Home Học John Holt bàn về homeschooling (1980) (phần II)

John Holt bàn về homeschooling (1980) (phần II)

Thế còn cơ hội để tụi trẻ gặp gỡ những người thuộc nền tảng khác, những tầng lớp xã hội khác thì sao? Hầu hết

Book Hunter

02/03/2020
homeschool

Thế còn cơ hội để tụi trẻ gặp gỡ những người thuộc nền tảng khác, những tầng lớp xã hội khác thì sao?

Hầu hết các trường mà tôi biết đều được phân nhóm – sẽ có một nhóm đại học, một nhóm kinh doanh và một nhóm học nghề. Các nghiên cứu đã chỉ ra trong những năm qua rằng những nhóm này có mối tương quan hoàn hảo với tầng lớp kinh tế. Tôi nghĩ rằng tôi biết đủ về hầu hết các trường trung học ở đất nước này để nói rằng có rất ít sự hòa trộn của những người từ các nền tảng khác nhau, các nhóm tôn giáo khác nhau. Những người giàu có đi chơi với người giàu có, người thích thể thao chơi với người thích thể thao, người đầu nhọn chơi với người đầu nhọn, người chải chuốt chơi với người chải chuốt. Có thể có một số ngoại lệ cho điều đó… nhưng ý tưởng về trường học như một hỗn hợp nhiều nền tảng khác nhau – chỉ là huyền thoại mà thôi, các bạn ạ.

Quan điểm của ông về việc dạy đọc là gì?

Tôi nghĩ rằng việc dạy đọc chủ yếu là những gì ngăn cản việc đọc. Những đứa trẻ khác nhau học những cách khác nhau. Tôi nghĩ rằng đọc to là thú vị, nhưng tôi sẽ không bao giờ đọc to cho một đứa trẻ để đứa trẻ học đọc. Bạn đọc to bởi vì nó vui vẻ và thân thiện. Bạn bế một đứa trẻ, ngồi cạnh hoặc trên đùi bạn, đọc câu chuyện mà bạn đang vui vẻ và nếu đó không phải là một trải nghiệm ấm cúng, hạnh phúc, ấm áp, thân thiện, yêu thương, thì bạn không nên làm điều đó. Nó sẽ chẳng mang lại ích lợi gì.

Tôi nghĩ rằng trẻ em bị thu hút vào thế giới người lớn. Thật tuyệt khi có những cuốn sách dành cho trẻ em, nhưng có quá nhiều trong số chúng dày đặc hình ảnh. Khi trẻ em nhìn thấy sách, như vẫn thường gặp trong những gia đình mà người lớn hay đọc sách, với rất nhiều chữ, khá rõ ràng rằng nếu bạn muốn tìm hiểu những gì được viết trong những cuốn sách đó, bạn sẽ phải đọc từ những trang sách nhiều chữ đó. Tôi không nghĩ có cách nào để khiến việc đọc sách trở nên thú vị với trẻ em nếu việc đó không thú vị đối với người lớn.

Quan điểm của ông về toán học là gì?

Cách tiếp cận toán học của tôi là, nói thế nào nhỉ, Người lớn chúng ta sử dụng số để làm gì? Chúng sử dụng chúng để đo lường mọi thứ. Và chúng ta đo lường mọi thứ để khi đã đo chúng, chúng ta có thể làm mọi thứ với chúng, hoặc đưa ra những đánh giá nhất định về chúng. Và vì vậy tôi nói hãy để trẻ em làm với những con số những gì chúng ta làm với những con số. Tôi là một người rất tin tưởng vào nhiều loại dụng cụ đo lường – băng (băng centimetre, băng inch, cuộn băng), thước kẻ, cân, nhiệt kế, áp kế, máy đo nhịp, máy đo nhịp bằng điện có đèn nhấp nháy và bạn có thể làm cho chạy nhanh hoặc chậm hơn, đồng hồ bấm giờ, những dụng cụ đo thời gian.

Một điều nữa là tiền. Trẻ em bị mê hoặc bởi tiền. Tất cả chúng ta đều nói: “Chúng ta sẽ phải dạy cho chúng tất cả đống số học này để một ngày nào đó chúng có thể giao dịch với tiền.” Tôi nghĩ rằng làm việc với tiền vốn thú vị đối với trẻ em. Tôi cho rằng tài chính gia đình nên được công khai, làm thành biểu đồ trên tường: chi phí, thực phẩm, thuế, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, chi phí này là bao nhiêu, chi phí năm ngoái là bao nhiêu. Tôi nghĩ rằng thực sự, giống như đánh máy, hệ thống ghi sổ kép và kế toán cơ bản là những kỹ năng hấp dẫn, và nếu bạn đang nói về những điều cơ bản, thì chúng chính là những điều cơ bản.

Ý tưởng cơ bản của hệ thống ghi sổ kép, sự khác biệt giữa thu nhập và chi tiêu của bạn và tài sản và nợ phải trả là một trong những phát minh thực sự đẹp của tâm trí con người. Cách nó hoạt động thật tuyệt vời và tôi nghĩ rằng các gia đình nên giải quyết tài chính của họ như thể họ là một công ty vài tuổi đời với thu nhập, chi phí, tài sản, nợ và khấu hao.

Một số trẻ em có thể thậm chí muốn trở thành thủ quỹ của gia đình, giữ sổ sách gia đình và cân đối tập chi phiếu. Đây thực sự là “chuyện người lớn”. Hãy để đứa trẻ viết ra những tấm séc đang thanh toán hóa đơn, thay vì bức tranh mệt mỏi, bạn biết đấy, của người cha thắt cà vạt, ngồi ở bàn làm việc với đống giấy tờ ngổn ngang. Tại sao? Điều này vốn đã rất thú vị, vì vậy, ít nhất hãy làm nó trở thành một phần của cuộc sống chúng ta – giống như mọi phần khác – mà trẻ em có thể tiếp cận được. Cách tốt nhất để gặp gỡ những con số là trong đời sống thực, như bất cứ thứ gì khác. Nó xuất hiện trong bối cảnh của thực tế, và những gì việc học ở trường làm là cố gắng đưa mọi thứ ra khỏi bối cảnh của thực tế. Vì vậy, mọi thứ xuất hiện như một vật nhỏ trôi nổi trong không gian, và đó là một sai lầm khủng khiếp. Bạn biết đấy, những con số xuất hiện trong các tòa nhà; những con số xuất hiện trong xây dựng; những con số xuất hiện trong kinh doanh; những con số xuất hiện trong nhiếp ảnh; Những con số xuất hiện trong âm nhạc; nhũng phân số xuất hiện trong nấu ăn. Vì vậy, bất cứ nơi nào có các con số trong đời thực, thì hãy đi gặp chúng và làm việc với chúng.

Những môn học nào ông thấy là thiết yếu?

Không có gì hết.1

Còn phụ huynh không làm việc tại nhà thì sao?

Một câu hỏi thường được đặt ra là “Làm thế nào tôi sẽ dạy con tôi sáu giờ một ngày?” Và tôi đáp lại điều đó bằng cách nói, “Hiện tại ai đang dạy con bạn sáu giờ một ngày?” Tôi đã từng là một học sinh giỏi ở những trường được cho là tốt nhất và đó là một ngày hiếm hoi tôi có năm phút nghe giảng… đó là năm phút ai đó nghiêm túc quan tâm đến những nhu cầu cá nhân, sở thích, mối quan tâm, khó khăn, vấn đề nan giải của tôi. Giống như hầu hết những đứa trẻ khác ở trường, tôi đã nhận ra rằng nếu bạn không hiểu chuyện gì đang xảy ra, thì làm ơn, hãy im miệng. Điều gì xảy ra khi trẻ bị ốm, hoặc bị chấn thương, v.v? Giáo viên tại gia đến dạy ba tới năm tiếng mỗi tuần. Vậy là đủ. Những đứa trẻ không bị tụt lại phía sau. Không có đứa trẻ nào cần, hoặc nên chịu đưng, sáu giờ dạy mỗi ngày, ngay cả khi cha mẹ có ý định làm vậy. Chúng sẽ điên mất!

Các bạn homeschooling được chấm điểm như thế nào khi thi tuyển sinh ở bậc đại học?

Cũng giống như bất kỳ ai khác thôi. Bạn biết đấy, có những bài kiểm tra mà bạn có thể làm… College Boards, SAT, v.v. Trên thực tế, những đứa trẻ học tại nhà làm rất tốt những bài kiểm tra này. Chúng có động lực hơn để tìm hiểu xem những phần nào nên học, và chuẩn bị kĩ phần đó.

Liệu thỉnh thoảng có xảy ra việc một học sinh homeschooling sẽ thể hiện mong muốn được đi học hoặc trở lại trường học truyền thống? Làm thế nào để cha mẹ xử lý việc này?

Nhiều cách khác nhau. Đôi khi cha mẹ phải quyết định (chúng ta là những người trưởng thành mà) rằng chúng ta không muốn chúng quay lại trường đó, và kiên định với điều này. Nhưng có khi, nếu trẻ em muốn đi học, thì điều đó có nghĩa là chúng miễn nhiễm với sự thao túng mà các trường học có thể làm với những đứa trẻ không có quyền lựa chọn về việc chúng có phải ở đó hay không. Nhà trường mất một phần sức mạnh khi bọn trẻ biết rằng chúng có thể bỏ học nếu muốn.

  1. Trong một lần khi John Holt đang nói chuyện với khán giả của trường, mô tả quan điểm của mình về chương trình giảng dạy có cấu trúc của họ, một sinh viên hỏi ông ta, “Nhưng chắc chắn phải có điều gì đó đủ quan trọng mà mọi người nên học chứ?” Ông suy nghĩ một lúc và trả lời: “Học cách nói ‘Tôi xin lỗi’, ‘Tôi không biết’ và ‘Tôi đã sai’.” [giai thoại chưa được công bố]

Chuyển thể từ “ Mothering Interviews John Holt “, Mothering, số 19, Mùa xuân năm 1981, với sự cho phép của Marlene Bumgarner, MotheringHolt Associates.

Tiến sĩ Marlene Bumgarner, phụ huynh của bốn đứa trẻ, dạy về sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em tại Đại học Gavilan ở California, và đã viết và giảng về trẻ em và giáo dục trong hơn hai thập kỷ. Con trai của cô John, hiện 24 tuổi, được chụp trong bức ảnh với John Holt ở bìa sau cuốn Learning All the Time (Holt, 1990). Cuốn sách mới nhất của Marlene, Working With School-Age Children, được xuất bản năm 1999 bởi Công ty Xuất bản Mayfield.

Chú thích giai thoại được viết bởi Jan Hunt.

Nguồn: The Natural Child Project

Khuôn mặt mới của Homeschool (học ở nhà): 3 gia đình, 3 cách tiếp cận khác nhau

Giáo dục tại nhà không còn chỉ là trẻ em được cha mẹ dạy ở nhà. Tỷ lệ học sinh ở nhà đã tăng gấp đôi từ năm 1999 đến năm 2012, theo Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia (NCES). "Tôi luôn nghĩ rằng tôi sẽ giáo dục các con của tôi trong trường công lập, và cho các cháu học ở trường toàn bộ sự nghiệp giáo dục của chúng.” Năm 2016 có khoảng 1,7 triệu học sinh Mỹ, từ 5 đến
le-nam

Lê Nam

11/09/2018

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân: Văn bản học – phương pháp nghiên cứu bị bỏ quên ở Đại học

HTN: Khi đọc các tác phẩm nghiên cứu văn học của ông, tôi thấy rằng trong các tác phẩm này thể hiện rõ một người tìm tòi và xử lý các tư liệu văn bản. Theo ông, có phải càng tìm kiếm được nhiều tư liệu thì sẽ càng giúp người đọc hiểu rõ hơn vấn đề ông muốn đề cập tới hay không? Lại Nguyên Ân: – Có lẽ, tìm tòi và xử lý các tư liệu văn bản – chỉ là một trong

SỰ SUY GIẢM CỦA TƯ DUY LỊCH SỬ

Eric Alterman Sau khi bỏ qua các câu hỏi về bất bình đẳng kinh tế trong nhiều thập kỷ, các nhà kinh tế và các học giả khác gần đây đã phát hiện ra một loạt các hiệu ứng vượt xa thực tế là một số người có quá nhiều tiền và nhiều lại không có đủ. Sự bất bình đẳng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta, khả năng hòa hợp với nhau và làm cho tiếng nói

Cái chết của đại học?

Book Hunter: Các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn ở Việt Nam hiện nay đang ngày một xuống dốc: Chất lượng đầu vào thấp, ngân sách đầu tư không nhiều, chất lượng giảng viên ngày càng suy giảm. Tình trạng này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn diễn ra khắp thế giới. Dưới đây là một bài viết phân tích rõ thực trạng này ở các trường Đại học trên thế giới. Terry Eagleton Đại học đã trở thành nô
le-nam

Lê Nam

20/09/2015

Luận về “Hiểu” và “Biết”

"Bây giờ toàn những người chỉ biết mà không hiểu" hay "Người Việt Nam không hiểu cái gì sâu cả, chỉ toàn biết sơ sơ"... những nhận xét như vậy đã trở thành một điệp khúc của những người than thở về sự xuống cấp của văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa thời đại Internet nói chung. Điệp khúc ấy khiến tôi phải dừng lại và suy nghĩ, đâu là mối quan hệ giữa "Hiểu" và "Biết"? Ý nghĩ đầu tiên khi