Home Xem INSIDE OUT – NIỀM VUI LÊN TIẾNG, NỖI BUỒN IM LẶNG?
Xem

INSIDE OUT – NIỀM VUI LÊN TIẾNG, NỖI BUỒN IM LẶNG?

Tôi xem lại Inside Out lần thứ ba vào một buổi sáng tháng hai. Cảm xúc không còn nguyên vẹn như lần đầu tiên nữa. Thế nhưng không thể phủ nhận được rằng Inside Out là một bộ phim có thể lôi cuốn tôi từ những phút đầu tiên cho đến những giây cuối cùng.

Inside Out tập trung vào câu chuyện về sự cố gắng trở về khu Trung tâm của Niềm Vui và Nỗi Buồn, 2/5 mảnh ghép cảm xúc cơ bản trong mỗi con người. Ba mảnh ghép còn lại là Tức Giận, Lo Lắng, Chảnh Chọe. Tôi thích cách đạo diễn phân loại cảm xúc và cấp cho chúng quyền được suy nghĩ, hành động như vậy. Tức là, những cảm xúc ấy cũng có lí trí của riêng chúng, một thứ lí trí mà phải nhìn thật sâu và nhìn thật kĩ vào bên trong, chúng ta mới có thể thấy được.


Chọn đối tượng thể hiện là những cảm xúc bên-trong mỗi người, tất yếu bối cảnh diễn ra sự kiện sẽ là bối cảnh bên-trong. Tuy nhiên, bối cảnh bên trong ấy lại chịu sự tác động của một bối/ hoàn cảnh lớn hơn ở bên ngoài, những sự kiện mà chủ thể của Niềm Vui, Nỗi Buồn, Lo Lắng, Tức Giận, Chảnh Chọe trực tiếp phải đối mặt. Làm phim về những vấn đề, sự kiện diễn ra trong cuộc sống, những sự kiện mà người ta có thể tiếp xúc được đã khó, đạo diễn lại còn chọn một công việc khó hơn: Làm phim về những rung động ở trong tận cùng sâu thẳm nơi bản thân mỗi người, phim mà đối tượng chính lại là Cảm Xúc. Trước đây, khán giả chỉ biết đến cảm xúc như một cách thức, phương tiện để bộc lộ tính cách mỗi người, thông qua cảm xúc mà hiểu được ai đó đang nghĩ gì và định nghĩ gì. Nhưng với Inside Out, khán giả được mãn nhãn với những mâu thuẫn của 5 loại cảm xúc diễn ra trong chính khu Trung tâm đầu não của một đứa trẻ.


Inside Out, sau tất cả, chính là câu chuyện trưởng thành của mỗi cá nhân được xử lí thông qua cuộc “phiêu lưu” cảm xúc của Riley trong những ngày cô bé cùng gia đình phải chuyển từ Minesota đến một nơi khác. Việc chuyển nhà đã đẩy Riley vào một tình thế mới, cô bé bắt buộc phải thích nghi với một môi trường khác với môi trường trước đây, cố hòa nhập với những người bạn khác với người bạn trước đây. Và giống như bất cứ ai phải đối mặt với vấn đề nào đó mà không được thể hiện những cảm xúc có phần tiêu cực, từ sâu trong họ sẽ bị áp chế bới/ bằng một áp lực vô hình; rồi mọi thứ sẽ trở nên trầm trọng hơn thực tế rất nhiều. Trong quá trình lớn lên của Riley được diễn tả thông qua những cảm xúc bên trong, những quả cầu kí ức và những hòn đảo như Đảo Gia Đình, Đảo Tình Bạn, Đảo Khúc Côn Cầu,… những mối quan hệ của cô bé với thế giới bên ngoài được thể hiện rõ ràng và tinh tế hơn bao giờ hết. Một hòn đảo sụp đổ và mất đi tương ứng với một mối quan hệ bị rạn nứt và tan vỡ. Một quả cầu bị nhuốm xanh tương ứng với một kí ức vui chuyển sang buồn. Sự lấn át đến vô lí của Niềm Vui lại tượng trưng cho một thái độ cực đoan cố gắng cấm đoán nỗi buồn trong bất kì hoàn cảnh nào. 


Tôi đã bị gây ấn tượng mạnh khi xem bộ phim vào lần đầu tiên. Lần thứ hai, với tất cả niềm hứng thú và ấn tượng ban đầu, tôi hân hoan giới thiệu bộ phim ấy cho em trai của mình, một cậu bé đang học lớp 6, xấp xỉ tuổi với cô bé nhân vật chính trong phim. Tôi đã hi vọng rằng khi em tôi xem phim xong, nó có thể hiểu được phần nào những gì nó đang/ sẽ phải trải qua. Nhưng không. Xem đến 1/3 thời lượng phim, nó bắt đầu ngáp ngủ và tua trước một vài phút. Tôi bất bình với hành động ấy, còn nó thì đang cảm thấy chán nản với những gì diễn ra trong phim. Tua đến nửa, nó tắt máy và kết luận: Phim quá chán. Em xem chỉ thấy buồn ngủ. Tôi đã shock vì câu nói ấy của nó. Thế rồi tôi nhận ra, Inside Out chỉ hay khi khán giả là người lớn, những người đã trải qua đầy đủ các thời kì cảm xúc được kể đến trong đó, từ những ngày thơ ấu với niềm vui trọn vẹn cùng gia đình, cho đến lúc lớn hơn một chút và tức giận vì không ai có thể/ chịu hiểu mình, rồi đến trạng thái cân bằng mà phải rất lâu rất lâu sau đó mới đạt được.

Người ta xem Inside Out vốn không phải là để biết và đề phòng cho những sự thay đổi trong cảm xúc sắp diễn ra, mà xem để nhớ lại từng mảnh từng mảnh quá khứ trôi nổi trong tâm trí. Người ta sẽ cho rằng cái chết của Bing Bong là vớ vẩn khi người ta vẫn đang chơi cùng một người bạn như thế, nhưng người ta sẽ đau lòng biết bao khi nhìn làn khói cuối cùng tan vào không gian đen tối của sự lãng quên, và bất chợt nhớ ra người bạn trong tâm tưởng ngày xưa đã “chết” tự bao giờ. Hóa ra Inside Out không được làm ra để phục vụ mục đích giải trí cho trẻ con mà nó là một bộ phim hoạt hình dành cho người lớn.


Và đúng với tiêu chuẩn một bộ phim hoạt hình dành cho người lớn, Inside Out gợi nhớ nhiều hơn là đưa ra bài học, và chính sự gợi nhớ ấy giúp người ta nhận ra rằng: Trong cuộc sống, sợ phải buồn bã còn đau khổ hơn chính sự buồn bã, và bất kì mất mát nào cũng mang trong mình những giá trị riêng của nó.

Nguyễn Hoàng Dương

Watchmen – Sự xung đột của các nhận thức thế giới

“Watchmen” (2009) là bộ phim siêu anh hùng xuất sắc nhất trong chùm chủ đề “hot” của truyện tranh và phim ảnh Holywood từ năm 1960 đến nay: siêu anh hùng cứu thế giới. “Watchmen” được chuyển thể từ bộ truyện tranh 12 tập do Alan Moore sáng tác. Bối cảnh xã hội trong “Watchmen” rất đặc biệt bởi vì nó phản ánh thực trạng chính trị của nước Mỹ sau thất bại của chiến tranh Việt Nam.  Nhưng tôi sẽ không bàn về thực

Kéo hàn lâm gần văn hóa đại chúng hay nâng đại chúng gần tri thức hàn lâm?

Trong quá trình vận động của văn hóa, dường như luôn luôn có sự phân cực giữa hàn lâm và đại chúng: Ở thái cực hàn lâm, các kiến thức và vấn đề được đề cập một cách phức tạp với những cấu trúc ngôn từ phức tạp và sự đa chiều. Ở thái cực đại chúng, cấu trúc của kiến thức bị giản lược hóa thành các chỉ dẫn bằng ngôn từ thông thường và dễ hiểu. Khi giới hàn lâm của thế giới

“Vệ thần của tuổi thơ” của William Joyce: Bộ truyện thiếu nhi dẫn đường tìm đứa trẻ bên trong mỗi chúng ta

Ngay từ lần đầu tôi xem bộ phim hoạt hình “Sự trỗi dậy của các vệ thần”, tôi đã lập tức yêu từng nhân vật trong đó: Jack Frost với lòng trắc ẩn và dũng cảm, thỏ Phục Sinh thẳng thắn và hoạt bát, Tiên Răng đáng yêu và ngây thơ, Ông già Noel hay Nicholas StNorth thông thái, Sandman - Thần Mộng Mơ quyền năng và hóm hỉnh… Khung cảnh đẹp lung linh của ánh trăng chiếu xuyên qua lớp tuyết trắng vừa kỳ

Viết tiểu thuyết lịch sử để làm gì?

Tiểu thuyết lịch sử là gì? Đó là câu hỏi gây tranh cãi trên mọi văn đàn dù ở Việt Nam hay trên thế giới. Nội tại của khái niệm “tiểu thuyết lịch sử” chứa nhiều nghịch lý: Một thái cực là “lịch sử” với các đòi hỏi về tính xác thực của sự kiện và nhân vật, thái cực khác là “tiểu thuyết” với những khoảng không hư cấu không giới hạn. Như vậy, tiểu thuyết lịch sử chông chênh đi giữa ranh giới

Thực tập Quốc hội: Đề xuất nâng cao chất lượng Văn hóa đại chúng ở Việt Nam

I – VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG Văn hóa đại chúng có thể hiểu rằng là các thể loại văn hóa phù hợp với thị hiếu của đại đa số người dân. Các thể loại văn hóa đại chúng như phim ảnh, âm nhạc, văn chương, trò chơi… được người dân tiếp nhận một cách tự nguyện, do đó các loại hình văn hóa này trực tiếp tác động đến tư tưởng và tư duy của người dân. Ở nhiều quốc gia lớn