Cộng đồng Book Hunter bắt đầu có sức lan tỏa từ chùm bài “Thế hệ lạc lõng” do nhà văn Hà Thủy Nguyên viết . Chùm bài nhận được nhiều sự đồng cảm từ giới trẻ, đồng thời cũng gặp nhiều ý kiến phản đối. Tuy nhiên, “Một thế hệ lạc lõng ở Việt Nam, có hay không?” vẫn là chủ đề đáng để chúng ta bàn luận.
Thế hệ này được xác định là những đứa trẻ sinh ra vào khoảng những năm 1985 đến 1996. Trong 12 năm này, điều gì đã xảy ra dẫn đến sự khác biệt của thế hệ này so với những thế hệ trước đó và sau đó? Sự khác biệt này có thật sự tạo ra một sự điểm gấp trong quá trình chuyển dịch xã hội không? Hay đơn giản đó chỉ là sự chênh lệch về tuổi tác đã tạo ra sự khác biệt giữa các thế hệ. Những gì tốt đẹp thế hệ này đã tạo ra, đã kiến tạo được; hoặc những gì thế hệ này đã hủy hoại… tất cả sẽ nói lên điều đó.
Mời các bạn xem video “Thế hệ lạc lõng ở Việt Nam, có hay không?” do Book Hunter tổ chức tại Heritage Space, Hà Nội:

Cảm ơn bài của bạn.
Bạn không hiểu tại sao phải theo khuôn mẫu?
Theo khuôn mẫu không hẳn là tốt vì tự do ý chí và tự do thân thể là một điều quan trọng. Nhưng theo khuôn mẫu là một điều đôi khi cần thiết. Bạn nói rằng ở trường họ bắt chúng ta theo khuôn mẫu để cho tiện, mình nghĩ cũng đúng, nghĩa là đúng đó là cách họ nghĩ. Nhưng mà đây k phải lý do để biện hộ cho phải theo khuôn mẫu.
Chắc chỉ có trong rừng mới có luật rừng, nghĩa là không luật gì cả. Còn ở xã hội người thì phải theo luật người. Đó là cách để chúng ta làm cho cỗ máy hoạt động. Ví dụ như đi ngoài đường không ai lại muốn mỗi người đi một kiểu cả, ngộ nghĩnh là VN ta cái tự do ấy lại có thừa.
Quay lại trường học, việc mặc đồng phục, ví dụ của bạn cũng hơi gây tranh cãi đấy. Vì có người như bạn thấy việc mặc đồng phục là “gọt rũa”. Có nhiều người khác lại thấy là niềm tự hào. Đôi khi có một bên sẽ bị đàn áp. Rất tiếc. Cuộc đời. Ai mạnh mẽ bảo vệ ý tưởng của mình sẽ có cơ may thắng. Ít ra là bạn đang cố lên tiếng.
Mình ở thế hệ bạn nói đến. Có vài điều bạn nói đến, mình thấy, không đồng cảm lắm. Như vài điều không phải về xã hội này thật sự. Như là vài điều là bạn gán ghép từ xã hội phương Tây. Dù sao cũng là suy nghĩ riêng mình thôi. Xã hội này, ừm, mình thấy có một số người như bạn hay gán ghép cho một số thứ gì đấy cảm giác không phải là nó. Vân là ý kiến riêng mình. Bạn là người trong xã hội này, ý kiến của bạn về xh này có giá trị. Mình cũng là người trong xã hội này, ý kiến của mình về xã hội này có giá trị. Bạn có đang nói chỉ về xã hội này không đấy? mình cảm giác xã hội này là thứ gì đó Tây khồn ra Tây Tàu không ra Tàu.
Mình không hiểu lắm dẫn chứng Harry Porter hay chơi game nhập vai của bạn. Ý bạn là gì? Rằng chúng ta tìm đến thế giới khác vì không có kết nối với thế giơi này – luận điểm bạn luôn cố xoay về trong suốt bài nói? Mình thấy nó không thực sự phục vụ ý tưởng “thế hệ lạc lõng” của bạn.
Cuộc hội thảo rất ý nghĩa!
Cảm ơn chú Chu Hảo đã “thân chinh” vì thế hệ trẻ! Người “tầm vóc” như chú đến với cuộc hội thảo thật đáng quý!
Hóa ra 4 lời khuyên của Bill Gates có ‘cội nguồn’ như vậy. Chúng vô cùng có ý nghĩa với cháu.
Còn với HTN và các bạn, xin được tự giới thiệu, tôi sinh vào đầu những năm 8x và tôi cũng là một người lạc lõng. Lạc lõng với thế hệ mình, còn thế hệ tôi – theo nhìn nhận ở đây thì – không lạc lõng với thế hệ trước và sau. Chúng ta cần làm rõ hai điểm này, lạc lõng với ai?
HTN đã khéo khi đặt tiêu đề bài viết là một câu hỏi. Đó chỉ là nghi vấn thôi, không ai trách được. Tôi đề xuất đặt lại là: Chúng tôi – những người lạc lõng! Không sốc bằng tiêu đề cũ, nhưng nó đúng.
Thế hệ tôi có Win98, WinME, chat FPT, chat Yahoo và games nhập vai HL, chiến thuật E. Thế hệ tôi có cái may mắn là khi đó diễn đàn vẫn còn hợp nhất – tất cả đều lên TTVNOL. Sau này mới tách ra thành các diễn đàn du lịch, điện ảnh, làm cha mẹ, tin học… Và bây giờ – tất nhiên – là Facebook, Twitter…
Có vẻ chúng ta đều yên ổn đến năm 18 tuổi, sáng bố mẹ gọi dậy đi học, trưa về ăn cơm, chiều đến trường làm gì đó hoặc đi chơi. Tôi lạc lõng, đúng hơn là khủng hoảng từ năm 19 tuổi. Trượt đại học, xa bố mẹ, đọc và ngủ quá nhiều, có lúc tôi đã định tự tử.
Rất may là sau này tôi chỉ đỗ cao đẳng, ở một hệ mà học hành rất dễ. Tôi và đám bạn bè toàn chơi điện tử và chat. Thời gian này tôi cũng được: Ông cố vấn, Cuốn theo chiều gió, Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Ba chàng lính ngự lâm…
Ra trường, vừa may vừa rủi, tôi lên công tác miền núi gần 2 năm. May vì tôi không lao tiếp và con đường game, chat, được trải nghiệm cuộc sống… Còn rủi là bị tụt hậu so với thế giới công nghệ trong thời gian đó. Sau 2005 về HN, tôi đã phải học, đọc và cập nhật lại rất nhiều. Tháng 5/2005 tôi gia nhập TTVN và bắt đầu tranh luận bằng cách viết. Các thành viên ở đây đều ra những người rất giỏi và dị. Cọ xát và lăn lộn ở đó làm tất cả chúng tôi tốt lên.
Thôi không nói về mình nữa, tôi xin quay lại với chủ đề của bài.
Thứ nhất: phần lớn những người lạc lõng có điểm chung là cha mẹ không hiểu mình. Họ như thể là con nuôi. Bởi nếu các bậc cha mẹ hiểu con, họ sẽ biết các vấn đề từ đó dạy dỗ con mình.
Thứ hai: tôi không sợ các bạn lạc lõng, lập dị, khác người…. Vấn đề là đằng sau đó, có ẩn chứa gì không? Chính Bill Gates cũng nói: ” Cuộc đời không quan tâm đến cái tôi của bạn, mà chỉ quan tâm đến bạn có thể làm được gì? “. Không thể nhận mình là dị được nếu không có các sản phẩm dị. Không thể nhận mình là nhà thơ nếu chưa có bài thơ nào… Bạn làm được gì?
Các bạn cứ điên cuồng đi xem điên cuồng được đến độ nào? Từ đầu thế kỷ đến nay văn học Việt Nam có tác phẩm nào được như “Dế mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài, hay là toàn văn học cách mạng, hay là hiện thực phê phán. Không phải các tác phẩm ở hai dòng văn này không hay, mà là sự lạc lõng cho ra những “Dế mèn phiêu lưu ký”. Tất nhiên, đâu có cũng có thể có các tác phẩm khác, nhưng sức lan tỏa trong và tầm ảnh hưởng không thể được như Dế của Tô Hoài.
Văn là sự thể hiện của kiến thức, người càng uyên bác thì văn càng hay.
Với cơ chế như hiện tại thì rất nhiều người lạc lõng, không chỉ 9x đâu mà cả 8x, 7x, 6x… Chính trị hết niềm tin, toàn ưa những thằng nịnh hót, khéo chiều sao tuyển được người tài. Kinh tế chộp giật, thời vụ sao tuyển được người giỏi. Họ buộc phải đi tìm con đường riêng cho mình, tạo nên các giá trị riêng. Hợp thời thì phồn hoa, khác thời thì lận đận, nhưng tất cả họ đều thành công.
Cảm ơn!
Cuộc hội thảo rất hay!
Hồi đó TTVN có lượng view khủng khiếp. Nhất là vụ – đúng rồi – của Vàng Anh. Một ngày có thể lật được hơn 50 trang. Kĩ năng viết của một số người tăng đột ngột, vì tràn trề cảm xúc quá!
Quay về HN, tôi học lên đại học. Học được một năm thì tôi bỏ, vì thấy không học được gì trong đó nữa. Với một chiếc máy tình nối mạng, tôi học được nhiều hơn rất nhiều. Hồi đó Wiki và các trang kiến thức chưa nở rộ như bây giờ, tôi đói thông tin khủng khiếp. Đã có lúc muốn được vào làm chân xếp sách trong thư viện quốc gia, làm không công cũng được.
Năm 19 tuổi tôi vớ được cuốn “Thuyết tương đối cho hàng triệu người”, tôi đọc và bắt đầu suy nghĩ về vật lý. Vài năm sau mâu thuẫn với sách, tôi xây dựng một lý thuyết riêng cho mình. Đưa lên TTVN và tranh cãi mòn trang vật lý. Kĩ năng viết càng tăng tợn. Sau chán tôi, mod công nhận tôi không sai, không đúng trong phạm vi box đó.
Còn vụ tự tử thì đúng ra là tôi đã làm rồi, trên đường CB, nhưng anh lái con “cá mập” tránh được ra và chửi: “Đm mày, muốn chết thì chết một mình thôi, đừng kéo bố mày chết lây”. Hồi đó tôi rơi vào hư vô chủ nghĩa.
Tại sao ta cần những tác phẩm như “Dế mèn phiêu lưu ký”? Vì văn học mà chỉ có một dòng văn thì như một khu rừng chỉ có một loại cây. Xuất hiện sâu bệnh là chết hết. Chính trị cũng vậy! Thơ ca cũng thế!
Thử dịch những văn học cách mạnh của ta sang nước ngoài xem có được họ đón nhận rộng rãi không? Toàn những tác phẩm ca ngợi công ơn đảng, trước người dân khổ, sau rồi niềm tin phơi phới, tin rằng trăng LX tròn hơn trăng Mỹ… thì ai đọc? Dịch Dế cho trẻ con thì may ra có sức sống môt tí… !
VN ta đóng góp được gì cho nền văn minh nhân loại? Góp được sáng tạo gì cho thế giới? Hàng triệu người ngày đi làm, đêm về ngủ rồi chết. Trong một đất nước mà thế giới gọi là “khu rừng”, còn chúng ta là những con vượn.
Chính những người lạc lõng mới tạo được ra các giá trị vượt ra khỏi biên giới VN. Cho nên giáo sư Chu Hảo đã nói đúng: sự lạc lõng trên là lành mạnh. Là đau đáu với học thuật, đau đớn với nước nhà.
Trong máy của tôi luôn có bài Imagine của John Lennon.
—–
Xin được trích lại lời của một người mà tôi không tiện nói tên:
Hai điểm yếu của thanh niên VN:
– Không dám nghĩ là mình có thể giỏi hơn thày.
– Không dám nghĩ là mình có thể là người giỏi nhất thế giới.
Không có tuyệt học nào trên đời dễ dàng có được. Mà muốn có được thì cần phải có sự lao tâm, nỗ lực trong dài hạn. Tôi đồng ý với một ý kiến là: muốn trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó, cần ít nhất 10 năm trăn trở và lăn lộn trong lĩnh vực đó.
Ví dụ như HTN, tôi cứ cho như là bắt đầu viết từ năm 14 tuổi, năm nay được 14 năm, là một thành tích đáng nể. Như bạn gì đó trong clip, bắt đầu viết từ 15 tuổi… Nếu muốn viết tốt, bạn cần viết liên tục trong vài năm nữa. Không hiểu tỉ lệ giữa tự viết, dịch và sưu tầm của BHC là bao nhiêu. Các bài trên đây cũng khá khó đọc. Phần vì dài, phần vì đều là các bài viết chuyên đề, chuyên sâu… Nên kỳ nào rảnh dài dài, tôi đủ hứng khởi mở ra đọc. Chứ đọc cho qua tôi không thích.
Cho nên, dù từ lâu đã biết BHC là nơi hỗ trợ sáng tạo, tôi cũng không dám mang lý thuyết mà mình đã suy nghĩ hơn chục năm ra trao đổi. Vì khi nhận được thông tin, người ta cần hiểu, so sánh với cái cũ thì mới phản biện được. Tuy nhiên, nếu BHC có thành viên nào hứng thú với khoa học, nhất là vật lý, tôi mời người đó từ từ trao đổi.
Thực ra, năm ngoài 30 tuổi và một số thời gian trước đó, do yêu cầu của cuộc sống, tôi đã phải gác lý thuyết của mình lại để mưu sinh. Năm ngoài 30 thì chính thức xong – hoàn thành rồi nên tôi không phải trăn trở về nó nữa. Giờ có ai trao đôi, sai đúng thì cũng mặc kệ – rõ rồi – mình không thay đổi được nữa. Cho nên giờ trao đổi cũng phải đọc lại, làm mới mình chút chút đấy!
Nhưng tôi vẫn theo dõi tin tức khoa học thường xuyên. Có tin gì mới là biết liền, phần vì cần bổ sung kiến thức, phần vì muốn xác thực cho lý thuyết của mình. Tin khoa học đáng chú ý gần đây là modul tàu vũ trụ của Châu âu hạ cánh xuống sao chổi.
Điểm đáng chú ý là nó phải hạ cánh lần thứ 2 mới được. Có một thông tin cho hay, hấp dẫn gần như bằng không. Một trong các quan điểm trong lý thuyết của tôi cho rằng: hấp dẫn là hiệu ứng cuốn của chuyển động quay. Nên nếu sao chổi không quay, nó sẽ không hút modul kia.
Nhưng sau khi tìm đọc về sao chổi, thì nó lại quay quanh mình. Không biết vận tốc góc thế nào. Nó nặng khoảng 10 tỷ tấn, không biết cái modul kia nặng bao nhiêu để tính ra lực hấp dẫn giữa chúng… Ai rành thông tin xin hỗ trợ tôi!
Trong lúc chờ đợi các quan sát và kết quả thực nghiệm mới, rảnh rỗi và có thú vui chơi cờ, tôi ghép (ưu điểm) cờ vua và cờ tướng thành một loại cờ mới – gọi là Cờ Việt Nam – gọi tắt là Cờ ghép. (https://coghep.wordpress.com/)
BHC ai có hứng thú chơi cờ và sáng tạo logic, mời trao đổi với tôi. Lê Quang Liêm đang đứng trong Top100 thế giới. Nếu một năm đẹp trời, anh vươn lên đứng thứ nhất, thì sự kiện đó 50 năm sau người ta sẽ quên. Nhưng nếu Cờ ghép hợp lý và thành công, 500 năm, 1000 năm nữa người ta vẫn chơi. Điều đó đáng cho ta phiêu lưu một chút!
Quay lại với chủ đề… Cá nhân tôi thấy đây là một chủ đề hay. Diễn giả nói cũng tốt, sắc sảo và cầu thị (giọng nói đã ngọt hơn nhiều – dù trong đó vẫn còn thấy có nhiều sức mạnh), nhưng chưa thấy đông phản hồi. Không hiểu là do số người lạc lõng trong chúng ta ít quá, hay cần có một thời gian thì một sự kiện ‘kín đáo’ mới có thể đi vào rộng rãi cộng đồng. Ta cùng chờ xem!
Là một người lạc lõng, nên khi nhìn thấy người lạc lõng khác, tôi hứng khởi viết hơi nhiều. Có điều gì không nên không phải, các bạn bỏ quá cho. Dù muốn bài của các bạn được nhiều người biết đến, nhưng tôi không muốn chia sẻ ‘tâm tư’ trước số đông. Nên nếu bài này có nhiều người đọc, các bạn làm ơn ẩn các comment của tôi đi giùm tôi. Cảm ơn!
Chúc BHC thành công trên con đường của mình!
Chúc các bạn vừa săn được nhiều sách, lại vừa ăn được nhiều thành viên!