Killian Fox
Đạo diễn được ngưỡng mộ của Blue Velvet sớm đưa ra tầm nhìn sáng tạo của mình cho lễ hội quốc tế Manchester. Nhưng làm cách nào ông nảy ra những ý tưởng của mình?
David Lynch: ‘Tôi gom cá lại, nhưng không nấu chúng.’
David Lynch nổi tiếng nhờ tác phẩm kỳ quặc, lôi cuốn, và thường như một cơn ác mộng đối với cả điện ảnh lẫn truyền hình – những bộ phim như Blue Velvet và Mulholland Drive cũng như hiện tượng truyền hình Twin Peaks – tuy nhiên từ studio gia của mình tại Hollywood Hill ông cũng sản xuất âm nhạc, tranh vẽ, điêu khắc, sách, phim ngắn và video âm nhạc. Sự phóng khoáng trong các sở thích sáng tạo của Lynch sẽ được thể hiện đầy đủ vào tuần này ở lễ hội quốc tế Manchester, nơi ông lão 73 tuổi có dịp đặc biệt để giới thiệu những bộ phim, nhạc sống và các cuộc trò chuyện ở trung tâm văn hóa của thành phố, bên cạnh buổi triển lãm quan trọng của ông tại UK về nghệ thuật thị giác.
Lynch chào đời tại Montana và lớn lên trong những khu vực khác nhau của hàng rào trắng trung Mỹ mà sau này ông sẽ căn vặn trong các bộ phim của mình. Ông học vẽ tại Philadelphia trước khi chuyển sang phim thử nghiệm. Tác phẩm ra mắt năm 1977 của ông, Eraserhead, đã trở thành một bộ phim thiêng (cult) cũng như mở đường cho The Elephant Man, bộ phim được đề cử 8 giải Oscar, và bộ phim viễn tưởng kinh phí lớn Dune, một thất bại đau đớn khi ra mắt năm 1984. Qua thời gian những bộ phim của Lynch càng trở trúc trắc, đỉnh điểm là trong cơn mê man bị đứt đoạn Inland Empire (2006), dù bộ phim hành trình năm 1999 của ông, The Straight Story, lại tuyến tính và dịu dàng hơn cả mong đợi, không hề liên quan đến bạo lực và trụy lạc vốn ghi dấu đậm nét trong nhiều tác phẩm của ông.
Lynch đã đạo diễn một bộ phim trong 13 năm, và không rõ ông sẽ quay lại Hollywood hay không, dù 18 tập phim tái xuất cho Twin Peaks năm 2017 đã tạo ra đủ những bí ẩn để giữ chân các fan cứng của ông trong vài năm tới. Ở một video phát đi từ ngôi nhà tại Los Angeles của mình, Lynch – mặc một chiếc áo phông màu đen với đầy những hạt đậu sau khi thiền định buổi sáng và uống cà phê – đưa ra một số giải đáp còn kỳ quặc hơn nữa về Twin Peaks, Brexit, tình yêu của mình dành cho những xưởng sản xuất, và lý do nước Mỹ rơi vào cảnh gậy ông đập lưng ông.
Chúng tôi nên mong đợi điều gì từ buổi giới thiệu của ông tại Lễ hội quốc tế Manchester?
Tôi tham gia ở lĩnh vực hội họa, vẽ tranh, in thạch bản và điêu khắc. Họ đã làm rất tốt để mở màn buổi triển lãm – trông có vẻ sẽ rất ấn tượng. Và sau đó người bạn Chrysta Bell của tôi [nhạc sĩ người Texas thủ vai đặc vụ FBI Tammy Preston trong Twin Peaks: The Return] định đến đấy với chút âm nhạc [Anna Calvi, nhóm nhạc These New Puritans và Hatis Noit tổ chức các tiết mục biểu diễn nhạc sống].
Cũng có một phần dành cho điện ảnh, bao gồm những bộ phim ảnh hưởng đến ông nhiều năm qua như 8½, The Wizard of Oz, Sunset Boulevard. Tại sao những bộ phim này lại quan trọng với ông?
Federico Fellini là một trong những nhà làm phim vĩ đại nhất mọi thời đại và 8½ có lẽ là bộ phim của ông ấy mà tôi ưa thích – tôi đã làm cả một series in thạch bản dựa trên những cảnh cuối trong bộ phim đó. The Wizard of Oz là một bộ phim viễn tưởng và ý nghĩa với nhiều người, ở nhiều cấp độ khác nhau và Somewhere Over the Rainbow là một trong số những bài hát đẹp cho đến giờ. Tôi vô cùng yêu thích Sunset Boulevard vì cách nó nắm bắt được thời kì hoàng kim và suy tàn của Hollywood. Nó là một câu chuyện tuyệt vời về Hollywood.
Theo như công bố, một số tác phẩm của ông trong buổi triển lãm lấy cảm hứng từ lịch sử công nghiệp của Manchester.
Tôi không biết về điều đó. Tôi đã đến miền bắc nước Anh vào những năm 90 để tìm kiếm các nhà máy, vì tôi thích chụp ảnh chúng và luôn nghe được rằng miền bắc nước Anh có những nhà máy hiện đại nhất. Dù tôi chưa bao giờ là một công nhân, nhưng vì một số lý do tôi yêu ý tưởng về những ống khói, lửa, gạch, các con phố chật hẹp, nói chung cả cuộc đời công xưởng. Nhưng chuyến đi rất đáng thất vọng, vì khi tôi đến nơi thì thực sự đã quá muộn. Họ tháo dỡ những cái ống khói mỗi tuần và các nhà máy cũ dần biến mất, thế vào đó là những cao ốc kim loại nhăn nhúm, thảm bại, với đám bò trên những cánh đồng từng có thời là các nhà máy. Tôi đoán thế là tốt cho môi trường nhưng lại tệ cho nhiếp ảnh, tôi sẽ nói với bạn như vây.
Ông thường miêu tả những ý tưởng sáng tạo giống như cá. Có phải lúc này cá đang cắn câu?
À, nếu từng đi câu thì hẳn bạn biết đấy, bạn phải có sự kiên nhẫn – ngày bắt được, ngày không. Hiện giờ tôi đang câu cá, và tôi gom lũ cá lại với nhau, nhưng tôi không nấu chúng. Ngay lúc này, tôi sẽ nói về những ý tưởng trong thế giới điêu khắc và hội họa.
Ông làm tất cả những gì mình cần làm ở nhà, tóm lại là ông không thật sự cần rời đi?
Tôi đã có mọi thứ. Dù tôi thích có một phòng quay phim khổng lồ, và nhiều phòng hơn để lưu trữ và xây dựng – một studio mini. Nhưng hiện nay, nhờ thế giới công nghệ, việc xây dựng một thế giới ngay tại bàn làm việc của bạn đã trở nên khả thi.
Phải đó chăng là một điều tốt, cho dù nó đồng nghĩa với việc ra ngoài thế giới ít đi?
Dẫu sao đi nữa thì tôi cũng không thích đi ra ngoài. Tôi thích ở nhà. Tất nhiên, tôi nghĩ đôi khi đi ra ngoài và ngắm nhìn những thứ mới mẻ cũng như cảm nhận cái gọi là thực tại cũng quan trọng. Và việc đó có thể tác động đến các ý tưởng. Nhưng tôi nghĩ con người có thể cảm nhận được không khí và những gì đang diễn ra trên thế giới mà không cần phải ra ngoài. Tôi có thể cảm nhận được sự đau khổ. Nó là một tình cảnh hết sức kỳ lạ. Không ai thực sự nghĩ bạn sẽ muốn rời đi [khỏi EU]. Nó là một thảm họa tồi tệ. Thật đáng buồn… và tôi có thể cảm nhận trên thế giới, có rất nhiều, rất nhiều những vấn đề lớn.
Ông có cảm thấy rằng chúng đang sống trong những thời khắc đặc biệt tăm tối?
Không, tôi cảm thấy chúng ta đã ở trong những thời kỳ rất tăm tối và những thời kỳ tốt đẹp hơn nhiều đang đến. Vấn đề là tin xấu ăn khách, những điều khủng khiếp ăn khách, xu hướng giật gân ăn khách. Vì thế chúng ta không nghe được hết những tin tốt đẹp, bởi dường như nó nhàm chán. Nhưng tôi nghĩ có rất nhiều điều tốt đẹp đang diễn ra, người ta nghĩ đến và sáng tạo. Tôi cho rằng tương lai nhìn có vẻ rất sáng sủa.
Ngay trong nước Mỹ, nơi nào có nhiều mối bận tâm về sự chia rẽ chính trị và bất bình đẳng?
Tôi nghĩ, theo một cách nào đó, nước Mỹ rơi vào cảnh gậy ông đập lưng ông. Tôi không biết có bao nhiêu người đang làm việc để làm cho nó tốt đẹp hơn, nhưng có rất nhiều người đang chìm đắm trong sự trốn chạy, trong thể thao hay phim ảnh hoặc âm nhạc, trong thuốc phiện. Thuốc phiện đã hủy hoại nhiều thứ.
Ông có cho rằng với tư cách một nghệ sĩ kiêm một nhà làm phim vai trò của mình là chống lại điều này bằng một cách nào đó, vực lại mọi người không?
Hoàn toàn không, bởi sau đó bạn đi đến việc làm một bộ phim thông điệp. Bạn nhìn thấy đấy, tôi có những ý tưởng vụn vặt, và chỉ khi gom những mẩu vụn lại với nhau tôi mới nói: “Ồ, đây là về cái này, hoặc đây có thể là về cái này.” Nhưng hoàn toàn không có thông điệp, không hướng bất cứ ai theo hướng nào cả. Đơn thuần là tôi thích ý tưởng. Tôi muốn thực hiện chúng bởi tôi yêu chúng.
Khi các ý tưởng xuất hiện trong đầu, đặc biệt là những ý tưởng quái dị hơn, đen tối hơn, ông đã bao giờ tự hỏi: “Cái của khỉ này chui ra từ chỗ nào vậy?” không?
Rất nhiều lần. Tôi không biết chúng nảy ra từ đâu. Đó là lý do tôi không nghĩ mình có thể nhận sự khen ngợi cho bất cứ cái gì tôi từng làm. Tất cả chúng đều là những món quà nhỏ và chúng xâu chuỗi lại với nhau, rồi những câu chuyện hiện ra hoặc một bức tranh lộ diện. Chúng chỉ đơn giản là nảy ra trong đầu bạn, giống như buổi sáng Giáng Sinh.
Twin Peaks: The Return có phải là một trải nghiệm hoàn hảo đối với ông không?
Tôi yêu từng phút của nó. [Tôi đã có] dàn diễn viên và đoàn đội tuyệt vời nhất, và chúng tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời đi xuống đường cùng nhau. Nếu chúng tôi đợi thêm vài năm nữa, nó sẽ chẳng bao giờ xảy ra đâu.
Vì có nhiều người trong dàn diễn viên [gồm Miguel Ferrer và Peggy Lipton] đã qua đời khi ông quay bộ phim à?
Đúng thế, và đó là một điều tồi tệ. Ý tôi là, tôi không biết làm thế nào con người chúng ta có thể – bạn chỉ có một người bạn tuyệt vời nào đó, và bạn muốn cộng tác với họ, và đột nhiên họ qua đời. Rồi bạn không thể đem họ trở lại. Thật khủng khiếp.
Có một số giả thuyết khá nhiều màu sắc của người hâm mộ về Twin Peaks: The Return. Ông có thấy cái nào trong số đó thú vị không?
Tôi không biết bạn đang nói đến cái nào, tôi không biết gì cả.
Một giả thuyết cho rằng nếu ông đóng hai tập cuối ở trong xe ngựa, những ẩn ý đều được tiết lộ.
Vớ vẩn.
Thật tốt khi ông xác nhận về điều giả thuyết đó. Nhưng không phải ông hãnh diện khi người ta nhận ra những ý nghĩa sâu xa trong tác phẩm của mình chứ?
Chắc chắn rồi. Nếu có 100 khán giản, bạn sẽ nhận được 100 kiểu diễn giải khác nhau, đặc biệt khi mọi thứ trở nên trừ tượng. Thật đẹp đẽ. Một vị thám tử của mọi người và bất cứ điều gì họ phát hiện ra đều có giá trị trong suy nghĩ của tôi.
Jim Jarmusch gần đây đã nói: “Tại sao họ không thể chỉ đưa cho David Lynch bất cứ khoản tiền nào mà ông ấy cần? Ông ấy cần tiền để làm gì đó; chỉ cần đưa tiền cho ông ấy thôi!”
Tôi yêu Jim. Chúng tôi chưa gặp nhau bao giờ nhưng tôi yêu công việc của cậu ấy. Cậu ấy có tiếng nói riêng. Và thể hiện cũng như khen ngợi đạo diễn khác, một người khá lớn lao mới làm được điều đó. Nhưng tiền sẽ không làm ra bất kỳ cái gì tốt đẹp nếu bạn không có những ý tưởng. Trong thực tế nó có thể chỉ tạo thêm áp lực. Vì thế nếu tôi có ý tưởng rồi có tiền nữa thì sẽ mỹ mãn.
Và ý tưởng định hướng xem nó là một bộ phim, chương trình truyền hình hay phim ca nhạc…
Chính xác. Bạn có thể là một bác sĩ, và bạn đang sẵn sàng đi ngủ, và bạn đặt đầu xuống gối và rồi vài ý tưởng bay đến, và bạn dành phần còn lại của buổi tối để viết ra ý tưởng này. Bạn đã tìm được cách chữa trị cho căn bệnh nào đó hoặc điều gì đó – tuyệt vời! Những ý tưởng xuất hiện ở đó vì mọi thứ.
Lê Thúy Ái dịch
Nguồn: The Guardian