

Liễu Rủ (Weeping Willow), 1918-1919
Monet được coi là “chủ soái” của các họa sỹ Ấn tượng ở Pháp. Tôi có thể nhận ra tranh của Monet khi không nhìn tên tác giả với xác suất đúng tương đối. Monet đã đẩy cách vẽ Ấn tượng theo một lối đi khiến cho chủ đề tranh của ông không hẳn chỉ là những thứ được gọi ra trong tên tác phẩm, đoàn tàu nhả khói, những tòa nhà bên mặt nước, cỏ cây và hoa lá. Sự quan tâm của Monet đến chuyển động của không khí và ánh sáng khiến cho chính những thứ ấy cũng trở thành chủ đề của tranh. Tranh của ông có hai đối tượng nghiên cứu- một tĩnh hơn, một động hơn- có quan hệ tương tác và bình đẳng với nhau. Tranh của Degas thì lại khác một chút. Họa sỹ hay vẽ các vũ nữ, nhưng không phải vì mê con người mà vì thích thú với các chuyện động (nghệ sỹ từng nói như vậy, theo các giai thoại). Chuyển động trong tranh của Degas là thứ chuyện động con người tạo ra trong một không gian cũng của con người tạo ra, thế nên nó không đem lại cảm giác về một sự phân tách thành hai thứ chủ thể đang tương tác với nhau.
Sự nghiên cứu chuyên sâu các ấn tượng thị giác về cảnh vật trong những điều kiện ánh sáng và thời tiết khác nhau được thể hiện rõ ở những tranh vẽ theo chuỗi của Monet (serial imagery) ở giai đoạn về sau. Monet không còn chỉ vẽ giữa thiên nhiên và chỉ dựa vào sự ngẫu hứng. Các bức tranh trong cùng một chuỗi có thể được vẽ ở trong xưởng và được sửa đi sửa lại nhiều lần.  Tiêu biểu có lẽ là chùm tranh nhà thờ Rouen (Rouen Cathedrals). Mặt chính của nhà thờ chiếm toàn bộ diện tích những bức tranh lại là cái nền để họa sỹ nghiên cứu những hiệu ứng thị giác của ánh sáng và thời tiết.  Tính rắn chắc của một kiến trúc tôn giáo đồ sộ đã phải nhường chỗ cho những mối quan tâm của nghệ sỹ. Monet đã vẽ cái nhà thờ này trên 30 lần, và trưng bày 20 bức trong một triển lãm vào năm 1885.
3. Ban đầu tôi cũng chỉ biết là có những bức tranh như thế, của cùng một họa sỹ nào đó, chứ không nhớ tên tác giả. Tôi chỉ thực sự nhớ tên tác giả sau khi xem bộ phim “The Impressionists” của BBC. Bộ phim kể về cuộc đời của Monet, mối quan hệ giữa những họa sỹ gắn với trường phái Ấn tượng ở Pháp, và bối cảnh ra đời các tác phẩm nổi tiếng của nhóm họa sỹ này (có thể xem phim trên You Tube, tại đây). Xem xong phim tôi thấy “hít hà”: Sao một nhóm người tài năng và đam mê lại gặp được nhau như thế? Người ta có thể giải thích sự ra đời và phát triển của trường phái Ấn tượng dựa trên những tiến bộ khoa học và công nghệ của thời kỳ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX (ví như máy ảnh và nhiếp ảnh), nhưng có một nhóm nghệ sỹ như vậy cũng là một thứ cơ duyên.
4. Dù tôi đã xem phim và đọc về cuộc đời của Monet, khi xem tác phẩm của nghệ sỹ, tôi chỉ có cảm giác rõ rệt về một nỗ lực say sưa và quyết liệt để nắm bắt những ấn tượng thị giác khi con người nhìn ngắm những thứ xung quanh. Các tác phẩm hướng ngoại. Và chúng như ngợi ca sự liên lạc giữa thị giác, óc phân tích và bàn tay cảm tính của con người.
Monet cũng có những bức tranh vẽ vợ mà nếu biết chuyện cuộc đời ông thì sẽ thấy cảm động.

Người Phụ Nữ với Cái Dù- Camille và Jean Monet (Woman with Parasol- Camille and Jean Monet), 1875

Camille Monet trên Chiếc Giường Mà Cô Ấy Đã Qua Đời (Camille Monet on Her Deathbed), 1879
Vậy mà tôi không có “cảm giác về một con người” khi xem tranh của Monet. Có thể chỉ vì người ta chưa tổ chức một cuộc triển lãm tại đó giám tuyển xây dựng hình ảnh Monet như một con người thông qua những bức tranh. Tôi không dại gì vì chờ đợi “một con người” mà không có sự thích thú khi xem những bức tranh của Monet. Và tôi cũng chẳng dại gì mà xếp những bức tranh ấy và người nghệ sỹ vào một thứ tiêu chuẩn đánh giá theo thang bậc nào đó.
_______________
* Ấn tượng là một trường phái hội họa do nghệ sỹ tự định nghĩa. Nó bắt đầu ở Pháp giữa những năm 1860 và 1900, và những biến thể của nó nhanh chóng phát triển ở hầu khắp các nước phương Tây. Người ta nói từ “ấn tượng” được lấy ra từ tên một bức tranh của Monet: Ấn Tượng Mặt Trời Mọc (Impression Soleil Levant). Các nhà phê bình ban đầu dùng từ đó với ý chê các tác phẩm chưa hoàn thiện, không theo các chuẩn mực hàn lâm của thời đó. Các họa sỹ tiếp nhận từ “ấn tượng” để chỉ cách vẽ mà họ theo đuổi (như đã mô tả ở trên).
Những họa sỹ tiêu biêt gồm có:

  • Jean Frédéric Bazille (1841-1870)
  • Mary Cassatt (họa sỹ Mỹ, 1844-1926)
  • Paul Cézanne   (1839-1906)- nhiều sách về mỹ thuật xếp ông vào trường phái ấn tượng, nhưng Cézanne  có một cách vẽ tương đối khác và theo giai thoại thì ông còn cảm thấy tức giận khi bị xếp vào nhóm các họa sỹ Ấn tượng của Pháp.
  • Edgar Degas (1834-1917)
  • Max Liebermann (họa sỹ Đức, 1847-1935)
  • Claude Monet (1840-1926)
  • Berthe Morisot (1841-1895)
  • Camille Pissarro (1830-1903)
  • Pierre-Auguste Renoir (1841-1919)
  • Alfred Sisley (1839-1899)

Nguồn: nghiencuuhocthuat.wordpress.com

Tại sao không có tác phẩm hay về thế giới hư cấu tại Việt Nam? (Hà Thủy Nguyên trả lời phỏng vấn)

Đây là phần trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ của nhà văn Hà Thủy Nguyên về chủ đề tại sao Việt Nam không thể kiến tạo được các thế giới hư cấu trong văn chương. Do báo Tuổi Trẻ bị giới hạn số từ, vậy nên Book Hunter xin đăng tại toàn bộ phần trả lời của nhà văn Hà Thủy Nguyên đã bị cắt bỏ. Câu hỏi: Thông thường, để viết một câu chuyện hay làm bộ phim hư cấu, các nhà văn,

Book Hunter

16/08/2019

Hướng dẫn chọn sách lì xì năm mới

Những năm gần đây, các thương hiệu sách, hội nhóm đọc và những cá nhân yêu thích sách cùng chung tay phát động phong trào lì xì sách. Tuy nhiên, mặc dù khởi xướng đã được hơn 5 năm, lì xì sách vẫn chưa thực sự được đẩy mạnh. Một phần nguyên do đến từ việc trên thị trường càng ngày càng có nhiều loại sách đa dạng về nội dung, thể loại, với giá cả ngày càng tăng, rất khó để lựa chọn được

Book Hunter

24/01/2019

“Vong Xuyên” và ám ảnh của Kẻ Si

Viết cảm tác về một ca khúc là điều chẳng mấy ai làm, bởi trong tâm trí của những kẻ tự vỗ ngực cho rằng mình chứa một “bồ chữ”, sẽ không còn thời gian cho những rung động nhỏ nhoi bất chợt nhen lên trong một ngày mưa xuống, hay một buổi chiều nắng buông lơi trên sóng dập dềnh, và càng không có thời gian cho một chút đắm chìm trong thực tại do một ca khúc tạo ra. Tuy nhiên, một ca
le-nam

Lê Nam

22/05/2016

Suối thượng nguồn cạn & câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh nên được kể thế nào?

Điều thôi thúc tôi viết bài viết này chính là con suối Lũng Vầy ở tỉnh Hà Giang, một con suối đang bị “bức tử” bởi xả thải và các hoạt động khai khoáng ở thượng nguồn. Tôi chưa từng đến đây, cũng chẳng quen biết bất cứ người dân nào tại khu vực này. Bài phóng sự “Bức tử dòng suối huyết mạch ở Hà Giang” được đăng tải trên báo Thanh Niên đúng lúc tôi đang có phiên trò chuyện tại group Read&Chat

Những điều cần biết về GMO (Thực phẩm biến đổi gene)

GMO là gì? GMO(Genetically Modified Organism có thể gọi là Sinh vật biến đổi gen hay hiện tại được biết đến nhiều là Thực phẩm biến đổi gen) là kết quả của một quá trình thí nghiệm trong đó 1 loại gen trong hệ thống DNA của loài sinh vật bất kỳ được tách ra và ghép trực tiếp vào trong hệ thống gen của 1 loài động hoặc thực vật khác. Các gen nguồn có thể đến từ vi khuẩn, virus, côn trùng, động